8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú
ở THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Để khảo sát thực trạng lập kế hoạch của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây
tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1 đã thu được kết quảở bảng 2.6
như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động TN cho học sinh bán trú ởcác trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái
Vai trò
Mức độđánh giá
X Rất quan
trọng Quan trọngChưa quan trọng Không quan trọng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % (1) Xây dựng nội dung chương trình 20 40 20 40 8 16 1 2 3,22 (2) lựa chọn các giải pháp thực hiện 19 38 20 40 11 22 0 0 3,16 (3) Hướng dẫn tổ chức hoạt động 21 42 21 42 7 14 1 2 3,24 (4) Đánh giá kết quả hoạt động 16 32 20 40 12 24 2 4 3,00
Điểm trung bình của nhóm 3,16
Đánh giá thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm tại bảng 2.6 nhận được các mức độđánh giá như sau:
Điểm trung bình của nhóm là (3,16). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 3 ( X = 3,24), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 1 ( X = 3,22); nội dung 2 ( X = 3,16). Nội dung chưa đạt mức trung bình nội dung 4 ( X = 3,00)
Nội dung (1) có( X = 3,22). Mức rất quan trọng (40%), mức quan trọng (40%) Kết quả này đạt ở mức cao. Cho thấy vai trò và vị trí của nội dung chương trình rất quan trọng trong định hướng giáo dục nhân cách học sinh. Nội dung chương trình
phù hợp với lứa tuổi các em và phải có tính thời sự mới thu hút đông đảo học sinh tham gia. Vềcơ bản, đội ngũ CBGV cũng đã thấy được tầm quan trọng của nội dung hoạt động. Vì từ nội dung đó sẽ định hình mục tiêu hình thành năng lực cụ thể cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm. Vẫn còn 1 cá nhân đánh giá là không quan trọng. Như vậy bản thân cán bộ giáo viên vẫn có người còn chưa nhìn thấy vai trò của
nội dung chương trình trong hoạt động này điều đó có nghĩa mục tiêu hoạt động trải nghiệm trong nhà trường chưa được nắm vững.
Về nội dung (2) có( X = 3,16), lựa chọn giải pháp thực hiện cho hoạt động trải nghiệm, ở mức độ rất quan trọng và quan trọng được đánh giá ở mức (78%); mức
chưa quan trọng là 22%. Qua quá trình khảo sát và trực tiếp tham gia một số hoạt
động trải nghiệm do nhà trường tổ chức chúng tôi cũng nhận thấy việc lựa chọn giải pháp thực hiện là vô cùng quan trọng vì nó là điều kiện để thu hút học sinh tham gia. Một giáo viên trường THPT Tạm Tấu cho biết: Trong chương trình tư vấn nghề
nghiệp, mởđầu chương trình là một vài điệu nhảy sôi động của các anh chị sinh viên
đã làm cho các em rất hào hứng, vui vẻ và thu hút được đông đảo các em ở lại đến cuối cùng. Với chương trình ngoại khóa về hôn nhân gia đình, hôn nhân cận huyết, chỉ có cán bộ dân số huyện đến truyền thông và nói chuyện đơn giản, Các em không hào hứng, thậm chí nhiều em ngồi nói chuyện riêng, nghịch điện thoại và chỉ chờ hết giờ ngoại khóa để ra về. Vì ở lứa tuổi các em thích cái mới lạ, sôi động, phải đánh
trúng tâm lý thì hiệu quảchương trình mới thành công.
Nội dung (3) có ( X = 3,24), việc hướng dẫn tổ chức hoạt động có (84%) CBGV
đánh giá ở mức rất quan trọng và quan trọng. Đây là một khâu của nhà quản lý, mỗi một cấp quản lý có nội dung, phương pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động ở những mức độ cụ thểkhác nhau. Nhìn chung đội ngũ CBGV cũng đã đánh giá được vai trò quan trọng của công tác hướng dẫn tổ chức hoạt động. Vì càng hướng dẫn chi tiết thì hoạt động trải nghiệm sẽ đảm bảo đi đúng mục tiêu đề ra, tiên đoán được các tình hình phát sinh và kịp thời đề ra các biện pháp xử lý. Tuy nhiên vẫn còn có 2% đánh
giá ở mức chưa quan trọng. Điều đó chứng tỏ nhận thức của một sốCBGV còn chưa đầy đủ về vai trò của người quản lý trong việc tổ chức hoạt động.
Nội dung (4) có ( X = 3,00), đánh giá kết quả tổ chức thực hiện, chính là việc tổ
chức đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được và từ đó rút kinh
nghiệm cho hoạt động làn sau được tốt hơn. Mức độ rất quan trọng được đánh giá là (32%); mức độ quan trọng được đánh giá là (40%); chưa quan trọng là (24%), vẫn tồn tại ở mức không quan trọng là (4%). Được biết, hoạt động đánh giá kết quả tổ chức
thường được cán bộ quản lý kết hợp trong các cuộc họp hội đồng nhà trường trong hàng tháng, hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên nội dung đánh giá thường kết hợp vào cuối các buổi họp hay sinh hoạt. Nội dung đánh giá chưa thật cụ thể, chi tiết
tới từng khâu, chưa đánh giá cao về mức độ chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện. chính vì thế nhiều CBGV chưa thấy hết tầm quan trọng của hoạt động này.
Đánh giá thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh chính là đánh giá tầm nhìn, quan điểm và phương pháp tổ chức trong quản lý của CBGV. Chỉ khi nào CBQL và giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn thì các khâu của hoạt động giáo dục trải nghiệm mới có thểđạt đúng mục tiêu giáo dục đề ra và học sinh qua đó mới hình thành đầy đủnăng lực cho bản thân.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ tổ chức thực hiện của hoạt
động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6, phụ lục 1 đã thu được kết quảở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của CBGV về mức độ tổ chức thực hiện hoạt động TN của giáo viên ởtrường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
STT Hình thức Mức độ thực hiện X Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt cuối tuần 23 46 25 50 2 4 0 0 3,42 2 Hình thức có tính khám phá: Tham quan di tích lịch sử, danh thắng, cắm trại, thực địa, thực tế… 10 20 15 30 20 40 5 10 2,60 3 Tiến hành hoạt động câu lạc bộ môn học: Toán, Ngữvăn,
Vật lý, Hóa học, Ngoại ngữ,...
STT Hình thức Mức độ thực hiện X Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 4 Thực hành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích,
cháy nổ, đuối nước, và các tai nạn khác
9 18 15 30 20 5 1 2 2,71
5
Tổ chức ngoại khóa các chủ đề theo nội dung hoạt động: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học
đường, bảo vệ môi trường, luật Hôn nhân gia đình, hôn
nhân cận huyết
8 16 15 30 26 52 1 2 2,60
6
Tổ chức hội thi: Cắm hoa, nấu ăn, văn nghệ, thi đấu thể
dục thể thao
9 18 20 40 21 42 0 0 2,76
7
Diễn đàn, hội thảo, giao lưu tư vấn hướng nghiệp, xuất khẩu lao động
10 20 17 34 23 46 0 0 2,74
8
Các hoạt động tình nguyện,
nhân đạo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn
8 16 12 24 23 48 7 14 2,42
9 Phát động các phong trào thi
đua giữa các khối lớp 10 20 23 46 17 34 0 0 2,86 10 Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo cho học sinh THPT 7 14 18 36 22 44 3 2 2,58
Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện thông qua bảng khảo sát 2.7 thu được kết quảnhư sau:
Điểm trung bình của nhóm là (2,76). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 1 ( X = 3,42), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 3 ( X = 2,95); nội dung 9 ( X = 2,86); nội dung 6 ( X = 2,67); Các nội dung chưa đạt mức trung bình: nội dung 7 ( X = 2,74); nội dung 4 ( X = 2,71 ); nội dung 2 và 5 ( X = 2,60); nội dung 10 ( X = 2,52); nội dung 8 ( X = 2,42).
Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để bổ sung đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau:
Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động TN của giáo viên ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái cho thấy mức độ tổ chức các nội dung trên cũng tương đồng với mức độ thực hiện nội dung được giáo viên và học sinh đánh giá. Các hình thức: Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt cuối tuần; Tiến hành hoạt động câu lạc bộ môn học:Toán, Ngữvăn, Vật lý, Hóa học, Ngoại ngữ,... Phát động các phong trào thi đua giữa các khối lớp; Diễn đàn, hội thảo, giao lưu tư vấn hướng nghiệp, xuất khẩu lao
động đều đạt mức độ rất thường xuyên và thường xuyên là từ trên (50%) trở lên. Các hoạt động còn lại cũng đạt ở mức thường xuyên cao hoặc chưa thường xuyên cao. Thực tế cho thấy thời gian học tập của các em chiếm một khối lượng lớn, nếu tổ chức
thường xuyên, liên tục tất cả các hoạt động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh khác những điều kiện khác cũng không đủ năng lực đáp ứng để đảm bảo chất lượng của những hoạt động này. Khi được phỏng vấn một sốgiáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và một số giáo viên kiêm nhiệm khác đều trả lời rằng: Thời gian cho đứng lớp, chuẩn bị hồsơ giáo án lên lớp cũng đã chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cũng tốn rất nhiều công sức. Thậm chí một số giáo viên khẳng định họ không có thời gian nghỉ ngơi, áp lực công việc căng thẳng, mệt mỏi. Vẫn còn tồn tại một số hoạt động ở hình thức (4), (7), (10) vẫn còn tồn tại phiếu
đánh giá chưa thực hiện, tuy tỉ lệ không cao nhưng cho chúng ta thấy những hoạt
động này ở nhà trường đôi lúc còn chưa được chú trọng. Thông qua các kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, kế hoạch hoạt động của
Đoàn thanh niên, các tổ chức cơ sở nghề nghiệp, hoạt động của từng khối lớp thì đều có sự trùng khít về kế hoạch tổ chức và tỉ lệ của phiếu điều tra.
Như vậy ở nội dung (1), (3), (6), (9) đã đạt được những kết quả rất khả quan. Những nội dung còn lại còn tồn tai một số hạn chế nhất định. Điều đó cho thấy việc tổ chức thực hiện được đội ngũ cán bộ giáo viên đánh giá là một khâu rất quan trọng, nó quyết định những thành công bước đầu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Việc chỉ đạo thực hiện những nội dung trên phải năm vững được mục tiêu, nội dung hoạt dộng của chương trình. Đề xuất các hình thức, phương pháp thực hiện hiệu quả, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện. Mỗi một nhà trường sẽ có những đặc
thù riêng, đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức thực hiện phải hết sức tâm huyết, năng động và bám sát những điều kiện thực tiễn tại nhà trường và địa phương.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ởtrường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái trú ởtrường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Để khảo sát thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinhbán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái của cán bộ quản lý, giáo viên. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1 đã thu được kết quảở bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Đánh giá của CBGV về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động TN cho học sinh bán trú ởtrường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái
Nội dung Mức độ thực hiện X Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % (1) Chỉ đạo, phối hợp với tổ chức Đoàn trường trong thực hiện hoạt động TNST 15 30 24 48 10 20 1 2 3,06 (2) Chỉ đạo phối hợp GVCN và các tổ chuyên môn thực hiện hoạt động TNST 21 42 18 36 11 22 0 0 3,20
Nội dung Mức độ thực hiện X Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % (3) Chỉ đạo, phối hợp
với Hội cha mẹ học sinh 8 16 10 20 28 56 4 8 2,44 (4) Liên kết các TT giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh 13 26 14 28 20 40 2 4 2,78 (5) Mời chuyên gia giỏi các lĩnh vực đến diễn đàn cho học sinh 10 20 11 22 26 52 3 6 2,56
(6) Liên kết trung tâm văn
hóa và du lịch, di tích lịch sử, chính quyền
địa phương.
5 10 10 20 29 58 6 12 2,28
(7) Chỉđạo, phối hợp với các
lực lượng trong nhà trường 20 40 21 42 9 18 0 0 3,22
Điểm trung bình của nhóm 2,79
Việc chỉ đạo triển khai hoạt động TN cho học sinh bán trú ở trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái tại bảng 2.8 được đánh giá là rất quan trọng.
Điểm trung bình của nhóm là (2,79). Điểm số trung bình cao nhất ở nội dung 7 ( X = 3,22), mức thứ tự các nội dung còn lại như sau: nội dung 2 ( X = 3,20); nội dung 1 ( X = 3,06). Các nội dung chưa đạt mức trung bình: nội dung 4 ( X = 2,78); nội dung 5 ( X = 2,56 ); nội dung 6 ( X = 2,44); nội dung 7 ( X = 2,25).
Kết hợp với phân tích tỉ lệ % để bổ sung đánh giá với kết quả đạt được và nguyên nhân còn tồn tại như sau:
Việc chỉ đạo triển khai càng sát sao nghiêm túc thì tính hiệu quả của hoạt động TN càng cao. Hoạt động TN được thực hiện với nhiều nội dung đòi hỏi sự kết hợp, liên quan tới nhiều nguồn lực giáo dục mới có thểđạt được mục tiêu đề ra. Các cán bộ quản lý mà đặc biệt là người đứng đầu là hiệu trưởng luôn ý thức rõ điều này. Vì thếtrong các văn bản, kế hoạch chỉđạo được lưu lại chỉ ra rất rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp trong quá trình thực hiện nội dung. Qua bảng khảo sát
chúng tôi thu được các mức độđánh giá như sau:
Ở nội dung (1) chỉ đạo, phối hợp với tổ chức Đoàn trường trong thực hiện hoạt
động TN mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt 78%. Mức độ chưa thường xuyên (20%), mức độ không thực hiện (2%). Kết quả này là hoàn toàn khách quan vì các hoạt động TN đều nằm trong nội dung hoạt đông của tổ chức Đoàn. Việc phát
động các phong trào đều do tổ chức Đoàn trực tiếp chỉ đạo hoặc tham gia hỗ trợ một cách thật đắc lực. Tuy nhiên, cần phải chỉđạo sát sao và liên kết phối hợp giữa các bộ
phận cần tốt hơn nữa.
Nội dung thứ (2) Chỉ đạo phối hợp GVCN và các tổ chuyên môn thực hiện hoạt
động TNST. Mức độ rất thường xuyên và thường xuyên đạt ở mức khá cao là (78%), mức độchưa thường xuyên là (22%). Trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Chính họ sẽlà người trực tiếp chỉđạo học sinh và cùng với học sinh thực hiện. Giáo viên nào có tâm huyết, kỹnăng thì kết quả giáo dục của lớp đó có độ
thành công cao.
Ở nội dung thứ (3), việc phối hợp với hội cha mẹ học sinh đạt ở mức không cao,
trong đó mức chưa thường xuyên chiếm 56%, mức độ không thực hiện là 8%. Thực tế, các học sinh bán trú thường là các em ở rất xa gia đình, mọi sinh hoạt đều thực hiện tại nhà trường. Các bậc cha mẹít có điều kiện thăm nom, chăm sóc con cái. Cha
mẹ ít thể hiện được vai trò của mình trong việc liên kết tham gia các hoạt động của
nhà trường.
Việc liên kết các TT giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại