Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 106 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú

trường các THPT khu vc phía tây tnh Yên Bái

a. Mục tiêu biện pháp

Nhằm đảm bảo nội dung thực hiện đảm bảo các nguyên lý giáo dục, bán sát mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục. Thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp mà kế hoạch đã đề ra. Việc chỉ đạo triển khai sẽ sắp xếp các nôi dung công việc gắn với con người, bộ phận, tổ chức cụ thể để hiện thực hóa nội dung của văn bản.. Qua đó thể hiện vai trò, năng lực người quản lý. Tổ chức,

điều hành hoạt động nhóm hiệu quả và tạo được động lực cho mọi người. Kịp thời xử

lý những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đề xuất được các giải pháp khác nhau cho những vấn đề đặt ra, thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, có căn cứ khoa học, đánh giá được hiệu quả của các giải pháp, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong

điều kiện phát sinh mới.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quá trình chỉ đạo triển khai phải được dựa trên các nguyên tắc trong quản lý giáo dục. Đảm bảo các yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục. Nội dung

chương trình hoạt động trải nghiệm tập trung hướng nghiệp tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt

động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng và hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhưng tập trung cao hơn vào việc phát triển

năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các chủđề sinh hoạt tập thể, hoạt động

lao động sản xuất, câu lạc bộhướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp khác, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên

quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.

- Trong quá trình triển khai hoạt động không nên quá máy móc và cứng nhắc. cần đảm bảo tính mở, linh hoạt, sáng tạo và tính chủ động của người trực tiếp thực hiện. Để giáo viên và học sinh lựa chọn hình thức, không gian, thời gian hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện có của nhà trường và học sinh.

- Trong quá trình triển khai người quản lý vừa phải đảm bảo được vai trò của mình vừa đảm bảo tính tập trung dân chủ trong giáo dục. Kết nối được các bộ phận trong thực hiện mục tiêu chung, phát huy tính chủ động tích cực của các lực lượng giáo dục. Đồng thuận nhất trí cao trong quá trình giải quyết những khó khăn và

những phát sinh của công việc. Tổng hợp các ý kiến, kịp thời đề xuất các biệt pháp giải quyết.

- Trong quá trình chỉ đạo triển khai người quản lý cần nắm vững đặc điểm của học sinh, nắm vững trình độ phát triển nhân cách và trình độ phát triển của tập thể

lớp. Để chỉđạo và kiểm soát việc giao nhiệm vụ cho học sinh hay tập thể lớp đạt hiệu quả cao.

- Cần xác định các phương pháp kiểm tra, đánh giá và thực hiện kế hoạch hiệu quả, khoa học. Cần kiểm tra đánh giá ở tất cả các khâu thực hiện để hỗ trợ, kịp thời

điều chỉnh những vấn đềchưa phù hợp hoặc có phát sinh trong quá trình thực hiện. - Đánh giá kết quả hoạt động TN thông qua quá trình nhận thức, hình thành các

năng lực, phẩm chất của học sinh bán trú trong nhà trường.

- Tổ chức họp hội đồng giáo dục cả trước và sau quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm để có những bài học bổ ích cho những lần tổ chức tiếp theo. Có khen thưởng kịp thời với những cá nhân đạt thành tích tốt.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Muốn quá trình chỉ đạo triển khai đạt hiệu quả cao người quản lý càn nắm vững mục tiêu và nội dung kế hoạch thực hiện.nắm vững các đặc thù của nà trường từ: Đội ngũ giáo viên, đặc thù học sinh bán trú và các điều kiện về cơ sở vật chất cùng các nguồn giáo dục khác có thể huy động và hỗ trợ quá trình thực hiện hoạt

động TN.

-Về phía người cán bộ quản lý cần có kỹ năng triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. như việc phân công công việc một cách hợp lý, truyền đạt công việc

đầy đủ và đúng đắn đến từng thành viên, phối hợp các hoạt động để đạt mục tiêu chung, kịp thời phát hiện các yếu tốsai sót để khắc phục.

- Kế hoạch thực hiện cần được thông báo tới tất cả các đối tượng, bộ phận, nguồn lực có liên quan. Có văn bản, nội dung chỉ đạo cụ thể. Với những nội dung

chương trình lớn cần họp hội đồng giáo dục, đưa ra phương án thực hiện, lấy ý kiến bổsung đểlàm căn cứ thực hiện.

- Cần phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tập thể lớp và các cá nhân có liên quan. Giao nhiệm vụ cần đúng người,

đúng việc, đúng sở trường. Đưa ra mục tiêu hướng tới và yêu cầu về chất lượng công việc cần đạt tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người lãnh đạo cần biết khích lê, động viên, kết nối các bộ phận, các nguồn lực giáo dục vào đúng những vị trí cần thiết đểphát huy đúng vai trò của mình. Tránh phân công công việc chồng chéo, quan liêu, phiến diện trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Cần nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng và mong muốn của học sinh trong việc tham gia các hoạt động TN. Với những hoạt đông nhàm chán, thiếu hiệu quả thì cần thiết phải đổi mới hoặc tạm dừng thực hiện.

- Cần phải thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động TN cần: Đánh

giá kết hoạch hoạt động TN bám sát mục tiêu giáo dục, thực tiễn hay chưa; Đánh giá

trong quá trình triển khai, thực hiện; Đánh giá tổng kết sau khi thực hiện công việc. - Cần tổ chức họp rút kinh nghiệm, có khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, kịp thời sau mỗi hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 106 - 108)