Các hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5.Các hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT

Các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm bao gồm:

Chương trình hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo bốn loại hoạt động sau: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động theo chủ đề (hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động trải nghiệm định kì), Hoạt động câu lạc bộ. -,sinh hoạt dưới cờ.

- Hình thức có tính khám phá (thực địa - thực tế, tham quan, cắm trại, trò

chơi,...);

- Hình thức có tính thể nghiệm, tương tác (diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hoá,...);

- Hình thức có tính cống hiến (thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân

đạo...);

- Hình thức có tính nghiên cứu, phân hoá (dự án và nghiên cứu khoa học, hoạt

động theo nhóm sở thích).

1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT

1.4.1. Lp kế hoch t chức hoạt động tri nghim cho hc sinh bán trú các

trường THPT

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT phải do người hiệu trưởng đứng đầu nhà trường chủ trì thực hiện. Với những nội dung cụ thể như sau: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động; Xây dựng được nội dung, hình thức, phương pháp của hoạt động trải nghiệm bằng những chủ đề và mục tiêu cụ thể; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được. Những nội dung trên cần bám sát nhu cầu thực tế khách quan.Từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất.

Để xây dựng kế hoạch tổ chứcđạt hiệu quả cao cần phải xác định được mục tiêu, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức, trên cơ sởđó đề ra những quyết

định đúng đắn về việc chọn lựa các phương án và các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện mang tính khả thi cao. Xây dựng kế hoạch tổ chứccần nắm vững các bước sau:

Bước 1: Tìm hiu ni dung hoạt động

Tìm hiểu, nghiên cứu và xác định nội dung hoạt động sắp tổ chức? Thuộc lĩnh

vực nào? Nhằm mục đích ý nghĩa gì? Đối tượng hoạt động là ai? Hoạt động được tổ

chức thường niên hay hoạt động mới? Ai là chủ thể đứng ra tổ chức: Nhà trường,

Bước 2: Xây dng kế hoch tng th

Từ mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động trải nghiệm, chuẩn bị tổ chức xác

định mục tiêu của hoạt động đó, tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể, có sự sắp xếp, bố trí hợp lý và khoa học cho từng loại công việc. Cần phải xác định rõ chủ đề của từng loại hình hoạt động mà trọng tâm là nội dung, hình thức và quy mô của kế hoạch tổ chức: Diễn đàn, giao lưu, hội thảo, hoạt động tình nguyện…

Bước 3: Xây dng kế hoch chi tiết, phân chia tiến độ trin khai thc hin hoạt động tđầu cho đến khi kết thúc

Đây là công cụ giúp cho việc kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện các công việc của người quản lý có hiệu quả nhất. Đảm bảo cho những người thực hiện các công việc trong cùng một kế hoạch tổng thể không để bất cứ một giai đoạn nào của công việc bị trễ hạn, hoặc kém chất lượng, từđó gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng giảng dạy, hướng dẫn và quá trình tiếp thu, trải nghiệm của học

sinh, cũng như các hoạt động khác trong cùng một kế hoạch tổng thể.

Bước 4: T chức hoạt động

- Thành lập ban tổ chức (cân nhắc các thành viên tham gia sao cho chính xác và

đầy đủ).

- Lên kế hoạch tiến độ thời gian cho hoạt động và thực hiện kế hoạch tiến độ

thời gian của hoạt động ấy một cách chính xác.

Hãy cân nhắc cách sắp xếp các công việc sao cho hợp lý, khoa học. Thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường có những công việc bắt buộc cần phải có thời gian, cũng có những công việc khẩn cấp, những công việc tịnh tiến theo lộ trình, những công việc cần phải làm ngay mà không cần có quỹ thời gian để thực hiện. Vấn đề quan trọng là người tổ chức quản lý phải xác định được công việc nào cần phải làm trước, công việc nào giải quyết sau. Việc giải quyết các công việc có khoa học sẽ tiết kiệm được thời gian và nâng cao chất lượng các công việc. Ngược lại sẽ làm hạn chế hiệu quả của công việc.

- Phân chia thời hạn cho mỗi công việc trong kế hoạch tổng thể.

- Xây dựng kịch bản chương trình, nội dung cụ thể cho hoạt động trải nghiệm. Phân công, phân nhiệm cho các cán bộ giáo viên trong nhà trường cho đúng

chức trách, nhiệm vụ sao cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.

- Lập phương án dựphòng và phương án giải quyết các sự cố bất ngờ có thể xảy ra. - Dự kiến về tài chính cho hoạt động trải nghiệm chuẩn bị tổ chức.

- Đốc thúc, kiểm tra lại toàn bộ các công việc đã được phân công cho các thành viên trong ban tổ chức, tiến hành lắp ráp các chương trình theo bảng tiến độ công việc

đã lập.

Bước 5. Kết thúc hoạt động

Ban giám hiệu và hộđồng nhà trường họp để nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm và mức độ thành công hay thất bại của hoạt động đó. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những việc làm được đến những việc chưa làm được và có những đề xuất nếu có.

1.4.2. T chức thc hin hoạt động tri nghim cho học sinh bán trú trường Trung hc ph thông

Hoạt động trải nghiệm phải thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần hoặc tháng, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh. Hoạt động trải nghiệm thường xuyên đảm bảo quá trình hình

thành năng lực và phẩm chất cho học sinh được diễn ra thực sự. Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung hoạt động, phương tiện và điều kiện thực hiện, về sự hỗ trợ của cộng đồng,... Để tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt hiệu quả cao cần:

- Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm giáo dục…

- Quá trình tổ chức thực hiện phải gắn liền với mục tiêu đề ra, phải có sự thích nghi mềm dẻo và linh hoạt đáp ứng được những thay đổi biến động trong quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm.

- Xác lập cơ cấu phối hợp với các bộ phận chức năng trong nhà trường để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên chuyên môn bằng cách rút kinh nghiệm thường xuyên nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn… Tiếp nhận các nguồn bổ sung nhân sự, vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Huy động toàn bộ các nguồn lực giáo dục trong trường tích cực hoàn thành công việc đúng tiến bộvà đảm bảo chất lượng.

- Giám sát, kiểm tra thực hiện việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình

thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đúng quỹ đạo của chương

trình chung.

- Qua hoạt động kiểm tra, đánh giá,có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện theo thẩm quyền của người quản lý. Nội dung này phải được đưa ra họp bàn hoặc thông báo tới người thực hiện với những mục tiêu và lý do đầy đủ. Điều này là vô cùng cần thiết vì hoạt động trải nghiệm mang tính thực tiễn cao

- Tổng kết hoạt động trải nghiệm là giai đoạn cuối cùng của quá trình tổ chức thực hiện nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Đây là giai đoạn mà các nhà quản lý giáo dục đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những mặt hạn chế trong quá trình tổ chức. Cũng trong giai đoạn này, tìm ra những cơ hội, kinh nghiệm cho việc xây dựng và thực thi các kế hoạch giáo dục tiếp theo.

Dù kế hoạch và nội dung được xây dựng một cách kỹ lưỡng đến đâu, công phu đến đâu đi nữa nhưng việc tổ chức thực hiện không tốt, không hiệu quả thì mục tiêu đưa ra của các hoạt động trải nghiệm sẽ khó mà đạt được, nếu không có điều chỉnh kịp thời, thì hiệu quả giáo dục sẽ không được như mong muốn.

1.4.3. Ch đạo trin khai các hoạt động tri nghim cho học sinh bán trú trường trung hc ph thông trung hc ph thông

Thời lượng quy định cho hoạt động trải nghiệm là 3 tiết/tuần, trong đó 2 tiết dành cho sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, 1 tiết dành cho trải nghiệm thường xuyên theo chủ đề. Nhà trường có thể sử dụng thời lượng dành cho chương trình địa

phương, thời gian của buổi học thứ 2 trong ngày (đối với các trường học 2 buổi/ngày)... để bố trí các hoạt động trải nghiệm định kì theo chủ đề (tham quan dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động thiện nguyện...). Các hoạt động câu lạc bộ được bố

trí ngoài giờ học chính khoá. Thời lượng hoạt động cần phân bổ hợp lý để học sinh

đảm bảo các điều kiện ăn, ngủ nghỉ vui chơi và hoàn thành các bài tập được giao trên lớp. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụđối với cán bộ, giáo viên được giao quản lý trực tiếp các hoạt động trên.

Kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải được xem là một tiêu chí xếp loại học sinh, giáo viên và nhà trường như kết quả giáo dục trong các môn học.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau, bởi vậy, tuỳ theo cách tổ chức để huy động sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo

hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh. Nhà trường cần tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt

động xã hội, nghệnhân, người lao động tiêu biểu ởđịa phương,...

Để thực hiện Chương trình Hoạt động trải nghiệm, các trường cần có những đồ

dùng cơ bản dưới đây: Đồdùng để trình diễn, hướng dẫn - Video clip về các nội dung giáo dục - Phần mềm vềhướng nghiệp - Dụng cụlao động phù hợp với hoạt động lao

động Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể - Loa đài, ampli - Bộ lều trại đồdùng để

thực hành.

1.4.4. Kim tra, giám sát kết qu t chức hoạt động tri nghim cho hc sinh các

trường Trung hc ph thông

Mục đích hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độđạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự

tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và

định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện.

Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên

điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nội dung kiểm tra, giám sát kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm bao gồm: - Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch hoạt động cho các chủđề hoạt động trải nghiệm.

- Kiểm tra, giám sát về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... trong việc thực hiện nhiệm vụđược giao của cá nhân và các tổ chức có liên quan.

- Kiểm tra, đánh giá vềcác kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Kiểm tra, đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể

và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động trải nghiệm. Hình thức kiểm tra: đa dạng, được phân loại theo nhiều tiêu thức: Thứ nhất: Theo quá trình hoạt động kiểm tra

- Kiểm tra trước hoạt động gồm kiểm tra sự chuẩn bị và kiểm tra phòng ngừa các hoạt động (kiểm tra lường trước);

- Kiểm tra đồng thời với các hoạt động đang diễn ra là kiểm tra kết quả của từng giai đoạn hoạt động.

Thứ hai: Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra - Kiểm tra toàn bộ, kiểm tra toàn diện;

- Kiểm tra bộ phận, kiểm tra chuyên đề; - Kiểm tra cá nhân.

Thứ ba: Theo tần suất của các cuộc kiểm tra - Kiểm tra đột xuất;

- Kiểm tra định kỳ; - Kiểm tra liên tục.

Thứtư: Theo mối quan hệ giữa chủ thểvà đối tượng kiểm tra - Kiểm tra của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. - Tự kiểm tra của cá nhân, bộ phận.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú trường trung học phổ thông

Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán

trú trường THPT:

1.5.1. Nhn thức ca cán b qun lý, giáo viên v v trí, vai trò ca hot động tri nghiệm đối vi s phát trin nhân cách hc sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh bán trú thì lãnh đạo nhà

trường và tập thể giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng mục tiêu trí, vai trò, tác dụng của hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành nhân cách và kỹnăng sống cho học sinh. Nhận thức rõ trách nhiệm và vai trò của nhà trường, của đội ngũ cán bộ

giáo viên và các lực lượng giáo dục khác đóng vai trò là nòng cốt trong quá trình thực hiện. Để từ đó xác định được nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nguồn lực giáo dục trong và

ngoài nhà trường. Tuyên truyền thuyết phục mọi lực lượng giáo dục tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Có nhận thức

đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ

của mình trong việc tổ chức chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bản thân học sinh có nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì các em sẽ tích cực tham gia vào hoạt động.

1.5.2. Năng lực qun lý, t chức, lãnh đạo ca Hiệu trưởng

Trong nhà trường, hiệu trưởng là con chim đầu đàn, vai trò của người hiệu

trưởng vô cùng quan trọng. Trong trào lưu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và dân chủhóa nhà trường, nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ giáo viên đòi

hỏi hiệu trưởng phải có đầy đủ năng lực quản lý để thực hiện mọi nhiệm vụ của nhà

trường đạt kết quả cao đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Hiệu

trưởng phải đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động tích cực với sự sáng tạo cao hoàn thành nhiệm vụ của năm học. Luôn phải giữ vững khối đoàn kết nhất trí trong

nhà trường, kiểm tra, giám sát và điều phối kịp thời các hoạt động chung…chỉ như

vậy mới có thểlãnh đạo, phối hợp các nguồn lực giáo dục đạt được mục tiêu mà hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 35)