Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 94 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Hiệu quả công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trước hết phải đảm bảo tính pháp chế trong tổ chức và hoạt động quản lý của các nhà trường. Trong quản lý giáo dục tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình thực thi các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước một cách nghiêm minh và hoạt

động quản lý giáo dục của mỗi nhà trường được quán triệt và thực hiện nghiêm, chất

lượng giáo dục của mỗi nhà trường chắc chắn được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của địa

phương, của xã hội. Như vậy, pháp chế thực hiện nghiêm minh giúp cho hoạt động quản lý thực hiện tốt vai trò chức năng của mình, khi quản lý thực hiện đúng vai trò, chức

năng, nhiệm vụ thì tổ chức, đơn vị sẽ hoạt động đảm bảo theo tiến trình kế hoạch, đúng theo quy định của ngành và như vậy hiệu quả công việc chắt chắn được nâng cao. Ngược lại, chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan đơn vị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, hay nói cách khác chất lượng giáo dục của nhà trường cao, phản ánh sự quản lý có hiệu quả và khoa học của lãnh. Người cán bộ quản lý trong nhà trường nói chung, người hiệu

trưởng trong nhà trường nói riêng, khi thực hiện nhiệm vụ và quyền của mình đều phải tuân thủ theo pháp luật, luật Giáo dục, Điều lệtrường phổ thông. Pháp chế trong quản lý giáo dục chính là sự tuân thủ và chấp hành nghiêm ngặt Hiến pháp, các văn bản luật và

văn bản dưới luật có liên quan.

Tính pháp chế trong giáo dục là đảm bảo triển khai và thực hiện đúng các quy định trong giáo dục.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Giáo dục là hoạt động có mục đích. vì vậy, nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức quá trình quản lý giáo dục đều phải căn cứ vào mục đích và đạt được mục đích đó.

Mục đích của hoạt động giáo dục phải được cụ thể hóa bằng các mục tiêu giáo dục.

Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú các

trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn được xét trên Quy chế đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh và các chuẩn mực đạo đức của xã hội nói chung, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nói riêng. Thước đo của hiệu quả chính là những học sinh THPT hoàn thành chương

trình giáo dục phổ thông và chuẩn bịbước vào môi trường giáo dục cao hơn đảm bảo trởthành người công dân tốt, người lao động tốt. Đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng những yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào

tạo; giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa và bản sắc dân tộc. Đối với học sinh bán trú các nhà trường phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái đã đặt ra mục tiêu: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹnăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trung thành với lý

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân. Học sinh sớm có định hướng nghề nghiệp đúng, phù

hợp với năng lực và đam mê của bản thân, có thái độ và nhu cầu lao động tích cực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với những tư tưởng và động cơ đúng đắn là tiền đề tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục.

Việc xác lập mục tiêu giáo dục vừa phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài. Gắn liền với nhu cầu xã hội, nhu cầu của địa phương và bản thân người học. Bởi thế,

các nhà trường THPT khu vực miền tây có học sinh bán trú cần đặt ra những mục tiêu cụ

thể, gắn liền với thực tiễn thì quá trình quản lý giáo dục mới đạt hiệu quả cao.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

Hệ thống quản lý của nhà trường là bộ phận đầu não quan trọng điều khiển mọi hoạt động giáo dục. Nó bao gồm các bộ phận chức năng khác nhau, đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đều hướng tới đạt những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Với các bộ phận như sau: Chi bộ, Ban giám hiệu, các tổ Chuyên môn, tổ Hành chính, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học

sinh... Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh bán trú ở trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn phải luôn có tính toàn diện trong mọi hoạt

động giáo dục khác và hoạt động dạy học của nhà trường. Các em phải có đầy đủ những phẩm chất, năng lực xã hội cơ bản, phát triển toàn diện mọi mặt cả vềđức - trí - thể - mỹ. Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn đã được các

cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thểđểđảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, thẫm mỹ, thể chất và các kĩ năng, thái độ người lao

động mới cho học sinh của Hiệu trưởng. Quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tốđó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Công tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội và

địa phương. Đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào những

tác động và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của các lý tưởng chính trị - đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hoá. Các nhà trường khu vực miền tây tỉnh Yên Bái phải từng bước gắn công tác giảng dạy- học tập, giáo dục để hình thành những năng lực phẩm chất tốt đẹp. Phải có tính bao quát, cấp thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi; đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mỗi nhà

trường, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng. Vì vậy, biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định cả về ý nghĩa giáo dục cá nhân, xã hội và mục tiêu giáo dục cho học sinh bán trú của các

trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái. Hệ thống một số biện pháp đưa ra phải

phát huy được vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trong nhà trường, chủ thể của hoạt động giáo dục là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, ởgia đình chủ thể của hoạt

động giáo dục là cha mẹ học sinh và học sinh; phía xã hội chủ thể là cán bộ quản lý xã hội và tổ chức đoàn thanh niên học sinh. Vì vậy các biện pháp quản lý đưa ra phải nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, đội

ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý chính trị - xã hội và của cảngười học. Trong quá trình xây dựng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú của Hiệu trưởng các trường THPT khu vực miền tây tỉnh Yên Bái. các nguyên tắc phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thểđạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Các nguyên tắc

này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sựđồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 94 - 98)