Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú trường

Thời lượng quy định cho hoạt động trải nghiệm là 3 tiết/tuần, trong đó 2 tiết dành cho sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, 1 tiết dành cho trải nghiệm thường xuyên theo chủ đề. Nhà trường có thể sử dụng thời lượng dành cho chương trình địa

phương, thời gian của buổi học thứ 2 trong ngày (đối với các trường học 2 buổi/ngày)... để bố trí các hoạt động trải nghiệm định kì theo chủ đề (tham quan dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động thiện nguyện...). Các hoạt động câu lạc bộ được bố

trí ngoài giờ học chính khoá. Thời lượng hoạt động cần phân bổ hợp lý để học sinh

đảm bảo các điều kiện ăn, ngủ nghỉ vui chơi và hoàn thành các bài tập được giao trên lớp. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụđối với cán bộ, giáo viên được giao quản lý trực tiếp các hoạt động trên.

Kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải được xem là một tiêu chí xếp loại học sinh, giáo viên và nhà trường như kết quả giáo dục trong các môn học.

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau, bởi vậy, tuỳ theo cách tổ chức để huy động sự

tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo

hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh. Nhà trường cần tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt

động xã hội, nghệnhân, người lao động tiêu biểu ởđịa phương,...

Để thực hiện Chương trình Hoạt động trải nghiệm, các trường cần có những đồ

dùng cơ bản dưới đây: Đồdùng để trình diễn, hướng dẫn - Video clip về các nội dung giáo dục - Phần mềm vềhướng nghiệp - Dụng cụlao động phù hợp với hoạt động lao

động Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể - Loa đài, ampli - Bộ lều trại đồdùng để

thực hành.

1.4.4. Kim tra, giám sát kết qu t chức hoạt động tri nghim cho hc sinh các

trường Trung hc ph thông

Mục đích hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độđạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự

tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và

định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện.

Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên

điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nội dung kiểm tra, giám sát kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm bao gồm: - Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch hoạt động cho các chủđề hoạt động trải nghiệm.

- Kiểm tra, giám sát về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... trong việc thực hiện nhiệm vụđược giao của cá nhân và các tổ chức có liên quan.

- Kiểm tra, đánh giá vềcác kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Kiểm tra, đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể

và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động trải nghiệm. Hình thức kiểm tra: đa dạng, được phân loại theo nhiều tiêu thức: Thứ nhất: Theo quá trình hoạt động kiểm tra

- Kiểm tra trước hoạt động gồm kiểm tra sự chuẩn bị và kiểm tra phòng ngừa các hoạt động (kiểm tra lường trước);

- Kiểm tra đồng thời với các hoạt động đang diễn ra là kiểm tra kết quả của từng giai đoạn hoạt động.

Thứ hai: Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra - Kiểm tra toàn bộ, kiểm tra toàn diện;

- Kiểm tra bộ phận, kiểm tra chuyên đề; - Kiểm tra cá nhân.

Thứ ba: Theo tần suất của các cuộc kiểm tra - Kiểm tra đột xuất;

- Kiểm tra định kỳ; - Kiểm tra liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứtư: Theo mối quan hệ giữa chủ thểvà đối tượng kiểm tra - Kiểm tra của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. - Tự kiểm tra của cá nhân, bộ phận.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú trường trung học phổ thông

Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán

trú trường THPT:

1.5.1. Nhn thức ca cán b qun lý, giáo viên v v trí, vai trò ca hot động tri nghiệm đối vi s phát trin nhân cách hc sinh

Để quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh bán trú thì lãnh đạo nhà

trường và tập thể giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng mục tiêu trí, vai trò, tác dụng của hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành nhân cách và kỹnăng sống cho học sinh. Nhận thức rõ trách nhiệm và vai trò của nhà trường, của đội ngũ cán bộ

giáo viên và các lực lượng giáo dục khác đóng vai trò là nòng cốt trong quá trình thực hiện. Để từ đó xác định được nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nguồn lực giáo dục trong và

ngoài nhà trường. Tuyên truyền thuyết phục mọi lực lượng giáo dục tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Có nhận thức

đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ

của mình trong việc tổ chức chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bản thân học sinh có nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì các em sẽ tích cực tham gia vào hoạt động.

1.5.2. Năng lực qun lý, t chức, lãnh đạo ca Hiệu trưởng

Trong nhà trường, hiệu trưởng là con chim đầu đàn, vai trò của người hiệu

trưởng vô cùng quan trọng. Trong trào lưu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và dân chủhóa nhà trường, nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ giáo viên đòi

hỏi hiệu trưởng phải có đầy đủ năng lực quản lý để thực hiện mọi nhiệm vụ của nhà

trường đạt kết quả cao đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Hiệu

trưởng phải đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động tích cực với sự sáng tạo cao hoàn thành nhiệm vụ của năm học. Luôn phải giữ vững khối đoàn kết nhất trí trong

nhà trường, kiểm tra, giám sát và điều phối kịp thời các hoạt động chung…chỉ như

vậy mới có thểlãnh đạo, phối hợp các nguồn lực giáo dục đạt được mục tiêu mà hoạt

động trải nghiệm sáng tạo đề ra.

1.5.3. Năng lực t chức hoạt động tri nghim cho hc sinh ca giáo viên

Người tổ chức giáo dục phải có một thế giới quan khoa học, phẩm chất chính trị

vững vàng, tạo được niềm tin vào định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Người giáo viên phải hiểu biết thực tiễn của đất nước trong đó có giáo dục.Có lòng yêu nghề. Có các phẩm chất năng lực cơ bản sau: Năng lực tổ chức, thiết kế, lập kế

hoạch cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Năng lực giao tiếp tốt, có nghệ thuật lôi cuốn, dễ hiểu truyền cảm, thu hút được sự chú ý của học sinh, thuyết phục, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Năng lực giảng dạy thông qua các hoạt động soạn bài, lựa chọn, vận dụng nội dung, phương pháp dạy học, giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại; Năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực hoạt động xã hội. Năng lực tự học… Nếu năng lực của giáo viên phụ

trách hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục hạn chế thì sẽ khó có thể

thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

1.5.4. Ni dung hoạt động tri nghim

Nội dung hoạt động trải nghiệm bao gồm thiết kế, nội dung, và cấu trúc cơ bản của chương trình. Nội dung chương trình phải giải quyết được những vấn đề có tính bức thiết, thách thức, có khả năng giúp cho học sinh thích ứng cao với những biến

động của xã hội hiện đại.Tư duy của học sinh THPT đang phát triển lên mức độ cao, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽthu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽkhó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.5. Điều kiện cơ sở vt cht, tài chính phc v cho hoạt động tri nghim

Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tốcon người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tốcơ sở vật chất, tài chính phục vụ

cho hoạt động. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủđề giáo dục ở các trường THPT nói chung và nhất là ởcác trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ

chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả

cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủđề giáo dục ởcác trường.

1.5.6. S phi kết hợp gia các lực lượng giáo dc

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cần phải được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục, mỗi lực lượng giáo dục đều có một ưu thế riêng trong thực hiện hoạt động trải nghiệm. Gia đình có ưu thế trong việc trong việc định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen lao động chân tay, quan hệ ứng xử… Nhà trường có ưu

thế trong việc giáo dục toàn diện về phẩm chất, năng lực, tri thức của học sinh thông qua các nội dung, phương pháp, phương tiện hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nhân cách. Các đoàn thể xã hội bằng các hình thức tổ chức hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp giúp học sinh mở rộng tri thức gắn với tri thức thực tiễn, chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương.

Việc liên kết giữa các lực lượng giáo dục này sẽ phát huy được hết tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra các giải pháp, hình thức, tạo ra mối liên kết, phối hợp mục đích giáo dục đào tạo học sinh trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

Kết luận chương 1

Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. Là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện đại. Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Hoạt động trải nghiệm là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹnăng, hành vi cho học sinh tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học. Nội dung các chủ đề hoạt động trải nghiệm ở trường THPT là rất

phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực, môn học. Mục tiêu là phát triển toàn diện cả về trí, thể, mỹ cho học sinh.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tổng hợp các vấn đề sau: Quản lý việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; quản lý việc tổ chức thực hiện; quản lý việc chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm; quản lý các nội dung kiểm

tra, đánh giá và các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cùng cần thiết trong các nhà trường phổ thông. Nội dung quản lý hoạt

động trải nghiệm, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong quản lý tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường ởcác chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC PHÍA

TÂY TỈNH YÊN BÁI 2.1. Vài nét vềđịa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hi các huyn, th khu vc phía tây tnh Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai..

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải,

Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.

Khu vực miền Tây Yên Bái, gồm: huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Các dân tộc các huyện thị phía tây tỉnh Yên Bái chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Tày, Dao, Nùng, Khơ Mú… Mỗi một dân tộc có một nét văn hóa đặc trưng riêng có những phong tục tập quán đặc trưng gắn với địa hình tự nhiên của từng địa phương. Có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc như Khèn Mông, khèn môi của đồng bào Mông; Sáo Pí ló, Phí thiu của đồng bào Thái; múa Cồng

chiêng, múa Tăng bu của đồng bào Khơ Mú và các loại hình hát dân ca, giao duyên, hát đối của các dân tộc v.v.. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc, như người Thái vùng Mường Lò, theo chu kỳ một năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản như; lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then, tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những tết lớn nhất của người Thái.

Nhìn chung các huyện thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp; tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu…Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Khai thác thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch, phát huy thế mạnh văn hóa, lịch sử còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, một bộ

phận đồng bào còn thiếu đất sản xuất. Chất lượng giáo dục, dạy nghề, dịch vụ y tế

Bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 38)