Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4.Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các nhà trường THPT gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo học sinh đạt tới những mục tiêu

chung mà nhà trường và xã hội đặt ra.

- Quản lý hoạt động trải nghiệm được gắn liền với quyền quản lý trong việc điều

hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành và chấp

hành các văn bản như luật, điều lệvà các qui định, qui chếchuyên môn sư phạm. - Sản phẩm của hoạt động trải nghiệm có tính đặc thù là hình thành và phát triển những kỹ năng, kinh nghiệm của đời sống thực tiễn, nên quản lý hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới tính đặc thù của hoạt động, luôn linh hoạt, khoa học và sáng tạo, đổi mới trong phương pháp thực hiện mới đạt hiệu quả cao.

- Quản lý hoạt động trải nghiệm gắn liền với phát triển quan điểm giáo dục hiện

đại, cập nhật những xu thế mới, tôn trọng và nắm bắt đúng tâm lý của người dạy và

người học

- Quản lý hoạt động trải nghiệm là hoạt động mang tính thực tế cao, tránh dập

khuân, máy móc, suy nghĩ chủ quan, một chiều.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động trải nghiệm của học sinh thông qua việc huy động nguồn lực thực hiện đồng bộ mục tiêu, nội

dung chương trình hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động, hoạt động của giáo viên và học sinh. Nhằm hình thành quan điểm, thái độ và hành vi phù hợp với chuẩn mực

đạo đức,kỹnăng sống, lý tưởng sống,hoàn thiện về nhân cách cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 28 - 29)