Khái quát về Giáo dục THPT của các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Khái quát về Giáo dục THPT của các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Cùng với mục tiêu chung về phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục Yên Bái được

đặc biệt coi trọng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, cùng cả nước, tỉnh Yên Bái đang trên đường phát triển và hội nhập. Dưới sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng lòng quyết tâm của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết

tâm đầu tư cho giáo dục để đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng trong công cuộc CNH, HĐH của tỉnh nhà.

Trong nhữngnăm học vừa qua, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản theo chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, ngành đã rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục; đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; mô hình tự chủ đại học dần được định hình; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Cùng với đó, ngành đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

Hướng tới việc xây dựng các kiến thức và kỹ năng cơ bản.

Kỹ năng tư duy khoa học: Kỹ năng tư duy phân tích, suy luận, tổng hợp, lôgic…Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, phản biện. Kỹ năng tự học và tự học hiệu quả.

Nhân cách và kỹ năng sống. Kỹ năng lãnh đạo bản thân như: Trung thực, chủ động, tự trọng và tự tin. Kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực, tổ chức công việc hiệu quả. Kỹ năng ứng xử - giao tiếp, lắng nghe, đàm phán, trình bày thuyết trình. Kỹ năng làm việc nhóm, đồng đội…

Do đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà trường trong thời gian vừa qua là thay vì truyền thụ kiến thức đơn thuần phải chú trọng đến việc trang bị cho người học khả năng tự học để cho mỗi người có thể học suốt đời, người có học là người biết mình phải học nữa và biết cách học thêm nữa để bồi tri thức, kỹ năng và nhân cách sống cho bản thân mình.

Từ tư duy đó phương pháp giáo dục của các nhà trường đã có sự thay đổi rõ rệt trong cách học và kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình học. Chủ trương bắt kịp xu hướng dạy học của thời đại này là dạy cách học, học là học cách học có thể học suốt đời. Đã đạt được một số mục tiêu giáo dục quan trọng như sau:

- Triển khai các chỉ thị nghị quyết của các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội

đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học hàng năm.

Tích cực triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

- Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình SGK dạy đủ các môn học, không cắt xén, dạy dồn, dạy ép.

Bên cạnh việc dạy học chính khóa, tổ chức Bổ trợ kiến thức cơ bản cho tất cả

học sinh các khối lớp, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi Học sinh giỏi các môn Văn hóa

chuẩn bị cho kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh đều được chỉđạo sát sao.

- Công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và các hoạt động giáo dục nhà trường được thực hiện thường xuyên.

- Công tác quản lý của BGH, của các tổ chuyên môn, chỉ đạo giáo viên tích cực

hơn nữa trong công tác giảng dạy, đẩy mạnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được tăng cường.

- Phát động liên tiếp các đợt thi đua tạo không khí thi đua sôi nổi trong trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giáo dục ý thức đạo đức, củng cố kiến thức kỹ năng cho học sinh. Đa dạng hoá nội dung, hình thức hoạt động ngoại khoá và các

phong trào thi đua.

Các nhà trường luôn phải đảm bảo: Phải tạo cho người học có cách học hợp lý để có khả năng tự học, nâng cao kỹ năng tư duy để phát triển không ngừng.

Đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo, các cuộc thi để đánh giá kết quả học tập thông qua đánh giá năng lực của người học trước những vấn đề cần giải quyết thay vì tổ chức thi cử để đánh giá những kiến thức thu nhận được qua bài giảng. Vì thế đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

Thực tế cho thấy, tình trạng học đối phó của học sinh ngày càng phát triển biến

thành con bệnh mãn tính rất khó chữa, nó gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với thế hệ trẻ không những khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn thâm nhập vào cuộc sống của các em sau này, nó len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, sinh hoạt làm băng hoại đạo đức và hiệu quả của công việc từ nhỏ đến lớn. Điều đó đang đặt ra cho ngành giáo dục tỉnh Yên Bái nói chung và các trường khu vực phía tây những thách thức trong giáo dục.

Hiện nay, công tác sắp xếp trường lớp ở một số trường còn chưa phù hợp, trang thiết bị dạy học còn thiếu và lạc hậu; tình trạng thừa, thiếu giáo viên chưa được giải quyết dứt điểm; công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, chưa đáp ứng yêu cầu...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 47)