Định hướng đổi mới hoạt động giáo dụ cở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Định hướng đổi mới hoạt động giáo dụ cở trường trung học phổ thông

Trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thông tin, quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục phổ thông được coi là nền tảng văn hoá dân tộc, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó xây dựng cho thế hệ trẻ cơ sở vững chắc để phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị lực lượng cho xã hội, tạo nguồn để bổ sung đội ngũ giai cấp công nhân, đào tạo cán bộ và nhân tài cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật và tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Nội dung giáo dục THPT phải toàn diện bao gồm đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục và giáo dục lao động, thông qua nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnliền với xã hội.

Chú trọng thực hiện tốt yêu cầu giáo dục về chính trị - tư tưởng về văn hoá, khoa học và nghề nghiệp, bồi dưỡng học sinh cả mặt quan điểm, phương pháp, kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tính chất cơ bản, hiện đại, thiết thực của học vấn phổ thông

nhằm tạo điều kiện cho học sinh ra trường có thể sống và làm việc tốt nhất cho đất nước, cho cách mạng và có khả năng vươn lên không ngừng. Tập trung một lượng

đáng kể triển khai “mũi nhọn” bằng cách mở rộng lớp chọn, lớp chuyên, trường chuyên theo mụctiêu mới là đào tạo nhân tài cho đất nước.

Thực hiện một số nhiệm vụ phát triển các ngành học: mở rộng giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp, hình thành cấp trung học chuyên ban; xác định lại mục tiêu, điều chỉnh chương trình, cải tiến sách giáo khoa, phương pháp GD&ĐT cho các cấp học, bậc học, các loại hình học tập, đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học (áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề); khôi phục nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong dạy và học để phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, đổi mới chương trình giáo dục THPT với những nội dung cơ bản như sau:

- Mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học;

- Chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường;

- Nội dung dạy học: chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn

lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế;

- Phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn);

- Hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học tại di sản, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm …Từ chủ yếu dạy học toàn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học.

- Kiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet;... phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.

Từ thay đổi cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi công tác quản lý trong nhà trường cũng phải thay đổi: chuyển từ thực hiện kiểu quản lí bao cấp (cả tư duylẫn hành động), áp đặt mệnh lệnh từ trên xuống; thực hiện rập khuôn, máy móc theo quy định của cấp trên, cơ chế quản lí hạn chế khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh, thiếu tính tự chủ, chưa đáp ứng tính phù hợp vùng miền,... sang đổi mới quản lý theo định hướng dân chủ hóa, phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của các nhà trường, của giáo viên.

Quá trình dạy học trong các nhà trường trung học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từđó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khảnăng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường. Đòi hỏi quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học là hoàn toàn tất yếu khách quan. Tuy nhiên, mỗi nhà trường có một đặc điểm khác nhau, điều kiện vật chất và phi vật chất cũng khác nhau nên phải xác định được những vấn đề cụ thể của nhà

trường đang đối mặt, phải tựđánh giá được thực trạng và xác định đúng trường mình

đang đứng ở vị trí nào trong quá trình phát triển, nhận diện chính xác vấn đề cần thay

đổi để đưa ra một lộ trình đổi mới xác đáng. Ở mỗi trường vấn đề sẽ khác nhau, không thể áp dụng một chương trình thay đổi chung phổ biến cho tất cả các trường.

Điều quan trọng đối với nhà quản lý cần phải nắm bắt thật chắc chắn sự xuất hiện từng giai đoạn trong quá trình thay đổi đểxác định trách nhiệm quản lý phù hợp. Các biện pháp nói trên cũng vậy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường có thể theo thứ

tự, có thể thực hiện đan xen hoặc đồng thời.Các biện pháp chỉ thật sự phát huy tác dụng khi nó được vận dụng một cách linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế của từng

trường để lựa chọn ưu tiên và xây dựng lộ trình phù hợp và khả thi, vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo tính thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 92 - 94)