Đặc điểm của học sinh bán trú THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Đặc điểm của học sinh bán trú THPT

Học sinh bán trú trường THPT đa phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Các em cũng mang những đặc điểm về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nói chung, tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số, đa phần đều sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn. Các em còn chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục tập quán địa phương, vì thế bên cạnh những đặc điểm chung, các em có những điểm khác biệt.

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.

Do đa số HS là người dân tộc, tính cách của các em chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống, gắn với hoàn cảnh gia đình và điều kiện tự nhiên nơi HS

sinh sống nên trong tâm lí học sinh bán trú trường phổ thông suy nghĩ có phần đơn

giản, trầm tính, một số em chưa cởi mở trong giao tiếp; các em trở thành một thành

viên góp phần lao động sản xuất trong gia đình khi bước vào độ tuổi từ 9 –17 và đã lập gia đình ở độ tuổi 18 – 20. Vì vậy, đối với học sinh bán trú trường THPT, các em

chưa quan tâm đến việc học tập hay nhu cầu học tập còn thấp. Tình trạng các em đủ

tuổi đi học nhưng không được đi học hoặc bỏ học diễn ra thường xuyên do nhiều

nguyên nhân như khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, gia đình kinh tế rất khó khăn, cha mẹkhông quan tâm đến việc học… ; tỷ lệHS theo học hết cấp hoặc thi vào các trường nghề, cao đẳng, đại học rất ít.

Học sinh dân tộc bán trú THPT có tình cảm chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, biểu hiện tình cảm thường thầm kín ít bộc lộ ra bên ngoài. Các em sống vốn gắn bó với gia đình bản làng và người thân. Coi trọng tình cảm và giải quyết các vấn đề bằng tình cảm. Về lối sống của các em còn hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà. Có lòng tự trọng cao, có trách nhiệm với công việc nhưng còn có tính bảo thủ và tự ti, HS gặp khó khăn khi phải thích nghi với hoàn cảnh mới và môi trường thay đổi. HS rất thích tập và diễn văn nghệ, nhất là những điệu múa của dân tộc các em.

Các trường THPT có học sinh bán trúđược thành lập ở mỗi tỉnh là môi trường giúp các em học tập tốt, bảo vệ bản sắc văn hóa của các dân tộc. Mỗi trường trung bình có đến hơn 10 dân tộc với sựđa dạng về bản sắc văn hóa. HS được sự quan tâm về chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương

trong việc đào tạo, giáo dục HS người dân tộc thiểu số góp phần quan trọng vào cơ

cấu cán bộ nguồn cho địa phương. HS bán trú trường THPT giữ vị trí quan trọng trong nguồn nhân lực của xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương vàđất nước.

1.3.2. Ý nghĩa vai trò hoạt động tri nghiệm đối vi s phát trin nhân cách ca hc sinh bán trú THPT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 30)