6. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Hư vô trong hành trình “truy cầu tự do” của phận người
Tự do là phạm trù triết học chỉ khả năng biểu hiện của ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Người tự do là người tự đảm nhiệm hành động của mình. Người tự đảm nhiệm lấy hành động của mình, làm vì ý thức rằng hành động như thế là cách thể hiện ý nghĩa cuộc đời, cho bản thân thêm phong phú. Cuộc đời của hiện thể là rất phi lý nhưng suy cho cùng con người vẫn phải có tự do bởi vì đây là cách xuất phát của hiện hữu người, có nó, con người mới thật sự “là mình” giữa cuộc đời này. Hành trình đi đến tự do là một hành trình đi tìm sự ý nghĩa cho cuộc đời mỗi cá thể. Điều này đúng với chủ nghĩa hiện sinh, vì họ tin rằng các cá nhân là tự do hoàn toàn và chính họ phải gánh vác lấy trách nhiệm cá nhân. Người tự do khác với những con người “sống bám”. Người tự do là người có bản lĩnh, vì họ dám vượt qua rào cản, làm chủ chính mình để đạt đến tự do. Đây là một hành trình mà: “do tôi quyết định, tự tôi đảm lấy”. Hành động ấy xuất phát từ trong bản thể của mỗi con người. Theo triết học hiện sinh, tự do ở đây còn là một sự chọn lựa, chọn lựa để trở thành điều gì, là người như thế nào, đều là nằm ở sự chọn lựa”. Hành trình tìm về hư vô là một hành trình tự do của phận người. Hành trình hư vô là không bám víu, không có bất kì điều gì ràng buộc, cá thể tự do lựa chọn quyền sống, quyền mưu cầu cho chính mình. Họ nhận ra hành trình tìm về hư vô rốt cuộc vẫn là hành trình tìm về sự “truy cầu tự do” bởi vì tâm thế của kẻ sỹ khi đứng trước xã hội khủng hoảng này là muốn thoát khỏi, muốn lánh đời.
Theo tư tưởng của Nietzsche: “Người tự do là người vô luân, vì người tự do nếu muốn vắng bóng trong tất cả mọi việc đó chỉ chịu quyền của chính nó mà thôi, không chịu theo một tập tục nào hết” [12, tr.136]. Hành trình truy cầu tự do là một hành
trình rong ruỗi của kẻ sĩ muốn giải thoát cho thân phận mình. Dù là nam tướng hay nữ nhi thường tình thì khi vượt phận họ sẽ không được an, nhưng cho dù không vượt đi nữa thì cuộc sống ấy nào có “êm đềm trướng rủ màn che” bao giờ. Do vậy, tự do là một hành trình xuyên suốt và chắc chắn là không có đích đến cái gọi là tự do thật sự, khi “thân” còn dính líu bởi “tình” và xã hội. Do vậy con người trong giai đoạn này vẫn cứ mải miết theo đuổi tự do trong hành trình truy cầu. Mà, đầu tiên là sự phụ thuộc theo thuyết thiên mệnh của Nho giáo. Dựa vào quan niệm thiên mệnh của Nho giáo, trời là đấng tối cao, là đấng quyết định số phận của mỗi người. Con người hành động phải tuân theo mệnh trời. Mạnh Tử dạy: Vạn sự bất do nhân kế hiệu, nhất sinh đô thị mệnh an bài, (mọi chuyện không do người toan tính, đời người đều do số mệnh an bài). Đến cả chuyện sống chết của đứa con gái cành vàng lá ngọc Lưu Ngọc Khanh, mẹ nàng vẫn tin vào mệnh trời, trời cho sống thì con sẽ: “Máy duyên nghĩ đã vào khuôn – Toan này chỉ thắm cho tròn tuổi xanh” còn nếu không tìm thấy phận hoa trôi thì cũng đành. Người ta tin vào trời, Người xoay vần đến đâu, con người sẽ theo chiều xoay vần ấy mà đảm đương trước cuộc đời. Trong Cung oán ngâm khúc chuyện ăn uống thường ngày, nhu cầu bản thể của mỗi con người thì trời cũng quyết định nốt:
Vẻ chi ăn uống sự thường/ Cũng còn tiền định khá thương, lọ là. Cũng tại thiên mệnh mà con người ta không chủ động và tự chịu trách nhiệm với chính số phận của mình, một mặc người ta cho rằng mình bị ràng buộc, mặc khác người ta chỉ biết đổ lỗi, tại trời, tại đất mà đôi khi quên mất chính bản thân mình là người tạo ra cơ sự, hoặc là phó mặc cho trời quyết định số phận:
Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh/ Thử xem con tạo gieo mình nơi nao?
(Cung oán ngâm khúc)
Tự do là cái đích cuối để họ chạm đến sự giải thoát trong tư tưởng. Tự do, theo Sartre, là chấp thuận lựa chọn và phải gánh vác trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó. “Trong một vũ trụ không có mục đích, con người buộc phải có tự do, bởi vì anh ta là sinh linh duy nhất có thể tự vượt qua chính mình, có thể trở thành một cái gì đó khác với cái anh ta hiện là”. Mỗi người phải nhìn nhận trách nhiệm cá nhân đối với tiến trình “đang trở thành” của chính mình; một gánh nặng trở nên nặng nề hơn, vì khi
chọn lựa cho chính mình, anh ta cũng đồng thời chọn lựa cho tất cả những người khác “một hình ảnh con người mà anh ta phải là”. Sự lựa chọn của chính bản thân người quân tử lúc này có vài trò quyết định đến số phận cuộc đời họ, hoặc là kẻ bản lĩnh, hoặc là kẻ tầm thường. Mang thân là phận nữ nhi nhưng Hồ Xuân Hương vẫn không gắn mác “thường tình” mà mạnh mẽ thể hiện tiếng nói tự ý thức về giá trị của mình. Trong xã hội trọng nam khinh nữ, khi phụ nữ sinh ra, mang phận hồng nhan, xã hội sẽ tự mặc định cho họ chữ “bạc”. Buồn bã cho đời làm lẽ, Hồ Xuân Hương mạnh mẽ quát tháo: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Ở đây, tiếng nói cảm thương được thể hiện rất rõ nét với thân phận của người phụ nữ khi bị ràng buộc, chịu nhiều thiệt thòi, người phụ nữ có chồng chết, hay chăng là người con gái “cả nể cho nên sự dở dang”. Thân phận người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Họ không được làm chủ cuộc đời mình, may hay rủi đều phụ thuộc vào bàn tay kẻ khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Không cho mình là người đại diện, nhưng mấy ai mạnh mẽ như Hồ Xuân Hương để dám khẳng định bản lĩnh nữ nhi là không thường tình trong xã hội này. Với việc ý thức về tài năng của mình, Hồ Xuân Hương đã khát vọng làm nên một sự nghiệp lớn. Câu thơ phê phán quan niệm bất công của xã hội “trọng nam khinh nữ”, nói lên ước muốn làm chủ số phận mình. Phải thật bản lĩnh, thật gan lì thì người phụ nữ này mới có thể ngất nghêu mà nói rằng:
Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Dù đây chỉ là giả thiết, nhưng cái giả thiết này chất chứa một sức mạnh ngang tàng của một “ý chí anh hùng” khi muốn tìm lại tự do cho chính mình. Hà cớ gì, xã hội có trật tự ‘trong nam khinh nữ’, hà cớ gì phận nữ nhi phải chịu thiệt thòi, hà cớ gì một cánh hoa không thể khao khát tỏa ngát hương cho đời. Qua đây chúng ta thấy rằng, Hồ Xuân Hương đang muốn thể hiện khát vọng giải thoát người phụ nữ khỏi bi kịch thân phận, để sống tự do và làm chủ cuộc đời mà họ chỉ duy nhất được một lần sống.
Chí nam nhi là một trong những tinh thần “trí quân trạch dân” rất mạnh mẽ của tầng lớp nho sĩ đang vươn lên trong điều kiện mới của xã hội. Đấy là một nhiệm vụ cao cả của người làm trai: Tang bồng là cái nợ/ Làm trai chi sợ áng công danh. Công
danh – mục đích theo đuổi cao cả suốt giai đoạn ban đầu của Nguyễn Công Trứ. Nhà thơ thỏa chí say mê với nợ tang bồng và rêu rao khắp chốn. Tinh thần nhập thế hồ hởi đã thể hiện được hào khí lập danh ấn nghiệp mạnh mẽ của Nguyễn Công Trứ:
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp, Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân, Mà chữ danh liền với chữ thân,
Thân đã có ắt danh âu phải có…
Ông xác định rõ ràng nhiệm vụ giữa đời của kẻ sĩ, có thực hiện nhiệm vụ này tức cuộc đời mới có ý nghĩa, người xung quanh mới kính trọng. Ông có niềm tin chắc chắn vào việc xác định cho bản thân mình một chỗ đứng vững chắc, một hướng sống dứt khoát. Bên cạnh việc thể hiện ý thức về bổn phận của con người đối với lý tưởng đức trị, Nguyễn Công Trứ còn thể hiện vai trò của cá nhân con người đằng sau ý thức bổn phận. Nhưng lý tưởng mà nhà thơ theo đuổi thực chất chỉ là một “mộng ảo tạm thời” khi bản chất thực tế xã hội triều đình nhà Nguyễn đã bắt đầu bộc lộ tất cả tính chất xấu xa, tàn bạo và thay vào đó là một tinh thần bất mãn chua chát đối với xã hội mang tính chất hư vô chủ nghĩa. Như vậy, ta chỉ thấy tác giả tự do đấy, nhưng là tự do trong khuôn khổ, hoặc cứ mải miết đi thực hiện hành trình truy cầu của mình, mà đến phút chốc mới nhận ra sự kiềm kẹp vô hình của xã hội.
Nói đến đây, ta dừng lại ở những dấu mốc của Cao Bá Quát khi chính giai đoạn mà nhà Nguyễn bộc lộ tất cả bản chất tàn bạo của nó, Cao Bá Quát không tỏ ra bi quan hay ảo tưởng về một xã hội tuyệt đối như xã hội Nghiêu Thuấn. Nhà thơ không ảo tưởng nhiều, ông thấm thía cái nghèo khổ, và tỏ ra khác những kẻ sống bám, sống tầm thường. Tư tưởng của ông tự do hơn khi không có niềm tin tuyệt đối vào những giáo điều đã cũ như mệnh số, thiên định. Thay vào đó, Cao Bá Quát tin vào chính mình, ông thiết nghĩ cuộc đời là một sự tự đảm nhiệm hành động của chính bản thân mình:
Bài phú Dương Hùng dù nghiêm tá, thì xin tống bần quỷ ra đến miền Đông hải để ta đeo vòng thư kiếm quyết xoay bạch ốc lại lâu đài.
Câu văn Hàn Dũ dầu thiêng chăng, thì xin tống cùng thần ra đến biển Côn Lôn để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú.
Đối Cao Bá Quát cuộc đời có ý nghĩa là cuộc đời hoạt động hết mình vì lý tưởng sống của chính mình, cống hiến cho dân, cho ước nên thơ ông thường hay ca ngợi những vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Qua những con người này, họ Cao có dịp thể hiện quan niệm sống của mình: Trượng phu sinh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường/ Tọa thị đương đạo kiêu sài lang,/ Bạch đầu trú cẩm ô cố hương!/
Phụ bất năng thuẫn tỵ ma mặc, phi hịch định tứ phương/ Để đầu oải ốc khí bất xương/
Mộ niên tử chẩm nhi nữ bang/ Túng nhiên địa hạ quy lai kiến nhị tẩu/ Diện hậu, tâm quý, thần thảm thương. Cao Bá Quát tỏ ra khinh bỉ những kẻ sống khom lưng quỳ gối để cầu danh, những kẻ sống bám vào vinh hoa phú quý, rồi dở trò tranh quyền đoạt lợi. Từ đây cho thấy, chí hướng của Cao Bá Quát thể hiện rất rõ hành trình của công cuộc truy cầu tự do, không lệ thuộc vào luân lý Nho gia một cách máy móc, ông lèo lái con thuyền đời của mình đi theo hoài bão, ông thoát hẳn với giáo lý chính thống của tư tưởng Nho gia. Mặc cho xã hội đang tác oai tác oái, Cao Bá Quát vẫn bản lĩnh lựa chọn cho mình một con đường giải phóng cá nhân ở một chiều kích không trùng với người khác, ví ý thức khẳng định chữ danh như là cách thể hiện lòng kiêu hãnh của mình, chữ danh gắn liền với một tài năng có thực và một nhân cách cứng cỏi: Đáp hướng danh đồ bất điệu đầu/ Bước tới đường danh chẳng cúi đầu (Trường Giang thiên – Vịnh cái gông). Nhưng ông cũng là nạn nhân tinh thần của xã hội, khi chính những tư tưởng đó là mầm mống bi kịch tinh thần sau này của cuộc đời ông khi bị ép vào xã hội tàn nhẫn, ông thức nhận được cuộc hành trình của mình giữa lý tưởng cao cả và thực tế bi thảm đã tạo nên một cái nhìn khác về họ Cao trong
Sa hoành đoản ca. Bài thơ này cũng ví như công cuộc hành trình hiện sinh khi truy cầu của Cao Bá Quát, ngỡ đạt được rồi mà lại bất thành: Trường sa, phục trường sa/ Nhất bộ nhất hồi khước.
Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời, hoàn toàn vô định và không bao giờ thấy đích. Hành trình truy cầu này cũng vậy, tự do là một cái đích mơ hồ, trong hư vô mà con người ta chẳng bao giờ thấy, vì thân còn vướng tư tưởng và trách nhiệm còn gắng với luân lý chính thống. Xã hội với phép tắc của nó, vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn, thì cuộc hành trình này vẫn là một sự truy cầu mải miết của kẻ sỹ và khó lòng đạt đến. Như vậy, tự do là một trách nhiệm một lo âu
của một nhân vị đã tự giác và dám tự quyết.Vì tự do đồng nghĩa với tự chọn và dám chịu trách nhiệm, nhưng ngặt nổi, kẻ sĩ trong giai đoạn ấy chịu quá nhiều giới hạn hoàn cảnh xã hội, nên hành trình tìm về hư vô vẫn là cuộc hành trình truy cầu hoàn toàn.