Khôn g thời gian giam hãm, khép kín

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 95 - 98)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.2. Khôn g thời gian giam hãm, khép kín

Không - thời gian giam hãm, khép kín là một phòng khuê chật hẹp giam cầm nàng cung nữ trong bốn bức tường lạnh ngắt. Một không gian như thế khiến chúng ta liên tưởng đến cái gọi là “khuôn vàng thước ngọc”, lề thói, quy tắc của Nho giáo đã ràng buộc người phụ nữ và không cho họ có bất kỳ một mối quan hệ nào khác ở bên ngoài xã hội. Nhưng sâu sắc hơn ở phương diện này, không – thời gian nội giới còn thể hiện không – thời gian ý thức về phận mình của mỗi cá nhân. Trong không gian ấy đã bật lên tiếng kêu của một cá nhân đòi quyền tự do, đòi quyền hưởng hạnh phúc, tiếng kêu ấy đã thúc một cú mạnh mẽ vào lòng xã hội lúc bấy giờ. Và thường những không gian này được biểu hiện trong thời gian gợi tâm trạng rõ nét nhất là buổi chiều, đêm khuya, hoặc nhớ về quá khứ, khóc thương cho hiện tại hoặc dự báo về một miền miên viễn xa xôi trong tương lai.

Tuổi “cập kê” của các cô gái được êm ấm trong nhà với “trướng rủ màn che”, họ là những vị tiểu thư được bao bọc bởi cha mẹ, lễ giáo của gia đình. Chúng ta có thể hiểu đây là một kiểu xã hội phong kiến thu nhỏ trong gia đình nhà Nho chuẩn mực:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Thâm nghiêm kín cổng cao tưởng

Cạn dòng lá thắm, tuyệt đường chim xanh.

Cái thực tế mà người cung nữ đang ở trong cung cấm này là một không gian hoàn toàn vắng bóng con người, với tư cách con người đang sống, đang hoạt động. Nơi đó chỉ có gió, có mưa rơi tí tách, có vài ba con đom đóm, có ngọn đèn xanh lờ mờ, đồng hồ đã cạn cho thấy thời gian trôi qua nhanh như chớp mắt. Cái cảnh quạnh quẽ này phải đâu chỉ diễn ra một ngày, một tháng, mà nó diễn ra hết năm này sang năm khác một cách bất định. Bởi vậy nó giết dần giết mòn người ta:

Bên tường thấp thoáng bóng huỳnh Vách sương hót gió đèn xanh lờ mờ Mắt chưa nhắp đồng hồ đã cạn Cảnh tiêu điều ngao ngán dường ba

(Cung oán ngâm khúc)

Đó là tiếng kêu ai oán có ý thức muốn được giải phóng của nàng cung nữ khi bị đầy đọa, giam cầm nơi thâm cung u ám, đơn độc: Chống tay ngồi ngẫm sự đời/ Muốn kêu một tiếng cho dài, kẻo căm!

Hay như cô gái trong Bần nữ thán, bức tường chính là trở lực khiến cho nàng không thể tiếp xúc với đời sống bên ngoài. Nàng vẽ ra một không gian vắng vẻ cô quạnh chính là nơi giam hãm tuổi xuân của nàng cho đến chết. Bức tường ấy cao đến nổi không gì có thể phá đổ được, phận làm nữ nhi đành phó mặc cuộc đời góa bụa hờ của mình:

Cũng mang tiếng má hồng mặt phấn, Luống năm năm chực phận buồng không.

(Nguyễn Văn Thoại)

Đến việc bị hắt hủi vì một kiếp làm lẽ dở dở ương ương, danh phận không rõ ràng của nàng Xuân Hương. Suốt ngày chôn chặt tuổi xuân của mình trong căn phòng trống:

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non

(Than thân) Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Chém cha cái số lấy chồng chung! Năm thì mười họa hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không.

(Làm lẽ)

Một Dương Giao Tiên cũng sống trong gia cảnh đài cát, tường vách bao quanh:

Nhủ rằng: “Người thế săm sưa đã đầy”, Tự ta đóng nguyệt cài mây,

Buồng thơm chớ lọt mảy may gió tà. Buông rèm ngăn cách bóng hoa

Tường đông ong bướm lại ong qua mặc lòng.

(Truyện Hoa Tiên)

Nàng chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận cũng quay về lại với buồng cũ chiếu chăn:

- Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn.

- Nỗi lòng biết tỏ cùng ai

Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây

- Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?

Như vậy, ta thấy không gian giam hãm còn là không gian “bức tường” bao bọc không gian nội giới bên trong cũng là một hình tượng đại diện cho sự ngăn cách tình duyên, sự tự do của mỗi số phận cuộc đời, theo J.P Sartre: “Trí tưởng tượng của con người không thể vượt qua khỏi những bức tường sẵn có của định mệnh”. Trong

Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần sử dụng motif bị giam hãm của Kiều như “khóa xuân”, “mấy lần cửa đóng then cài”, “đồng tỏa nguyên phong”, sự ngăn cách này đã khiến cho duyên tình của đôi trai gái gặp nhiều trắc trở. Hình ảnh không gian bốn bức

tường bủa vây cuộc đời của một cô gái tuồng như hiện thân của trở lực phong kiến, và không ai có thể vượt qua nó hàm ý như không ai có thể vượt qua được định mệnh mà trời đã ấn định sẵn. “Bốn bức tường” đã tạo nên một không gian giam hãm, mà không gian này chúng ta rất thường hay bắt gặp trong các sáng tác nói nhiều về phận nữ nhi thường tình như Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ Ngâm (Đặng Trần Côn), Tự tình I, II (Hồ Xuân Hương), Bần nữ thán, Sở Kính Tân Trang (Phạm Thái). Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều lâm vào cảnh “Bốn bề xuân khóa một nàng ở trong”. Ở lầu xanh sau khi Kiều tự tử được cứu, Tú bà lại “khóa buồn xuân để đợi ngày đào non”. Đến khi Kiều bị lôi đến nhà họ Hoạn cũng là “địa ngục trần gian”, “Dễ dò bốn bể khôn lường đáy sông” đầy hiểm họa. Quan âm các chỉ là nơi giam lỏng và Kiều buộc phải “Cất mình qua ngọn tường hoa – Lần đường theo bóng trăng tà về tây”. Từ đó, liên tục nhiều biến cố xảy ra, Kiều vào lầu xanh rồi được Từ hải cứu thoát, Kiều rơi vào tay Hồ Tôn Hiến rồi tự đẫm mình trên sông tiền Đường, Kiều được sư Giác duyên cứu rồi trở về đoàn tụ với gia đình. Một vòng chao đảo của cuộc đời Kiều, bị hất lung tung trong một không gian giam hãm, đó là không gian xã hội phong kiến. Vượt ra không – thời gian “bốn bức tường”, giam hãm ở đây còn có thể hiểu là không – thời gian xã hội phong kiến bủa vây cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy mà trong cảm thức của mỗi cá nhân đều khát khao một sự tự do nhất định cho cuộc đời mình:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời

Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)