Tâm thức day dứt nỗi niềm công danh, phú quý

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 39 - 44)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Tâm thức day dứt nỗi niềm công danh, phú quý

Để xây dựng một xã hội lý tưởng theo hình mẫu đức trị, xã hội cần có những con người với nhân cách lý tưởng cao cả: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là những mục mà người đi học xưa đều phải đặt làm đầu. Sinh ra trong giai đoạn này, người quân tử tự mặc định cho mình một nhân cách lý tưởng cần đạt trong suốt chương trình sống của cuộc đời mình. Nho giáo nói đến “trung - hiếu - tiết - đễ”, còn đạo đức là phạm trù nhân cách cao cả được gọi bằng những từ ngữ như thánh nhân, quân tử mà Nho giáo muốn kẻ sỹ hướng tới. Đứng trước một xã hội khủng hoảng, trái ngang như giai đoạn từ nửa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, việc đối mặt với tâm thế giữ mình là một điều khó khăn huống hồ gì nghĩ đến việc thực hiện cái đạo đức mà Nho gia ấn định kẻ sĩ. Bao nhiêu khó khăn thử thách từ công danh, sự nghiệp song song với con đường thực hiện “trung – hiếu – tiết – để” nên người quân

tử khó có thể vẹn tròn cả đôi đường mà không phải đối mặt với vấn đề: được – mất. Do vậy con người ta đứng trược sự lựa chọn việc bản thân phải trở thành kẻ như thế nào để có đầy đủ phẩm chất quân tử vượt qua những sóng gió can trường đó.

Trong “giai đoạn thứ hai” của lịch sử văn học Việt Nam trung đại, niềm tin vào kiểu xã hội “tuyệt mỹ” đã rạng nứt nghiêm trọng. Họ hoài nghi chính mô hình xã hội lý tưởng và thực tế đời sống xã hội. Nguyễn Du đã gởi gắm nỗi niềm u hoài của mình về cuộc đời trăm năm ngắn ngủi, về những cuộc bể dâu “đau đớn lòng”, về một xã hội không tưởng phôi phai nhạt nhòa trong thực tế phân tranh quyền lực, tất cả tạo thành một niềm day dứt công danh khôn nguôi khi lối xuất - xử của các kẻ sĩ không thành lời rõ ràng, đi chẳng đành về cũng chẳng xong. Thời cuộc đã làm cho các kẻ sĩ thay đổi hoàn toàn thái độ chính trị của mình về một nền Nho trị suốt hàng trăm năm lí tưởng: Thành quách do thị, nhân dân phi,/ Trần ai cổn cổn ô nhân y/ Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa,/ Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ./ Bất lộ trảo nha dữ giác độc,/ Giảo tước nhân nhục cam như di!(Phản chiêu hồn – Nguyễn Du). Nguyễn Du cho thấy sự dằn vặt khi thấu tận ruột gan của kẻ sĩ muốn gầy dựng cơ nghiệp. Nhưng gầy dựng trong hoàn cảnh như thế này, thật trái ngang! Từ đó những con người chính trực lại không còn chỗ bám víu:

Tráng sĩ bạc đầu đau xót ngẩng nhìn trời Hoài bão cao xa cùng sinh kế đều mờ mịt

Cái thú lan mùa thu, cúc mùa xuân thành chuyện hão Mùa đông giá lạnh, mùa hè oi bức

Lần nữa làm tiêu ma chí khí tuổi trẻ.

(Tạp thi – Nguyễn Du)

Hay bắt gặp tâm thế này trong vài lời tâm sự của Chu Thần Cao Bá Quát:

Nép mình giữa khoảng trời đất thương cho bàn tay lẻ loi của mình vỗ không thành tiếng./ Ngoảnh nhìn con đường mấy khói chí cả chưa được vẫy vùng.

(Biệt trung - Cao Bá Quát)

Hành đạo, tức đối với con người xưa không đơn thuần là một công việc được thực hiện theo bổn phận đã nói ở trên mà nó còn là một diễn ngôn trong việc hiện

thực hóa viêc làm theo lý tưởng của đạo đức Nho gia. Ý thức về việc đó, người quân tử cho rằng họ đang gánh vác trong mình nhiều sứ mệnh cao cả. Nhưng lại bất lực trước tình cảnh của nhân dân khi đối mặt với xã hội này:

Ngước mắt nhìn dân khổ Nhưng chẳng biết làm gì.

(Vịnh hoài – Ngô Thế Lân)

Khổng Tử từng nói “tu kỷ dĩ an nhân”, “tu kỷ dĩ an bách tính”. Bản thân kẻ sĩ phải mẫu mực trong tu thân, lấy sự nghiệp an định thiên hạ làm trách nhiệm của mình. Những cảm xúc đời thường chỉ kẻ phàm mới mang. Tuy nhiên đến với giai đoạn này, các tư tưởng chính trị đều khó có thể thực hiện. Vì ý thức hệ tư tưởng trong họ hoàn toàn sụp đổ. Nó thể hiện ở mối hoang mang cùng cực với sự phân hóa sâu sắc, đầy ý thức xã hội nói chung đi về nhiều hướng khác nhau tựu trung đó là sự phá sản chưa từng thấy của ý thức hệ phong kiến Nho giáo. Rất nhiều năm trở về trước, nhà thơ Khuất Nguyên đã từng diễn tả cảm nhận đau đớn vì cô độc và tuyệt vọng giữa cuộc đời đen bạc: Thế hỗn trọc nhi bất phân hề/ Hiếu tế mỹ nhi tật đố (Đời ngầu đục chẳng biết phân biệt, hay che đẹp mà ghét ghen). Họ mong muốn lấy giáo hóa lễ nghĩa, cương thường ra toàn thiên hạ để giữ vững trật tự xã hội nhưng bản thân những kẻ đứng trên đỉnh cao quyền lực lại chà đạp trước tiên lên những tam cương ngũ thường ấy. Một ông vua: “Tuy là hoàng thượng được phong vương nhưng giấy má đưa đi các nơi vân viết nên hiệu Càn Long vì Nghị còn ở đấy nên không dám dùng niên hiệu Chiêu Thống” (Hoàng Lê nhất thống chí). Một ông chúa dưới mắt bọn kiêu bình: “Chúng ta đã phò ông ấy làm chúa nên cũng đừng quấy nhiễu quá để cho ông ấy biết làm chúa là vui. Chờ xem sau này dần dần thuận cảnh xem ông ấy cư xử ra sao” (Hoàng Lê nhất thống chí). Đến bọn quan lại: “Trong triều đình và phủ chúa có đến bốn năm trăm hoạn quan. Bọn chúng ngạo mạn hách dịch và phi lí đến nỗi cả nước đều căm ghét, ghê tởm cũng như kinh sợ chúng” (Hoàng Lê nhất thống chí). Các diễn ngôn về nhân cách tuy rất đẹp nhưng lại mâu thuẫn với chính thực tế cuộc sống. Họ nhận ra mối quan hệ giữa “thân” và xã hội, dù thực hiện trong mình chức năng chính trị, thực hiện cái lý tưởng to tát của kẻ sĩ nhưng thực tế cuộc sống của họ vẫn không

thoát khỏi quy luật “tác động của hoàn cảnh xã hội”. “Thân” là hiện hữu, là gắn với bổn phận và đặt mình trong xã hội, “thân” gắn với “tâm”; vậy thì làm sao kẻ sỹ có thể “vong tình” mà đeo đuổi mỹ đức cao cả của Nho gia?! Họ tự cho mình là thánh nhân nhưng thực tế đấy chỉ là “tự cho” và họ vẫn là người, và vẫn gắn với “thân”. Từ đó, dưới tác động của nhiều yếu tố “loạn” trong hiện thực xã hội, giới trí thức đi đến chỗ mất niềm tin vào cái lý tưởng cao vời mà bấy lâu nay họ theo đuổi: “Biết nói gì nữa đây về đạo trung hiếu, về tu tề trị bình, về ưu ái, về tải đạo và ngôn chí trong một hoàn cảnh danh phận không rõ ràng như vậy?” [35, tr.71]. Trước đây, trong “giai đoạn văn học thứ nhất”, các kẻ sĩ đang sống trong giai đoạn mà niềm tin và khả năng xây dựng thế giới của Nho giáo vẫn còn rất mạnh mẽ: “Để chọn người làm việc trong bộ máy nhà nước, chế độ chuyên chế từ thời Hán đã đề ra tiêu chuẩn hiếu hạnh, hiền lương, phương chính, minh kinh và năng văn”[35, tr.191]. Nhưng đây lại là một xã hội không tưởng đối với “giai đoạn văn học thứ hai” này.

Trở về thực tế cuộc sống, họ chán nản, bất lực trước nhân tình thế thái nhiễu nhương, xã hội không tưởng là chuyện của quá khứ, còn thực tại vô cùng phũ phàng với nạn tham ô, mua bán chức tước, quan quyền, trọng danh mà hạ thấp cả nhân cách của mình. Do vậy, khi lạc lõng trong việc mất mát niềm tin tư tưởng họ tìm đến sự khuây khỏa trong tư tưởng “vô” của học thuyết Lão - Trang và nhà Phật nhưng vẫn day dứt trong mình một nỗi niềm khao khát về công danh, sự nghiệp. Còn đối với giới trí thức chân chính họ trở thành cùng “giai cấp” đối với những con người không ra gì, chính điều này khiến kẻ sỹ cảm thấy bứt bối, chán chường và muốn dứt bỏ cái mà bấy lâu nay họ tôn sùng theo đuổi – tư tưởng thánh hiền. “Những kẻ xu danh trục lợi xung quanh nhà thơ không phải là ít, làm quan mà như ngồi trên đống dao găm. Sợ là phải” [37, tr.37]. Nên, có nhiều người phân vân, dùng dằn trước vấn đề “xuất – xử” sao cho trọn vẹn việc phụng sự “vua – tôi” và giữ tâm hồn mình thanh cao. Nguyễn Gia Thiều cũng là một trong những nhà nho mang tâm trạng day dứt trong sự lựa chọn “xuất - xử”, công danh và nhàn tản của mình. Trong Cung oán ngâm khúc, ông đã mở ra cái nhìn khác về nỗi niềm danh lợi ở đời:

Mặt phong trần nắng rám mùi dâu.

Đứng trước thực tế loạn lạc của cơ chế lưỡng đầu, lục đục nội bộ, chiến tranh cắt cứ liên miên dẫn đến nhiều nghịch cảnh từ thế thái nhân tình, lúc này trong nhân sinh quan của Nguyễn Gia Thiều cuộc đời rồi cũng chỉ là một trò chơi, và người chơi thường hay lạc lối vào những căn phòng danh lợi lấp lánh. Đến sau cùng, ảnh vỡ, con người ta dần mất niềm tin khi chứng nghiệm những tình cảnh trái với đạo lý thuần phong. Khi nhận ra được điều này, kẻ sĩ đương thời không còn muốn thiết tha với

nghiệp chính danh định phận. Danh lợi trần tục chẳng qua cũng là hư ảo:

Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm/ Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon (Cung oán ngâm khúc)

Nguyễn Du quan sát sự kiện lịch sử đương thời và suy ngẫm. Khác với giai đoạn mà Nguyễn Trãi sống, đến Nguyễn Du những vấn đề về Nho trị đa dần thế chỗ cho những niềm tin hoàn toàn khác, chỉ vì thực tế quá đỗi đau lòng: Thiên nhiên phú quý cung tranh đoạt:

Bách niên thân thế ủy phong trần Lữ thực giang tân hự hải tân Cao hứng cửu vô hoàng các mộng Hư danh vị phóng bạch đầu nhân.

Nhắc đến chuyện công danh, trong thời gian làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Công Trứ cũng bao phen trầy trật với sự nghiệp dựng danh của mình. Lúc mới vừa bước chân vào chốn quan trường, ông được sống trong thời đại nhà Nguyễn dựng cơ đồ nên ông rất sôi nổi, say sưa hào hứng với nghiệp công danh của mình. Nhưng càng đi sâu vào xã hội ông càng ngộ ra cái bản chất thối nát của xã hội ấy. Ông bắt đầu có những nhận thức khách quan dựa trên bối cảnh xã hội đương thời, ông càng tỉnh lại càng đau vì những điều chán ngán trước mắt. Xã hội mà đồng tiền đã không còn là một con số, nó trở thành “kẻ sai khiến” không lời thầm lặng cho bất kì ai. Nhận thức để rồi day dứt mộng Nam Kha, Nguyễn Công Trứ cảm thấy cô độc giữa một xã hội ô trọc đã giày vò nhà thơ đến khủng khiếp. Trong bài thơ Tự thọ, Nguyễn Công Trứ còn nhìn lại quãng thời gian làm quan dài đăng đẳng của ông vừa

qua cũng chỉ là một vở tuồng, còn ông lại là một con rối bị giật dây: Nghĩ sự đời mà cám nỗi phù du!/ Tự tâm tiễn biệt hào vô trạng,/ Quái sát Hồng sơn hữu thị phi.

Đối với Cao Bá Quát, cuộc đời sôi nổi, tận hiến, tận lực cho đất nước với đúng ý nghĩa là “chí nam nhi”. Nguyễn Công Trứ nói nhiều đến giấc mộng anh hùng, tức là giấc mộng công danh, giấc mộng trung hiếu. Nhưng đối với Cao thì giấc mộng ấy không thuần là công danh mà nó là một cái gì cao hơn thế. Vào Huế, ngang qua núi Hoành đứng nhìn ra khắp tứ phương, nhà thơ chợt nghĩ: Công danh nhất lộ kỷ nhân nhàn. Dù có đỗ đạt cao ra làm quan nhưng tiếng thở dài của ông về giấc mộng Nam Kha vẫn là một điều gì đó nặng trĩu và hoàn toàn không có thực: Dư sinh phù danh ngộ./ Thập niên trệ văn mặc./ Gian nan nhất đệ hậu,/ Tiều tụy vô nhan sắc(Đắc gia thư, thị nhật tác).

Là hư danh và cho đến cuối cuộc đời, danh vẫn là một niềm day dứt khôn nguôi cho các kẻ sĩ, mặc dù thực tế trái ngang, mặc dù nhận thức rõ được kết cục, nhưng lý tưởng cao cả của kẻ sĩ về một nền Nho trị với luân thường đạo lý vẫn còn có sức ám ảnh và miệt mài. Vì bản thân không dứt được nên họ cứ day dưa với một nỗi niềm, cảm thấy cô độc khi mất niềm tin họ bắt đầu tin rằng, suốt chuỗi hành trình dài của công cuộc hiện sinh, cái chính vẫn là làm cho bản thân có ý nghĩa với trời đất. Nhưng sự cuộc nào cho phép người thanh cao giữ được mình?!

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)