Tâm thức đổ vỡ trong chữ “tình” đa đoan

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 48 - 55)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3.Tâm thức đổ vỡ trong chữ “tình” đa đoan

Ứng xử của giới sáng tác trí thức trong thời kì văn học này đã rẽ qua một khúc quanh lớn trong lịch sử từ khuynh hướng trung hiếu tiết, nghĩa; văn dĩ tải đạo sang khuynh hướng trữ tình. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là những biến cố lịch

sử dồn dập làm suy yếu ý thức hệ Nho giáo và chế độ quân chủ tập quyền mà ý thức hệ này thường ra sức củng cố. Trong những thời thịnh trị của chế độ quân chủ, người thanh niên Nho sĩ rất vui lòng tôn thờ các thần tượng Quân, Sư, Phụ; vì quân thì minh, sư thì kính, phụ thì từ. Nho sĩ được đào luyện trở nên con hiếu, học trò biết vâng lời thầy, và tôi trung nghĩa là phải sống cho hoàn toàn bằng lí trí, hy sinh tình cảm cho bổn phận. Nhưng những biến cố của thời cuộc đã làm sụp đổ các thần tượng về vua chúa mà họ đã từng tận lực phụng sự. Từ những biến thiên lớn trong xã hội, từ sự bất bình sâu sắc và nỗi khát khao cháy bỏng được sống làm người với đúng nghĩa của nó, tư duy của kẻ sĩ có sự thay đổi về mặt tư tưởng. Đánh mất lý tưởng họ bèn quay về sống cho chính họ, cho tình cảm cá nhân: sống cho ái tình. Khuynh hướng “tình” bắt đầu từ đây. Thiệu Khang Tiết trong lý luận về sự hình thành vũ trụ đã cho rằng trạng thái nguyên sơ của vũ trụ là thái cực, thái cực phân hóa thành hai thế cực âm và dương. Âm và dương tác động lẫn nhau mới sinh ra vạn vật. Nhưng ông lại cho rằng thái cực là cái có tính chất tinh thần, ông nói “đạo là thái cực” và “tâm là thái cực” (Thái cực đồ thuyết, Quan vật ngoại thiên); từ đó Thiệu Ung đề cao nhận thức luận duy tâm chủ quan, cho rằng vạn vật ở chính trong tâm con người, nhìn ngược vào trong tâm mình không có cái gì không đầy đủ trọn vẹn cả “vạn vật ư nhân nhất thân, phàm quan mạc bất toàn dị”. Còn, trong Thế thuyết tân ngữ, Vương Nhung một nhân vật trong Trúc Lâm thất hiền đời Tấn nói: “Thánh nhân vong tình, tối hạ bất cập tình. Tình chi sở chung chính tại ngã bối” Thánh nhân là người hiểu biết sâu sắc bản tính vạn vật do đó nắm vững tính tất yếu của mọi sự biến hóa và đổi thay của mọi vật. Từ đấy bậc thánh nhân không đau lòng trước mọi cảnh huống của cuộc sống, mà luôn an nhiên tự tại. Thánh nhân lấy “lý hóa tình”. Nhà Đông Phương học người Nga – Bezin nhận xét: “Người hiền triết bình thản mà lý tưởng về mẫu người ấy đã tồn tại từ lâu trong truyền thống Trung Quốc hẳn là không cho phép mình bị cuốn theo cơn xúc cảm bồng bột. Tâm hồn của đấng hiền triết đứng trong sự tĩnh lặng tịch mịch và không một sự xáo động nào của thế giới lại có thể khiến cho Người xúc động” [35, tr.247]. Vũ Đình Trác nhận định theo phái Huyền học đời Tấn thì yếu tố tình cảm là căn bản nếp sống của người phong lưu tài tử. Tình cảm của tài tử giai nhân gây cho họ nhiều

xúc cảm mãnh liệt mà thường nhân không có. Sự ảnh hưởng quan trọng hơn nữa là sự du nhập các tư tưởng thẩm mỹ mới từ tiểu thuyết “Tài tử gian nhân”, tiểu thuyết đô thị Minh - Thanh đã thổi một làn gió tư tưởng thị dân mới đến các nhà Nho. Điều này tạo nên một sự thay đổi to lớn trong tư duy nghệ thuật của giới sáng tác.

Càng đi vào cuộc sống và xã hội giai đoạn từ nửa đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX này, bối cảnh xã hội càng tác động mạnh mẽ đến tư tưởng mà bản thân “cái tôi trữ tình” trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản: “Có thể nói: Khuynh hướng trữ tình rầm rộ trong văn học Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn là hậu quả tất yếu của sự sụp đổ những thần tượng Nho giáo cuối thế kỷ XVIII. Nó có ý nghĩa như là một phủ nhận thời cuộc, một khước từ tham dự vào thực trạng xã hội, một hồi hướng vào đời sống nội tâm, một chối bỏ vì hoài nghi – bổn phận trở về với tình cảm” [43, tr.74]. Chính sự khủng hoảng ý thức hệ đã tạo ra một sự đổ vỡ niềm tin và một cuộc “tìm về” những giá trị của chính mình như thế này. Cái “tình” được phát lộ mạnh mẽ, trong thơ lúc này không còn nhiều bó hẹp cho tư tưởng “chí” của kẻ sĩ mà đã mở rộng đến những chân trời cảm xúc mới lạ, đa dạng, trần tục mà thi ca trước đây chưa hề đề cập tới. Những cái tôi đầy boăn khoăn lo lắng, lo âu, chật vật, day dứt với những biến thiên của cuộc sống. Con người bắt đầu có những nhìn nhận, phản tỉnh riêng lại với cuộc đời với thân phận mình, khi những tư tưởng trước đây họ bấu víu, thực hiện đều không mang lại tác dụng cho cuộc sống hiện thực trước mắt. Kẻ sĩ bắt đầu để ý đến những điều nhỏ nhặt của cuộc sống xung quanh. Bức tranh đã bắt đầu được dệt bằng cái xót xa, cay đắng của tình yêu đôi lứa, sự dùng dằng mâu thuẫn giữa việc chọn lựa chữ “hiếu” và “tình”, những nỗi buồn chán vì mối tình làm lẽ bé mọn ở hiện tượng Hồ Xuân Hương, đến nỗi ưu tư về thân phận lạc loài trong thơ Nguyễn Du, rồi sự bất đắc chí đầy chất thế tục của con người thị tài Nguyễn Công Trứ hay đó là cái nhọc nhằn thở dài khi nhìn về nhân tình thế thái của Cao Bá Quát. Trong một vài sáng tác, con người ta không lưu ý đến nhiều phẩm chất tư tưởng nữa, thay vào đó là chân dung của những con người phản tỉnh về thế thái nhân tình, “không mang ánh hào quang của mẫu người thánh nhân quân tử, con người với cuộc sống đời thường, kể cả đời sống thân xác, với thế giới nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc con người

trình diện những phương diện trần tục nhất, hiện thực nhất, kể cả chuyện đi nghe ả đào hát, liếc mắt đưa tình với ca nhi kỹ nữ” [35, tr.83].

Trong Chinh phụ ngâm khúc, nhân vật trữ tình không phải là nhà chính trị là bậc Nho sỹ “ưu quốc ái dân”, có những nỗi niềm lo cho thế đạo nhân tâm, mà nhân vật trữ tình ở đây chính là người phụ nữ có chồng đi trận, bao nhiêu năm tháng đi qua vẫn luôn mòn mỏi trông ngóng tin chồng:

Tin thường lại, người không thấy lại Gốc hoa tàn đã trải rêu xanh Rêu xanh mấy lớp chung quanh Sân đi một bước, trăm tình ngẩn ngơ Thư thường tới, người không thấy tới

(Chinh phụ ngâm khúc)

Người phụ nữ không chỉ khao khát ngóng trông chồng của mình trở về mà còn lo lắng cho tuổi xuân ngày một phôi phai theo năm tháng:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải/ Gương gượng soi lệ lại chứa chan.

(Chinh phụ ngâm khúc)

Khi đốt hương người chinh phụ thầm mong cầu sự thanh thản yên bình và nguyện rằng chinh phu nơi biển ải xa xôi sẽ mau chóng quay trở về. Nhưng từ “gượng” lại diễn đạt sự miễn cưỡng, chán chường khi đốt. Để bổ sung cho “gượng” tác giả đã hồn đà mê mải (lòng dạ, tâm trí lan man, mơ màng không tập trung) và “lệ lại châu chan” (soi gương mà nước mắt chảy khiến cho hình trong gương ấy nhòe mờ. Rồi “gượng” soi gương để nhìn lại xuân xanh của mình suốt những năm tháng dài đằng đẵng chờ chồng ra sao, song chỉ khi nhìn thấy khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt. Không những thế, người phụ nữ này còn trăn trở nhiều cái “tình” cụ thể khác, rất thường nhật nhưng một mình phận liễu phải đảm đương, gánh vác tất thảy mọi việc trong gia đình:

Tình gia thất nào ai chẳng có/ Kìa lão thân, khuê phụ nhớ thương/ Mẹ già phơ phất mái sương/ Con thơ măng sữa, vả đương phu trì/ Lòng lão quân buồn khi tựa cửa/ Miệng

hài nhi chờ bữa mớm cơm/ Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam/ Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân!/ Nay một thân nuôi già dạy trẻ/ Nỗi quan hoài mang mể biết sao!

(Chinh phụ ngâm khúc)

Đến quan lại vua chúa cũng gánh trong mình những nỗi đau thân phận, khi tư tưởng bắt đầu lạc loài giữa cả một xã hội, khi thân mang tài mà lại không được trọng, khi cảm thương cho những số phận hèn mọn, nhỏ bé. Với một tâm thế đón nhận kiêu hãnh, bản thân họ dũng cảm cất lên tiếng nói của mình để bảo vệ cho những số phận mỏng mảnh và cùng thể hiện sự đồng cảm của họ đối với những con người ấy. Đa tài, đa tình rồi lại đa đoan. Nguyễn Gia Thiều xuất thân trong gia đình dòng dõi hoàng tộc nên hẳn Nguyễn Gia Thiều không khỏi có sự nhận thức sâu sắc về sự tan vỡ kỷ cương phong kiến lúc bấy giờ, và hẳn là lý tưởng trí quân trạch dân của ông đã bị lung lay. Những giá trị có sẵn và được coi là thiên kinh địa nghĩa trong với tư tưởng đã không còn là chỗ dựa vững chắc cho hành động của ông nữa:

Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt, Nguồn cơn kia chẳng tát mà vơi! Thôi đi đâu biết cơ trời,

Bỗng không mà hóa ra người vị vong.

(Cung oán ngâm khúc)

Giữa một xã hội trọng nam khinh nữ, đề cao tài cán và lí tưởng của người quân tử, thì hẳn người phụ nữ được sinh ra trong giai đoạn này chỉ là “hoa trôi man mác”. Không dễ gì, “thân” và “phận” của họ được xác định và chấp nhận trong xã hội này. Ngoài việc an phận điều phụ nữ có thể làm tốt nhất là không thể vượt phận. Kẻ sĩ theo đuổi lý tưởng hoài bão, gặp thất bại, sóng gió chính trường, quân trường, họ biết đau. Vậy còn người phụ nữ, họ cũng cần được cảm thông, chia sẻ, khi sinh ra, trót mang mệnh bạc, họ cũng biết đau và cũng có nhu cầu được sẻ chia. Nhưng! Mấy ai bản lĩnh làm được điều đó, khi thứ lề thói nho gia và thứ khắc kỷ phục lễ là cái hàng rào quá lớn để ngăn cách những thứ tình cảm nữ nhi thường tình giữa người quân tử và phận hồng nhan. Vậy nếu bản lĩnh thể hiện tiếng nói của những con người này, thì quả thật “thánh nhân” đã không “vong tình” như điều mà lý tưởng đức trị cho Nho gia trong xã hội giai đoạn trước đã làm. “Thánh nhân” giờ đây đã “hữu tình”. Trong xã hội phong

kiến, phụ nữ sinh ra mặc định là khổ, người ta trọng nam hơn phận nữ nhi thường tình. Họ là người có tài năng, nhan sắc như nàng Kiều hay nàng cung nữ, nhưng tất thảy người phụ nữ trong xã hội ấy đều bị phụ bởi tất cả các mối quan hệ. Dù cho, người phụ nữ có thể tạo ra rất nhiều ý nghĩa tinh thần trong đời sống, không thua kém gì năng lực của đấng nam nhi. Nhưng đã là xã hội phong kiến, họ phải chấp nhận số phận của mình, và chỉ biết than thân trách trời:

Có trời mà cũng tại ta/ Tu là cõi phúc, tình là dây oan./ Thúy Kiều sắc sảo, khôn ngoan./ Vô duyên là phận hồng nhan đã đành/ Lại mang lấy một chữ tình.

Với hơn mười năm gió bụi của mình, dễ thấy, chuyến hành trình lưu lạc này của tác giả đã mang đến vốn sống vô cùng phong phú. Hẵn hòa mình với cuộc sống bên ngoài, cộng với thời gian quan trường của mình, tác giả đã nhận thấy sự khác biệt nghịch lí mà cả hai khía cạnh sống mang lại cho ông. Vượt ra khỏi tầm nhìn thiên kiến của Nho gia, Nguyễn Du hướng đến giá trị nhân bản thật sự của con người. Và tất yếu những giá trị ấy không chỉ đúc kết bằng lý tưởng đức trị, cách hành đạo mà đó còn là những thứ tình cảm rất cá nhân, rất riêng biệt, liên quan đến cuộc sống của mỗi người.

Phũ phàng chi bấy hóa công!

Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha. Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay! Thác xuống làm ma không chồng!

Nếu ai không trắc trở tình duyên ít nhiều, từng ấy nỗi lo gánh nặng trên vai đủ biết Nguyễn Du không thể “vong tình”, mà còn nhọc nhằn với nhiều trăn trở đến nhường nào. Khi khắc họa Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời nàng Kiều là một khúc ca bạc mệnh ngay từ khi mới bắt đầu. Ngay từ khi gãy khúc đàn đầu tiên, đến việc gặp mộ Đạm Tiên, rồi biến cố gia đình xảy ra, kéo theo đó là “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, đoạn đường mười lăm năm gió bụi, đã gảy hộ nàng khúc “bạc mệnh” mà người đọc có thể thẩm thấu trong suốt 3254 câu thơ. Nguyễn Du mượn lời của Đạm Tiên mà bày tỏ: Chị sao phận mỏng đức dày/ Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai!/ Tâm thành đã thấu đến trời,/ Bán mình là hiếu, cứu người là nhân.

Quan niệm “chủ tình” ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nhà Nho thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của loại hình nhà Nho phi chính thống. Họ hướng về tự do cá tính, về sự giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lý tính đạo đức nho khô khan, nhiều khi họ thức nhận được sự giả dối ngay chính trong xã hội mà họ đang sống. Nên có người cho rằng văn học thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX chịu ảnh hưởng của tinh thần “phong lưu” của loại hình nhà nho tài tử. Theo nghiên cứu của Vũ Đình Trác: “Yếu tố tình cảm là căn bản nếp sống của người phong lưu tài tử… Đạm Tiên, Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải đều là những khách phong lưu tài tử. Tình cảm của giai nhân gây cho họ nhiều xúc cảm mãnh liệt”. Họ ý thức hơn về nhiều vấn đề của cuộc sống, họ nhìn thấy mặt trái và bắt đầu tìm cách ứng xử với xã hội đó. Mang trong mình trọng trách là kẻ sĩ, là người có bổn phận của xã hội, nên họ cần chú ý đến những vấn đề nhân sinh thay vì làm những điều sai trái mà các tên hoạn quan đang ngày ngày tung hoành. Đấy mới gọi là bản lĩnh! Nguyễn Công Trứ đã chọn cho mình một thái độ sống tích cực, khi đã nhìn thẳng vào những mặt xấu của xã hội. Ông cảm thương cho số phận của những nhà nho đương thời. Bài thơ Hàn nho phong vị phú

đã thể hiện sắc nét, sinh động về cuộc sống nghèo hèn của những nhà Nho đương thời:

Mới biết: khó bởi tại trời, giàu là cái số.

Dầu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ. Trong cũi lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu đàn chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, quân tử ăn chẳng cần no,

Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cổng thường bỏ ngỏ…

Nhìn chung những câu thơ của Nguyễn Công Trứ, viết về chủ đề này thường thấm đượm cảm xúc sâu sắc của một con người cảm nghiệm nhiều về xã hội, về nhân tình thế thái. Ông thấm thía với tình cảnh những người lép vế trong xã hội:

Ăn ở sao cho trải sự đời/ Vừa lòng cũng khó há rằng chơi/ Nghe như chọc ruột tai làm điếc/ Giận đã căm gan miệng mỉm cười.

Xã hội vị tiền, đồng tiền trở thành “thánh nhân”, có sức mạnh điều khiển tất cả mọi thứ khi mà nó trở thành thước đo giá trị của con người, phẩm cách của con người, cũng được quyết định bởi đồng tiền: Thế thái nhân tình gớm chết thay!/ Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy. Việc mua quan bán tước, đút lót nhau như một việc hiển nhiên mà xã hội ấy ai cũng thừa nhận, chấp nhận. Có tiền là có mọi thứ, ngay cả việc mua lấy phẩm giá con người. Điều này một phần cũng là do xã hội hàng hóa phát triển, nên giá trị của đồng tiền ngày càng được “kính trọng”. Bao nhiêu luân lí cổ truyền đều rạn vỡ trước sức mạnh phá hoại của đồng tiền. Vả lại, ngay bản thân các nhà nho nghèo khổ cùng thời, đôi khi chính họ cũng trở thành nạn nhân của đồng tiền. Tiếng nói tố

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 48 - 55)