Trở về giá trị nhân bản đích thực của phận người

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84 - 91)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Trở về giá trị nhân bản đích thực của phận người

Vượt ra khỏi tồn tại ,vượt lên khỏi xã hội định kiến, sống trong cái thế giới riêng của ẩn sĩ, giới tri thức trong xã hội phong kiến đương thời không muốn bị ràng buộc bởi danh lợi tiền tài, công danh, phú quý. Cái ràng buộc họ là “tâm”, tâm vì vận mệnh đất nước, tâm vì mình, chưa được là mình, chẳng qua đây chỉ là cách giữ mình trước thực tại. Điều này làm nên cảm thức xao xuyến thực tại của cá thể. Giữa con người và cuộc đời có mối ràng buộc lẫn nhau để cuộc hiện hữu trở nên có ý nghĩa. Nhưng giữa xã hội mà ý thức cá nhân bị chèn ép đến kịch liệt như thế kỷ khủng hoảng, nội chiến liên miên này, thì thân phận con người hoàn toàn là kiếp lưu đày. Các giá trị Người không được xã hội coi trọng, họ phải phát triển trong khuôn giáo luân lí, bó hẹp trong “tam cương ngũ thường”. Vì mô hình đức trị ngày ấy cho rằng chỉ có phát triển theo lý tưởng của Nho giáo thì xã hội mới trật tự, con người mới thành thánh nhân, mới trung - hiếu - tiết - đễ, phụ nữ thì phận gái thuyền quyên, đức hạnh công dung. Nam theo tam cương, nữ giới theo tam tòng tứ đức, mỗi số phận, mỗi cuộc đời, cứ thế mà thực hiện, dù có mơ ước hay khát vọng gì về cuộc đời mình thì vẫn không được phép vượt phận, vì vượt phận là sẽ khổ. Chính vì điều này, đã tạo nên một tâm thế muốn nổi loạn trong kiếp người của mỗi cá thể,

để họ vẫy vùng các giá trị của mình cho cam, cho thỏa. Họ nhìn thấy các giá trị của bản thân trở nên thừa thãi khi không được bộc lộ hoặc trọng dụng. Xã hội mà chữ “tài” lại đi với chữ “tai”, “hồng nhan” gắn liền với “bạc mệnh”, “tiền” ứng với phẩm giá, “mệnh” chỉ định số phận, “kiếp người” lại là mớ “bòng bong”. Có quá nhiều sự ngổn ngang, có quá nhiều sự trắc trở, con người dường như không đủ sức vùng vẫy cho “phỉ chí” mà lại thay vào đó là mặc cảm phó mặc, “thôi thì thôi”, “chấp nhận” cuộc đời “phụ thuộc”, sống bám như một lẽ tự nhiên và tuân thủ. “Tự nhiên” lúc này là “tự nhiên” theo kiểu Nho giáo, “tự nhiên” trong khuôn khổ. Chính vì lẽ đó mà con người ta đánh mất chính mình, xã hội người ngợm lẫn lộn, quân tử hay tiểu nhân, không hề có ranh giới phân biệt. Điều này hình thành sự chung đồng hiện hữu, và cuộc đời của mỗi cá nhân là một thân phận “chung đồng” không hơn, không kém.

Khi lạc mất niềm tin, và biến cuộc đời mình thành một kiếp sống lạc loài, sự hiện hữu của mỗi cá thể lúc này dường như không còn quan trọng nữa. Họ đánh mất đi ý nghĩa hiện sinh của cuộc đời mình và để nó trôi dạt vào hành trình bất định. Ngay cả tự do là điều kiện tiên quyết để con người ta sáng tạo cũng bi cái gọi là “thiên mệnh”, “luân lý” nuốt chửng. Từ đó, con người bắt đầu có sự phản tư về đời sống của chính mình, khi nhìn vào một xã hội, ai cũng có cuộc đời như nhau. Họ bắt đầu nhiều cuộc hành trình giải phóng bản thân mình như trở thành ẩn sĩ, lánh đời hoặc trở thành những con người siêu việt đầy bản lĩnh để đối thoại lại với xã hội như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ hay Cao Bá Quát. Khi con người ta bắt đầu gần rơi vào tâm thế hư vô, lúc này họ phản tư mạnh mẽ nhất các giá trị tự thân đang tồn tại của mình, với đời, và với ý nghĩa cuộc sống. Khi mọi sự đã bị sụp đổ nghiêm trọng, khi họ không còn vin víu bất kì điều gì, họ nhìn lại chính mình, vì còn ai để tin tưởng nữa đâu. Lúc này, họ cảm thấy mình phát sáng dưới vực thẳm của sự sụp đổ. Chính những giá trị tự thân làm họ cảm thấy phát sáng. Họ tìm về chính mình, khẳng định giá trị của mình, và khao khát tự do. Tự do là giá trị nhân bản cao nhất để thể hiện ý nghĩa của ý nghĩa hiện hữu. Sartre cho rằng, tự do là cái quyết định lối ứng xử trong một tình huống và cố gắng lặp lại nó trong tình huống khác; hành động một

cách “tự động”, tức là hoàn toàn không tự do. Tự do trở nên hiển nhiên trong các hành vi “hư vô hoá”, biến những gì không phải là đối tượng ý hướng thành hư vô. “Tự do không phải là cái gì khác ngoài sự hư vô hoá đó”; còn sự “hư vô hoá” trong tự do không có cơ sở nào khác ngoài bản thân tự do. Tự do không có cơ sở, cũng như con người vốn dĩ đã được tự do. Con người và chỉ có con người mới có quyền tự do quyết định mình sẽ trở thành người nào và như thế nào. Con người xuất phát từ thế giới nội tâm của mình để tự quyết định việc đó, chứ không phải do người khác, cái khác quyết định thay cho mình; con người quyết định mà không chịu sự chi phối của những thiên kiến (“tâm thế nhân tạo”). Con người không tự do là cái thực tại, cái hiện hữu giống như khách thể; nó hiện hữu nhưng không hành động với tư cách con người theo nghĩa hiện sinh. Do vậy, tồn tại với tư cách tự do nhất thiết phải phủ định tồn tại hiện có. Nguyễn Công Trứ, tự do phiêu du tự tại trong giấc mơ hành lạc, Hồ Xuân Hương tự do ở thể hiện khao khát bản năng nhất: làm vợ, làm mẹ; Nguyễn Du khao khát tìm hạnh phúc, tình yêu tự do cá nhân.

Phát triển trong bối cảnh lịch sử mà chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, ý thức hệ phong kiến bị sụp đổ, trào lưu nhân văn đang bộc phát lên mạnh mẽ như một tự trào, văn học giai đoạn này có một đặc trưng mang tính lịch sử là khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người.Khám phá ra con người, văn học giai đoạn này đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh chủ yếu. Hàng loạt tác phẩm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Sở kính tân trang, Truyện Kiều rồi nhiều truyện thơ Nôm khác đều phản ánh những khát vọng của con người. Cũng giống như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều đã nhìn thẳng vào sự thật, táo bạo miêu tả những thèm khát ái ân của cung nữ. Dưới ngòi bút của ông, cung nữ hiện diện là một con người thật sự, sống động và vô cùng đáng yêu với những tâm tư, cảm xúc và khát vọng mãnh liệt, khác hẳn những nhân vật mang tính ước lệ thường thấy trong văn học thời phong kiến. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Gia Thiều là một nhà nhân bản chủ nghĩa đích thực, vượt xa nhiều “văn nhân” đương thời:

Để gầy bông thắm để xơ nhuỵ vàng! - Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục, Chốn phòng không như giục mây mưa.

Lí trí của nàng đã tự vận động và đã sáng ra. Nàng nhận thức được tấn bi kịch của đời mình, nhận thức được sự tàn tệ của nhà vua đối với nàng. Như người chợt tỉnh “giấc mộng kê vàng”, nàng nhận ra sai lầm tai hại của mình đã ăn phải bả vinh hoa để đến nổi rơi vào thảm cảnh:

Chống tay ngồi ngẫm sự đời,

Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm!

Và cuối cùng đầu óc còn chút tỉnh táo của nàng đã lần tìm được lối dẫn tới chân lí của hạnh phúc: không phải quyền lựcđịa vị xã hội mà chính bản chất tốt đẹp của con người đã quyết định hạnh phúc ấy:

Cùng nhau một giấc hoành môn,

Lau nhau ríu rít cò con cũng tình.Nên: Thà rằng cục mịch nhà quê,

Dầulòng nũng nịu nguyệt kia hoa này.

Với cặp mắt nhìn thấu trăm năm vô cùng tinh tường, Nguyễn Gia Thiều đã nhìn thấu bản chất của tấn bi kịch cuộc đời các cung nữ. Đó chính là tình trạng “người áp bức người” trong thời đại mà sự bình đẳng về nhân quyền chưa được xác lập. Tác giả đã vô cùng mẫn tuệ nhận ra chân cung nữ tuy ở địa vị thấp hèn nhưng là một con người đích thực, cao quí, còn vua tuy ở địa vị tối cao nhưng chỉ là một kẻ thô thiển, “bất cập tình”, đạo đức giả, vô nhân bạc nghĩa. Tác giả đã vạch trần sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa thiện và ác, và đã lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tội ác. Đó chính là tư tưởng nhân văn rất cao và rất sâu hàm chứa trong Cung oán ngâm khúc.

Trong Truyện Kiều, thông qua xử lý diễn biến số phận nàng Kiều, chúng ta thấy rõ một Nguyễn Du đau đời, thương đời nhưng cũng tràn đầy lạc quan vào chân - thiện - mỹ sẽ chiến thắng trong cuộc đời, khi đưa ra thông điệp về nỗ lực tu tâm, hành thiện con người sẽ cải hoá được số phận, từ đó thay đổi được thiên mệnh. Nguyễn Du đã

nói lên được mơ ước, niềm mong mỏi hướng tới tương lai tốt đẹp của con người. Những con người chịu nhiều đau khổ, tầng lớp bình dân sẽ không thể tồn tại nếu họ thiếu niềm hy vọng, trước hết và tột cùng, rằng chân lý, sự công bằng, tốt đẹp sẽ ngự trị sau khi con người đã nỗ lực phấn đấu cho sự thay đổi, hoán cải bằng toàn bộ trái tim, sức lực cuộc đời của mình, như cô Kiều sau 15 năm lưu lạc lại được đoàn tụ, vui vầy cùng gia đình. Hy vọng đó, chân lý đó, theo cách biểu đạt của Nguyễn Du, là khúc khải hoàn của chữ “tâm”:

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Nguyễn Du đã tiến tới nhận thức tự giác về thân phận những người nghệ sĩ trong đó có chính ông: “hai chữ tài tình là mối thông lụy của bọn tài tử khắp cả gầm trời và suốt cả xưa nay”. Nhà nghệ sĩ không chỉ thương người mà còn thương thân - thương chính mình, đó là một căn nguyên khác của chủ nghĩa nhân bản đặc biệt của thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Muốn thông cảm, thương yêu con người thì trước hết hãy thương chính bản thân mình. “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”. Nguyễn Du cảm nhận vấn đề thân phận của những người nghệ sĩ thông qua sự chiêm nghiệm thân phận chính mình. Triết lý tài mệnh tương đố của ông có ý nghĩa sâu sắc vì ông lên án cuộc đời đã đối xử bất công với những người làm nên những giá trị đó, những chủ nhân của giá trị tinh thần - một nét mới căn bản là nhận thức toàn diện của Nguyễn Du về con người. Con người có thân xác do đó có quyền sống về mặt thân xác, có trái tim do đó có quyền được mong muốn, ước ao, được buồn vui, hy vọng hay đau khổ, có quyền sống riêng về tư tưởng. Ngợi ca con người theo lập trường nhân bản chân chính không chỉ riêng về tư tưởng đạo đức mà còn không thể không ngợi ca vẻ đẹp của chân dung và hình thể con người.

Hư vô như một chiều hướng “âm tính” trong phương thức biểu đạt sự trình hiện của các cá nhân trước thế giới. Khi đặt mình trong tâm thức hư vô, chủ thể hiện sinh nhận ra sự hoài công của mình trong quá trình hiện hữu, họ thực hiện một “phản ứng không gì khác đi ngoài việc ngưng hãm lại mọi cố gắng hiện hữu chân thực của mình”. Nhưng nhờ có hư vô, con người mới đặt mình trong nhiều trạng huống khác

nhau của cuộc sống. Người ta cố gắng hết sức để làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa còn hư vô sẽ gạt tan mọi ý nghĩa đó. Vậy giá trị nhân bản nằm ở đâu? Khi chính tâm thức hư vô hiện diện con người mới nhận thức được thời gian hiên hữu của mình để xác định được cho mình một thái độ rõ ràng và cố gắng thực hiện nó trong quá trình sống. Những cảm thức như lạc lõng, nổi loạn, cảm nghiệm hay dự báo về cái chết, chính là ngòi kích tinh thần “là mình” của con người. Họ có thể xác lập được cho mình một thái độ hiện sinh đúng đắn và có ý nghĩa đối với chính bản thân mình. Khi đã xác lập được điều này, thì giá trị nhân bản sẽ lên ngôi. Vì sau cùng, những con người trong giai đoạn này đều mang nhiều trọng trách gắn liền với xã hội, chính những cảm thức này sẽ giúp họ còn bình tĩnh, được trấn an, và chấp nhận kiếp sống như một lẽ tự nhiên ở đời. Vì con người không thể dứt mình hoàn toàn ra với đời sống chính trị xã hội mà thay vào đó cần có một thái độ sống hài hòa cân bằng để đạt đến lý tưởng cuối cùng của một hiện sinh thể. Và hư vô sẽ là nền tảng hiện diện sau cùng, mặc dù chính bản thân nó không biết có tại tồn một ư nghĩa nào không, nhưng nhờ có hư vô, chúng ta mới cảm nhận được giá trị của hiện hữu của chính mình, đi thực hiện và truy tìm đến cùng bản thể của chính mình để cho thân phận và kiếp sống của cá nhân trở nên có màu sắc hơn.

Tiểu kết chương 2

“Cuộc đời không nghĩa lí, không cứu cánh, cuộc đời hồi quy liên tục vào vô vọng kiếm tím ý nghĩa của nó trong hư vô. Trở lại đời đời chính là sự thất bại của siêu nhân, của ý chí hùng bá, của quyền lực con người có thể làm mọi sự. Nó là sự đảo lộn của mọi viễn tượng, mọi dự phóng ở con người. Sau những hành trình buồn nản, con người tái ngộ hư vô. Con người dù ở ngay trong lòng cõi hư vô”. Hành trình tìm về hư vô chúng ta thấy là một hành trình buồn bã và miệt mài, vì ở đó mọi dự phóng đều biến mất, con người hiện lên với tâm thế bi quan, chán đời và đạt đến đỉnh điểm là dự báo về cái chết. Hư vô đánh thức mọi ý chí trong lòng cá thể để vươn tới và đạt được hư vô sau quá trình hậu nghiệm. Không rõ bến bờ hư vô cụ thể được neo đậu ở đâu ngoài hiện thể, nhưng, hư vô luôn là tầng cảm thức cuối cùng trong vô thức

của con người khi nhìn dưới góc độ nhận thức luận. Hư vô cấp cho đời sống hiện sinh “hờ” của con người trong xã hội này một ý nghĩa nhất định: ở việc xác lập thái độ sống và hướng đến những giá trị cứu cánh cho tâm hồn con người. Hư vô có giá trị bởi nó là lằn ranh duy nhất cho con người thấy được ý nghĩa giữa hiện hữu và hiện thể, mong manh đến mức nào. Con người sống trong bầu không khí bí bách của xã hội nên dần dà họ cảm thấy sự lạc lõng khi chịu đựng một cú sốc quá lớn của sự sụp đổ hệ tư tưởng, họ day dứt với nỗi niềm công danh rồi chần chừ với giấc mộng hành lạc. Đến khi cái tình đã bắt đầu len lỏi hầu khắp trong huyết quản của những nhà thơ thương đời thương người thì hết “đa tài, đa tình rồi lại đa đoan”. Họ nhận ra rằng đây là một kiếp sống phi lí, có hai lựa chọn một là chết hai là nổi loạn. Cho đến khi họ dùng sức lực cuối cùng để cố vẫy vùng, họ bắt đầu cảm nghiệm lại quá trình hiện sinh của chính chính mình, nhìn thẳng vào cuộc đời, vào bản thân để xác lập thái độ hiện sinh cuối cùng. Từ đây, họ vỡ lẽ và bắt đầu xoay chuyển tư duy. Mọi ý nghĩa của hiện hữu đều không còn giá trị, họ lạc vào hư vô. Mặc dù hư vô là trạng thái tâm thức cởi bỏ mọi giá trị của cuộc sống, nhưng nếu không có hư vô, ranh giới nào giúp ta xác lập được ý nghĩa hiện hữu. Hiện sinh kết thúc, hư vô lại tiếp tục bắt đầu, vì nó tồn tại

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)