6. Cấu trúc đề tài
3.1.1. Khôn g thời gian tha hương, lưu lạc
Giới sáng tác mở ra một không - thời gian lưu lạc ở việc thể hiện số phận của mỗi cá nhân. Ta thấy xuyên suốt các tác phẩm, giới sáng tác thường xây dựng cho mình những hình tượng nhân vật có nhiều va vấp với cuộc sống đảo điên: cuộc đời hoan lộ của đấng quân tử khi đặt mình ở nhiều triều đại khác nhau, kiếp hồng nhan thì dấng thân vào hành trình sóng gió của cuộc đời, người chinh phu thì vật vã nơi trận mạc, kẻ sĩ phải mệt nhoài với lý tưởng lập danh lập nghiệp; nên là các tác giả thường vẽ ra một không - thời gian lưu lạc để đặt nhân vật của mình vào trong đó mà thể hiện tư tưởng. Cũng chính nhờ không gian này, nên nhân vật của chúng ta thỏa sức mà bộc phát những ý niệm lạc loài về thân phận mình. Không – thời gian lưu lạc được mở ra khi thân phận bước ra khỏi phạm vi “êm đềm trướng rủ màn che”, “lầu son gác tía”, “cung vua phủ chúa”, để va đập với cuộc đời và chứng kiến nhiều lẽ đau thương: Một mình lưỡng lự canh chày/ Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.
Không gian lưu lạc là không gian mà mọi mối liên hệ của con người đã bị đứt tung, con người không còn nơi bấu víu, trở nên lênh đênh, vô định, trôi dạt, lơ lửng. Nguyễn Du sử dụng các hình ảnh “nước chảy hoa trôi”, “mặt nước cánh bèo”:
- Đã dành nước chảy hoa trôi lỡ làng
- Để con bèo nổi mây chìm với ai
- Lỡ làng chút phận thuyền quyên
Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?
Không gian “hoa trôi man mác” như một kiểu đại diện điển hình cho thân phận của người con gái trong xã hội phong kiến. “Hoa trôi bèo dạt” là một mẫu gốc ăn sâu vào tiềm thức và quan niệm xã hội của người phương Đông. Không được nâng
lên làm biểu tượng vì nó mang một ý nghĩa “mỏng manh” cho thân phận người nữ, nhưng xét về mặt đại diện thì hầu như ta thấy trong các tácphẩm văn học trung đại thì hình ảnh “hoa trôi, cánh bèo” là một hình ảnh xuất hiện xuyên suốt. Ở không gian này, chúng ta không thể nào xác định rõ được vị trí, mục đích và cũng không thể phát họa nên một bức tranh đậm đường nét về kiểu không gian lưu lạc này. Nhưng mặc khác với không gian này người ta cảm thấy hết sức thân quen gần gũi vì đó là cảm thức về một không gian xã hội thù địch với đời sống con người. Mỗi cá nhân đều không thể sống trong không gian đó một cách yên ổn, dễ thở. Không gian này tạo ra một tư thế ứng xử- nổi loạn. Ở đây, con người phải liều lĩnh và bất chấp tất cả;
- Cũng liều nhắm mắt đưa chân
- Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh…
Không gian lưu lạc giúp bộc lộ tính chất phi lý tưởng của nhân vật ngay trong không khí đạo đức rất đậm đặc. Vượt ra khỏi không gian yên ổn của một cuộc sống “êm đềm trướng rủ” và trải qua nhiều biến cố sóng gió trong đời sống, con người trở nên yếu đuối và không gian cũng nhuốm một màu buồn như thế. Ngay cả những điều bình thường là quen thuộc giờ đây nó cũng trở nên xa lạ, đau khổ, bi hoang dần:
- Cửa người đày đoạc chút thân Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu.
Không gian ấy được cảm nhận trong một không gian cao xa, rợn ngợp đến tận cùng:
- Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời Từ đây góc bể chân trời
Bên trời góc bể bơ vơ Chân trời mặt bể lênh đênh.
(Chinh phụ ngâm khúc)
Không gian tha hương cảm nhận là nơi hẻo lánh xa xăm, nơi chân trời góc bể thì nó cũng được cảm nhận là nơi cách trở, nơi phân chia quê mình và quê người, là
nơi biên ải xa lạ. Có thể nói, cùng với mô - tip “mặt nước bánh bèo”, “quê người đất khách”, “chân trời góc bể”, là những mẫu gốc không gian được kết đọng trong quan niệm xã hội lâu đời để nói về thân phận cô đơn, bé nhỏ của con người trước không gian bao la, xa lạ, cách trở. Trong không gian lưu lạc, người ta nhận thức rõ sự hiện hữu của mình đối với hiện tại là không hề có ý nghĩa nên cảm thức xao xuyến bắt đầu nảy sinh với những kí ức vẹn tròn về những điều thân thương đã cũ. Không gian lưu lạc, một dạng không gian phiêu lưu là không gian rất đặc trưng cho tiểu thuyết; ở đó con người buộc phải sống bên ngoài các giới hạn và khuôn khổ vốn có của mình, một mình phải đương đầu với thế giới bằng tất cả những gì mà nó có. Bakhtin coi đó là không gian làm bộc lộ con người trong con người. Dự cảm về sự cách trở thân phận, duyên tình:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời…
Không gian bị chi phối rất nhiều bởi cảm thức: những cảnh mà Nguyễn Du đã thể nghiệm trong đời làm quan và đi sứ. Đặc biệt trong đó có cảm nhận về số phận luận lạc của bao kẻ tài hoa bạc mệnh, trâm gãy bình tan, hoa trôi hoa rụng. Thiếu cảm giác ấy, thế giới tâm hồn, không gian nhân vật không thể gây được đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc. Những không gian này biểu hiện rất rõ cho thời gian thoi đưa của vũ trụ, mỗi thứ chỉ là “thoáng chốc”, “thoắt hiện”, “chợt” xảy ra và chính điều này cho ta thấy được cảm thức thời gian tàn tạ hiển hiện trong suy nghĩ của con người. Nàng cung nữ nhớ lại mộng đẹp lúc còn được ân sủng với vua, nhưng không – thời gian khi nàng cung nữ được đắt sủng chỉ là cái cảnh cái thời khắc hiện ra đó rồi tan trong nháy mắt: hoa thược dược chỉ “mơ mòng” thôi, đóa hải đường lại “thức ngủ” bất ổn, con người như chiếc bóng nhấp nhá Bóng bội hoàng lấp lóa trăng thanh. Mọi cuộc vui cũng phải đến lúc kết thúc và cũng sẽ tan. Đến khi người cung nữ nhận ra được Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt/ Nguồn ân kia chẳng tát mà vơi/ Suy đi đâu biết cơ trời/ Bỗng không mà hóa ra người vị vong thì không – thời gian trần thế lúc này mới thực, nó hiện diện sắc thái một cách cụ thể, rõ ràng trên từng cảnh vật, sự vật. Đêm thì năm canh, ngày thì sáu khắc người cung nữ đợi chờ tin tức của nhà vua, cái
thời gian ấy lại kéo dài vô kể trái ngược với cái thời gian lúc nàng được hưởng hạnh phúc chỉ là khoảnh khắc là tích tắc:
Đêm năm canh trông ngóng lần lần …Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.
Người chinh phụ nhớ lại lời hứa êm đềm cùng đấng quân phu trong quá khứ, rồi chợt tỉnh giấc mộng uyên ương quay lại với thực tại đau lòng:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay uyên đã giục oanh già Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Thuở đăng đồ, mai chưa dạn gió Hỏi ngày về, chỉ độ đào bông
Nay đào đã quyến gió đông Phù dung lại đã bên sông bơ sờ Hẹn cùng ta: Lũng Tây nham ấy
Sớm đã trông, nào thấy hơi tăm? Ngập ngừng lá rụng cành trâm
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao Hẹn nơi nao, Hán Dương cầu nọ
Chiều lại tìm, nào thấy tiêu hao?
Tác giả đưa ra hai không gian thực và hư mà đối chiếu lại, để thể hiện một bầu tâm trạng thất vọng. Nỗi thất vọng hiển hiện rõ nét trên những lời hứa mà “sự thật chiến tranh” đã lấy mất. Hứa hẹn là một câu chuyện có thật nhưng sự thật đã biến nó làm một câu chuyện hão. Thêm vào đó thời gian liên tục được trở ngược: “Thuở”, đến “ngày về” rồi lại “nay” đến “ngày về” và rồi là hiện tại từ “sớm”, đến “buổi hôm” rồi dừng lại ở buổi “chiều”. Không – thời gian hòa quyện rất đúng chỗ, đúng lúc, đúng tâm trạng đã tạo nên một cảm giác hư huyển. Không - thời gian tạo nên một sự kết dính trong tâm hồn của nàng chinh phụ về những điều từng rõ ràng nhưng lại hóa
thành không rõ ràng: “hư với thực, có với không, giả dối với chân thật, màu sắc với hư vô, thanh âm với im lặng đã chằng chịt lất nhau, bấu víu lấy nhau, pha lẫn cùng nhau để đúc thành cái cảm giác thất vọng của tâm hồn trước sự tráo trở của thực tế” (Đặng Thai Mai).
Như vậy, không – thời gian tha hương, lưu lạc mang tâm thức hư vô được vẽ ra là không – thời gian lụi tàn, ủ rũ với cảm thức tàn tạ thoáng chốc của thời gian và không – thời gian hư ảo của cá thể. Hai không – thời gian này mặc dù không thể hiện đặc sắc ý niệm hư vô, nhưng cũng là một bước dìu cảm thức của cá thể đến gần với tâm thế hư vô. Những cảm thức tàn tạ, thoáng chốc của cảnh, trời, mây, trăng, gió, ngoài hiên, thềm nhà, con đường lưu lạc đều vừa khít với cảm thức của con người trong ý niệm của họ về một thế giới khác. Thế giới đó đã gần chạm trán với hư vô. Không – thời gian này chỉ xuất hiện trên cuộc hành trình tìm về hư vô, còn muốn dấng thân, chúng ta sẽ để ý thức của mình lạc dần vào cõi “vô thức” của không – thời gian nội giới, mà sâu hơn đó là không – thời gian tâm tưởng.