Tâm thức nổi loạn trong kiếp sống phi lý

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 60 - 67)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.5.Tâm thức nổi loạn trong kiếp sống phi lý

Nietzsche nổi tiếng với câu nói: “Chúa đã chết” câu nói thế hiện sự sụp đổ niềm tin trong sự ngổn ngang của đời sống xã hội, câu nói này đã thể hiện rất rõ “tầng mức phản tư mãnh liệt của ông về bản thân nền luân lý trong thời đại mà ông đang sống. Vì vậy chính trong sự phản tư về mọi giá trị quá thiên trọng về một thứ luân lí đã trở nên sơ cứng và bảo thủ, ý niệm quan trọng của Nietzsche trên chiều hướng xác lập

cái hư vô với cuộc đời này là nổi loạn và bất mãn” [1, tr.148]. Thời đại mà Nietzsche đang sống cũng chất chứa nhiều hỗn mang, lộn xộn trong đời sống con người, điều này thể hiện ở “sự sụp đổ của nền tảng luân lý và nguy cơ mất phương hướng trong xã hội hiện đại sau cái chết của Thượng đế.” Có một sự liên hệ tương đối đối với giai đoạn xã hội Việt nam trong hai thế kỷ XVIII và XIX, khi hệ hình tư tưởng Nho gia cũng sắp suy tàn và con người ta chứng kiến một sự đảo điên, con người trở nên lạc loài không biết bấu víu và dựa mình vào đâu. Vì trước đây họ từng có lý tưởng về mô hình đạo đức mỹ trị, còn giờ, mọi thứ đã lạc vào “thức giới” (Nietzsche). Sự quyết định cá nhân của con người trong xã hội phong kiến với cơ chế lưỡng đầu bao giờ cũng không hoàn toàn phù hợp với chủ trương của nên luân lý đương thời, nhưng họ cần đưa ra cho mình sự lựa chọn để tỏ rõ thái độ hiện sinh và trách nhiệm với cuộc đời. “Nổi loạn là một cách thế phản ứng của con người trước sự phi lí. Đó là thứ tiếng nói hiển nhiên vững chải, khẳng định ném ra cuộc đời một dữ kiện tất yếu, quyết định: “Tôi nổi loạn vậy chúng ta hiện hữu” [1, tr.149]. Mệnh đề này cho phép ta đi tới một niềm tin tập thể: phi lí chính là thực tại cuộc đời của mỗi chúng ta, phi lí đưa chúng ta đến gần nhau trong thân phận chung đồng.

Đầu tiên, chúng ta đề cập đến vấn đề tư tưởng xoay quanh câu chuyện của nàng Kiều và tác giả Nguyễn Du là “tài mệnh tương đố.” Ngay ở Cung oán ngâm

khúc của Nguyễn Gia Thiều, ta cũng thấy được kiếp sống phi lí của nàng cung nữ khi một người tài sắc vẹn toàn đến thế mà lại chịu một cuộc đời hồng nhan đa truân. Nhưng vấn đề này là do chúng ta tự thức nhận ra chứ chưa nâng lên thành một quan điểm, một tư tưởng như Nguyễn Du. Ở đại thi hào dân tộc, thuyết “tài mệnh tương đố” đã tạo nên một tiếng vọng rất lớn cho toàn bộ tác phẩm và thể hiện đầy đủ tư tưởng của Nguyễn Du. Bắt đầu là: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, và kết thúc là: Có tài mà cậy chi tài?/ Chữ tài liền với chữ tai một vần. Với một người tài sắc như Kiều: “Sắc đành đọi một, tài đành họa hai”, đã dự báo rất nhiều cho cuộc đời Kiều sau này. Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy ngay từ câu: Rằng hồng nhan từ thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. Kiều là một cô gái xinh đẹp, thông minh, và rất tài năng, đáng ra người phụ nữ này phải nhận được cuộc sống sung túc

hạnh phúc nhưng phi lí ở chỗ, cuộc đời Kiều lại được dự báo ngay từ khi nàng gặp mộ Đạm Tiên. Theo tư tưởng dân gian, những con người như Kiều chắc chắn sẽ gặp được hạnh phúc. Nhưng đến đây, chúng ta lại hiểu, hoàn cảnh có một sự tác động cụ thể vào nhân vật. Kiều vốn là con nhà trâm anh, quây quần trong bốn bức tường của lễ giáo phong kiến, sống một cuộc sống an phận “trướng rủ màn che” nhưng đến khi đi chơi xuân tức là Kiều bắt đầu thoát khỏi không gian này, thì cuộc đời nàng bắt đầu “chạm trán” với xã hội, vào không gian thực. Theo quy luật phản phục của Đạo giáo, con người có tài sắc quá đậm thì cũng bị cái luật bù trừ nó làm cho mệnh bạc thì mới cân bằng. Nên Đạo giáo mới hướng con người ta đến sự cân bằng giữa hai thái cực khác nhau: không để cho thái cực này xâm phạm thái cực kia, nếu không có cái xấu thì cũng không có cái tốt nảy sinh cho nên có cái này thì sẽ có cái kia hoặc mất cái này sẽ được cái kia. Nhưng trước khi có thể cảm nghiệm được điều này, thì quán tính đầu tiên của con người là cảm thấy “bàng hoàng, hốt hoảng”. Họ không cam tâm khi chứng kiến số kiếp của mình như thế, họ lại đổ lỗi cho trời đất mà than vãn, đau xót cho kiếp đời tài hoa bạc mệnh.

Sự đối lập giữa tài năng và số phận được Nguyễn Du coi là một trong những sự bất công cơ bản và lớn nhất trong cuộc đời con người. Tài là khả năng, là năng lực của mỗi con người. Mệnh là tính quy định đã có sẵn trước khi mỗi con người sinh ra trên đời, mang tính ấn định, không thể thay đổi về số phận của mỗi con người. Như vậy, mỗi cá nhân sinh ra trên đời, bất chấp khả năng, năng lực tài giỏi hay hạn chế đến đâu, đều có một số mệnh định sẵn, xác quyết số phận của họ là khổ đau hay hạnh phúc, sung sướng hay lầm than. Thậm chí, người càng tài giỏi thì số mệnh lại càng éo le, bạc bẽo, đa đoan và ngược lại. Với sự đối lập hiển nhiên đầy bất công đó, tạo hoá, ông trời bắt đầu trò chơi đùa giỡn với con người, bất chấp những nỗ lực của con người: Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Con người dường như quá nhỏ bé, bất lực trước sức mạnh vô hình nhưng hết sức hiện thực của "ông trời". Nguyễn Du nghiệm thấy rằng không mấy người có tài mà không gặp tai họa, không phải chịu nhiều nỗi khổ cực, không mấy người có sắc mà được hưởng hạnh phúc tròn đầy. Nhưng tại sao lại như vậy? Nếu là do mệnh trời từ

trên giáng xuống thì hóa ra trời là độc đoán mà cá nhân là vô tội, không chịu trách nhiệm gì về cái khổ của mình cả: mà đã thế thì làm sao cho cá nhân tự ý thức tự giác về “mệnh” để chịu đựng những nỗi đắng cay ở đời được? Cho nên cá nhân ấy chỉ có oán trách cái “mệnh” mà thôi: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Và sau đó cũng để cho nhân vật mình oán trách cái mệnh không biết bao nhiêu lần nữa:

Chém cha cái số hoa đào,

Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!

Bên cạnh đó, con người nổi loạn trong kiếp sống này còn bộc lộ qua việc người ta “liều” trong sự tự quyết và trách nhiệm. Tất cả sự đổ vỡ của mọi giá trị trong giai đoạn này đã tạo cho con người ta tâm thế lạc lõng, không chỗ dựa tinh thần, nên bây giờ con người ta bắt đầu quay lại để dựa vào mình. Xã hội - nơi mà họ không có chỗ đứng thì đến lúc này người ta bắt đầu tìm lại các giá trị của mình, họ xác lập một cuộc sống vô nghĩa khi phải buộc mình tồn tại trong xã hội này, đặc biệt là người phụ nữ. Sinh ra là đã mang mệnh đa truân, “khổ” vậy thì đời sống còn có giá trị gì, vậy thì sống để làm gì. Họ không thể lên tiếng kêu gào, vì nếu vượt phận chỉ còn cách là “rước khổ vào thân”. Nếu như ở Nguyễn Gia Thiều, nàng cung nữ ấm ức cho cuộc sống trướng gấm ngục tù của mình trong cung vua, nàng trách móc, hậm hực: Ngoảnh làm chi bấy chúa xuân/ Chơi hoa cho rữa, nhụy tàn lại thôi. Vì dù thế nào cuộc đời nàng cũng chỉ là cái én ba ngàn, một nhánh liễu rũ đã bị ngắt khỏi cây đời xanh tươi. Nên nàng luôn mang trong mình một tâm thế muốn thoát khỏi. Quả thật, cuộc đời thường hiện lên với tất cả tính chất mong manh không ổn định của nó. Khi xem nó không khác gì ảo ảnh “cả cuộc đời này thật ra là một sân khấu lớn” cũng là lúc người ta cảm thấy vỡ mộng, mộng càng đẹp thì nỗi xót xa khi vỡ mộng càng lớn; giữa con người và hoàn cảnh mất đi sự hòa hợp. Người ta muốn bức ra:

Đang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.

Nhưng đây mới chỉ là ý thức nổi loạn được hình thành trong cảm thức phi lí của Nguyễn Gia Thiều, đến Hồ Xuân Hương thì điều này đã được nâng lên thành hành động nổi loạn, khi bà dám liều mình tung ra những cú hích vào chế độ và xã hội.

Chúng ta biết rằng trong xã hội phong kiến cuộc sống của con người nhất là người phụ nữ bị đày đòa, chèn ép đến đường cùng. Họ đâu biết đến giá trị của từ “sống” họ được ví như con rùa chỉ biết đến phục tùng, như hạt mưa sa, cái giếng giữa đàng, không được thừa hưởng một quyền lợi nào. Họ bị vây bủa trong “tam tòng tứ đức” đâu biết đến tình yêu hạnh phúc. Cám cảnh thân phận mình, nhà thơ thấy cả đất trời, cả thời gian lẫn không gian đều nhuốm màu hư ảo cô liêu, tất cả như chất chứa một sự bùng nổ, mong muốn một cuộc đời đổi thay, nên họ nổi loạn:

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I)

Quyền được làm mẹ, làm vợ, quyền được yêu được hưởng hạnh phúc chăn gối là những quyền sống tối thiểu và thiết yếu của giới mình. Nếu như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn nói về nỗi thống khổ của người phụ nữ với tư cách là người ngoài cuộc, khác với bày tỏ niềm cảm thông chia sẻ thi ở đây Hồ Xuân Hương lại xuất phát từ chính người trong cuộc cũng chính là nữ giới, cũng là người cùng hội cùng thuyền để nói lên tiếng nói của mình. Hồ Xuân Hương uất ức với thân phận làm lẽ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Nàng cảm nhận sự thừa thãi của cuộc đời làm thứ thiệt thòi trăm bề:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái số lấy chồng chung!

Sự uất ức khi thân phận không được công nhận, khi tình duyên lận đận, khi cánh hoa xuân đã sắp tàn, mà cuộc đời sao cứ mãi long đong, Hồ Xuân Hương không chỉ nói thay cho phận mình mà còn thốt lên tiếng lòng cho những người phụ nữ tài sắc trong xã hội. Trong một tác phẩm không rõ người sáng tác như Bần nữ thán, cũng

nói về số phận bạc mệnh của người con gái nghèo không cam tâm trước cuộc đời, nên đã dám nói lên những tiếng lòng bức thiết:

Vì một nỗi thua tiền, thua bạc, Hóa cho nên thua sắc thua tài. So ra, ai đã thua ai:

Kẻ kia tám lạng, kẻ này nửa cân.

Từ đó, cảm thức thừa thãi cứ hiển hiện trong suy nghĩ của những người phụ nữ khi họ nhận ra số phận của mình trong xã hội. Giữa con người và hoàn cảnh mất đi sự hòa hợp, tâm thế “nổi loạn” bắt đầu hình thành để chứng minh sự tồn tại của cá nhân. Dù ý thức có nâng lên thành hành động nổi loạn, thì họ cũng đâu có thể xoay chuyển được tình thế. Chỉ vì, họ là phận nữ nhi. Đằng sau những tiếng nói thống thiết về cuộc đời đó là cả một bầu trời cô đơn, nghiệt ngã, đầy tủi hờn cho kiếp hồng nhan. Mặc dù, dám lên tiếng thể hiện tài năng của mình, sắc đẹp của mình như Hồ Xuân Hương, hay nàng Kiều, hay nàng cung nữ đi nữa thì sau cùng xã hội cũng phủ nhận những giá trị hiện hữu đó. Trong con mắt của họ, tất cả mọi điều hiện lên thật phi lí, họ cảm thấy nực cười và phỉ báng cả một xã hội, nhưng sau cùng họ cũng trở về với căn phòng lạc lõng: “Bắt thang đến cung mây mà hỏi/ Biết bao giờ phượng tới cành ngô/Bao giờ bắt lại cầu ô/Mà cho ả Chức, chàng Ngưu tới gần”. Một khi kiếp sống đã phi lí, thì nó không cần đưa ra lí do hay chứng minh bất kì điều gì, đã là phi lí thì sẽ phi lí, trong xã hội này, chấp nhận được thì an phận, không chấp nhận được thì nổi loạn cũng chỉ là bước để cứu cánh tâm hồn, ngoài ra, con người ta không thể làm được gì. Không ai công nhận các giá trị mà họ mang lại: “Nói một cách nào đó, con người đánh mất vũ trụ của chính mình; đánh mất những chân trời của chính mình” [1, tr.150].

Họ lạc vào hư vô, như một cách để quên đời, bỏ quên hiện hữu, vì hoàn cảnh có quá nhiều cảm thức bất trắc và sóng gió. Những kẻ sỹ lạc thời như Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương, mỗi người mỗi số phận, mỗi cuộc đời, cam cảnh “tầm gửi” mà xót xa cho phận mình, nói mình cũng như nói đến ta: “hoài công

lên tiếng kêu gọi trong sa mạc hoang vu của cuộc đời dửng dưng, câm nín và thách đố: đó chính là sự phi lí”.

Nói đến Nguyễn Công Trứ, chúng ta phải công nhận tính dứt khoát ẩn đầy vẻ ngang tàng của ông khi đã dám bước ra khỏi bầu không khí bức bí của xã hộ triều Nguyễn – Gia Long kiềm kẹp, chèn ép con người. Con người siêu nhân là con người đã tự giác. “Người siêu nhân là người biết mình không còn bị trói buộc bởi một hạn chế nào nữa” [12, tr.147]. Từ vẻ hăm hở với đời, Nguyễn Công Trứ đã lắng mình lại để nhìn nhận kiếp đời. Ông xem công danh ở đời như ảo mộng và thoát khỏi nó bằng con đường hành lạc đậm chất nhà nho tài tử. Một Nguyễn Công Trứ thị tài, đa tình vẫn vẹn đạo “trạch dân” với nghĩa “vua tôi” cương thường. Để rồi “ngất ngưởng” với cuộc đời không vướng tục. Tất cả khoái cảm của tự do tinh thần của một cá nhân không bị ràng buộc. Trong một xã hội, khi giá trị cá nhân bị phủ định thì lại phát sáng nên một Nguyễn Công Trứ với tinh thần đấy ngất ngưởng trước thời cuộc, mượn câu nói của Tử Thôi khi nhận ra thế tình đen bạc mà “mặc kệ đời”:

Thôi thì mặc quách trò dâu bể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Công Trứ đã “dũng cảm vượt qua những chướng ngại trong tầm mức mà những giá trị luân lí ấy vây bủa”. Nhìn nhận lại con đường hoạn lộ mà ông đã đi qua, ở đời “lên voi xuống chó” mấy hồi, khi cần nó dung, khi không cần nó vất mình ra bơ vơ, trơ trọi. Nên đối với những con người có cá tính như Hồ Xuân Hương, hay Nguyễn Công Trứ họ luôn tìm cách nổi loạn bằng cách luôn để mình trong “tỉnh thức” mà dò xét lại tất cả mọi giá trị. Đây lŕ cách mŕ kẻ sĩ ứng xử với cuộc đời: nổi loạn:

Ăn ở sao cho trải sự đời,/ Vừa lòng cũng khó há rằng chơi. Nghe như chọc ruột, tai làm điếc,/ Giận đã căm gan, miệng mỉm cười./ Bởi số, chạy đâu cho khỏi số./ Lụy người, nên nỗi phải chiều người.

Một danh tướng từng vẫy vùng ngang dọc, từng ngất nghêu kiêu hãnh tung hoành trời đất, hả hê với cuộc đời khắp nơi như Nguyễn Hữu Cầu, lại phải đến một ngày thê thảm nơi pháp trường và chịu nhận tử hình. Ông chiêm nghiệm lại một bầu trời tự do “đã từng có” của mình mà tiếc nuối, mà khát khao trong niềm uất ức. Giữa sự kiềm kẹp của xiềng xích, ông như một “con chim trong lồng” đang cố vẫy vùng

chút sinh lực cuối cùng của mình để khao khát tự do. Đó không chỉ là một sự khao khát, đó còn là một ý chí nổi loạn vươn lên thực tại “hầu cằn mái tóc”. Một người như ông lại có lúc lâm vào tình cảnh bi đát và phi lí như thế này:

Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc Đàn loan kia túc tắc cành nam

Mặc bay đông ngữ, tây đàm

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 60 - 67)