6. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Tâm thức tiếc nuối về giấc mộng hành lạc
Con đường lý tưởng mà học thuyết Nho gia vạch ra cho mỗi số phận người quân tử là “tu thân”, là “chống loạn cứu thế” vì có thế thì họ mới có thể xây dựng một xã hội đúng bản chất chuyên quyền, con người sống đúng phận, an phận và không vượt khỏi những nguyên tắc chính danh định phận đó. Do vậy, con đường công danh chính thống của một kẻ sĩ lúc nào cũng là con đường nhập thế để hoàn thành muc đích cao cả của mình. Nhưng diễn biến phức tạp, con đường tiến thân của mỗi kẻ sĩ khi vừa nhập cuộc là một tâm thế lo âu, sợ hãi. Hơn nữa, việc nhà Nho có thực hiện được lý tưởng của mình hay không là hoàn toàn phụ thuộc và một minh quân, khi được triều định trọng dụng, đề bạt thì kẻ sĩ mới có quyền thể hiện hết khả năng của mình. Còn nếu không, họ không được phép vượt phận. Ngoài ra, việc được vua trọng dụng mà bị triều thân ghen ghét thì cũng khó lòng có thể thể hiện được tài cán của mình mà
phụng sự, nên có rất nhiều trường hợp các kẻ sĩ bị hãm hại, hoặc bị coi rẻ nhân cách mà tự bản thân họ phải rút lui và tìm cách giữ mình trước. “Chính vì thực tế này mà những kẻ sĩ đã hình thành nên một thế ứng xử thứ hai, tuy không chính thống bằng con đường trên nhưng số người theo là đông không kém: con đường ẩn dật” [41, tr.351]. Đó là một cách ứng xử “cùng khổ thì làm hay cho mình, hiển đạt thì làm hay cho cả thiên hạ” – sự lui về ở ẩn. Dần dà trở thành một quan nệm sống trong hoàn cảnh sống khác.
Thế nhưng! Họ tiếc nuối. Tiếc nuối bởi vì chưa thoát hẵn với xã hội, họ vẫn nằm “trong” xã hội và “trong” ở đây là trong tư tưởng. Bởi vì cũng như nhà Nho hành đạo, nhà Nho ẩn dật không bao giờ xa rời cái gốc tu thân của mình. Lựa chọn cuộc sống ấn dật các nhà Nho bước ra ngoài con đường lập thân bằng chính trị, xa rời những tranh giành đoạt lợi của nhân thế là một cách để họ giữ tâm hồn thanh sạch khỏi những bùn nhơ mà đoạn trường quan ô, vô lại làm vấy bẩn đến. Có điều, người ẩn dật cũng rất tự hào về nhân cách của mình có phần còn hơn cả các nhà Nho hành đạo; ở ẩn vơi họ chính là một cách thức “an bần lạc đạo”:
Hoàng hôn thôi lại hôn hoàng
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng?
Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn? Tình buồn cảnh lại vô duyên
Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình nầy.
(Cung oán ngâm khúc)
Đến giai đoạn này, kẻ sĩ đứng trước quá nhiều thực tế khủng hoảng nên quan niệm hành lạc không còn rõ ràng nữa mà thay vào đó, giấc mộng ấy là một giấc mộng của sự lưng chừng, dùng dằn, không cụ thể, hoặc có chăng vẫn an nhàn nhưng không thôi day dứt về vận mệnh của dân tộc, đất nước. Nội dung của nó không còn là chuyện tiêu dao với thơ rượu, đàn ca. Mà quan niệm hành lạc lúc này đã nâng lên một ý niệm khác, mang tính chất triết lý sâu cay hơn trong hành động và tâm thế xuất – xử của các nhà Nho xưa. Khi nhập cuộc, các kẻ sĩ càng hăng hái bao nhiêu, phục tùng và tôn thờ tuyệt đối lý tưởng đức trị của Nho gia bao nhiêu thì bây giờ trước thực tế thối nát của
xã hội, nhiều kẻ sĩ lưng chừng giữa nhiều con đường khác nhau, lập công danh hay giữ hồn mình thanh sạch. Tâm thế “tiến thoái lưỡng nan” đã làm cho họ dùng dằng không xác định rõ là phải có sự lựa chọn như thế nào. Vì lý trí về mô hình đạo đức đã ăn sâu trong máu của kẻ sĩ trước xã hội. Nhiều người đã chọn con đường hành lạc nhưng trong tư tưởng vẫn chưa nguôi việc nước, hoặc có chăng nhìn nhận lại suốt công cuộc hiện sinh ở đời của mình thì lại đau đớn nhận ra nhiều điều vô nghĩa, ngay cả lợi danh, ngay cả phú quý cũng không còn nghĩa lý gì nữa cả: Chen chúc lợi danh đà chán ngắt/ Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao!/ Đám phồn hoa trót bước chân vào,/ Sực nghĩ lại, giật mình sao kể xiết!
Với một lý tưởng tuyệt mỹ về người quân tử mà thuyết Nho đã vạch sẵn số phận cho những kẻ sĩ, bây giờ họ lại phải đối mặt với chính lựa chọn của mình giữa xã hội ô trọc, tham ô, quan quyền, chiến tranh loạn lạc. Vậy thì tâm thế của các nhà Nho đều cảm thấy lạc lõng và cô độc, khi không biết phải vin mình theo một lý tưởng nào, khi mà những ý nghĩa tuyệt đối của một nền xã hội Nghiêu Thuấn được vẽ ra, giờ lại phải ngán ngẫm trước cảnh đời lầm than, nghiệt ngã. Điều này đã dày vò các nhà Nho một cách khủng khiếp, họ không có tâm thế hưởng thụ giấc mộng hành lạc như trước đây mà thay vào đó là lối ứng xử đầy tiếc nuối với giấc mộng này. Đi không dứt mà ở lại cũng chật vật:
Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe Lẳng đi kẻo động khách lòng quê
Nước non có tớ càng vui vẻ Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê Quyên đã gọi hè quang quác quác
Gà từng gáy sáng tẻ tè te Lại còn giục giã về hay ở Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe.
(Về hay Ở - Nguyễn Khuyến)
“Về hay ở” là việc không xác định được, ở đây chỉ tâm thế lựa chọn giữa “xuất” và “xử” của các nhà Nho. Về hay ở là cách diễn ngôn cho thái độ tiếp tục giấc mộng
công danh hay lui về chốn Đào Tiềm mà giữ cho tâm mình thanh sạch. Ở đây, bài thơ cho ta thấy một sự dùng dằng không quyết liệt, biểu thị cho tâm trạng chung của các Nho sĩ Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Vì giai đoạn này, cái “tình” được chú tâm, nên vấn đề dùng dằng này càng tỏ rõ ở tâm thế lựa chọn của mỗi kẻ sĩ. Về hay ở là sự lựa chọn mà buộc người trí thức phải cân nhắc thật kỹ vì nó còn thể hiện đến thái độ đạo đức của tác giả. Đằng sau chuyện về hay ở là nỗi bâng khuâng rất lớn. Với “tiếng chích chòe, khách lòng quê, non nước, hoa nguyệt, gót phong trần”, ta thấy “nước non” như đại diện cho đất nước, là trách nhiệm với vận mệnh dân tộc; còn “hoa nguyệt” lại biểu thị cho thú vui của riêng kẻ sĩ chốn Đào cảnh. Từ đó, ta xác định được, giữa một bên là một lòng một chí với vua chúa, là tinh thần vì nước vì cộng đồng; còn một bên là vui vẻ với thiên nhiên để tồn tâm dưỡng tính cá nhân. Một cái tôi vẫn muốn ở lại, vẫn muốn cống hiến và một cái tôi “đã đắm mê”. Hay hình ảnh “gót phong trần’ với “khách lòng quê” bộc lộ tâm ý chia ra hai nữa, hai sự lựa chọn, một đắn đo, một phân vân, không biết lựa chọn như thế nào cho hợp đạo, thuận đức. Cả bài thơ là sự buâng khuâng lớn và tâm trạng dùng dằng kéo dài mãi không chỉ riêng tác giả mà là nỗi suy tư lay lắt đến suốt đời của kẻ sĩ vị tình. Cho dù, chọn “về” đi nữa thì đó cũng là bước đi không bằng lòng, bước đi chựng lại bởi vì còn nhiều luyến tiếc, bởi vì còn nhiều rào cản đạo đức, xã hội cản bước đi ấy của kẻ sĩ. Chúng ta thấy, với một tâm thế đã xác định rõ ngay từ đầu như Nguyễn Công Trứ: “Nhân sinh bất hành lạc – Thiên tuế diệc vi thương” (Ở đời mà không ăn chơi - thì dù có sống một ngìn năm cũng đáng thương) thì con người ta “về” rất thanh thản và vô tư. Còn ngược lại, tâm thế của những kẻ sĩ sẽ không thoải mái một chút nào.
Khi một xã hội: “Không chuộng hiền khiến dân không tranh, không trọng vật khiến dân không trộm cướp, không thấy vật đáng ham khiến dân khỏi loạn. Cho nên lối trị dân của bậc thánh nhân là cho dân lòng trống”. (Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quý nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo. Bất khiến khả dục, sử dân tam bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị; hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt) (Đạo đức Kinh – chương 3) [6, tr.155]. Hay như trong quan niệm của nhà Phật, “góc
bể chân trời là nơi nuôi dưỡng chân tính của ta”. Họ tìm đến thiên nhiên như là cách đề trở về với chính mình, khi mà con người do vô minh, do lòng tham dục đã làm mất đi tự tính. Khi đó con người ta lại bắt đầu đi tìm về đúng với bản thể tính của mình. Họ tìm đến giấc mộng hành lạc không phải để hưởng thụ mà là cách làm nhẹ thân, tĩnh mình, không vướng bụi trần, không cầu kì danh lợi. Lấy “gió mát” và “trăng thanh” làm bạn, Nguyễn Gia Thiều không màng đến công danh hư vị. Thân thế trầm luân của tác giả và phận hẩm duyên ôi của nàng cung nữ là hai hoàn cảnh không khác gì nhau mấy, kẻ dâng sắc người dâng tài cho Vua cho Chúa hưởng lạc, trọng dụng trong một thời gian ngắn, rồi vua chán chê, bỏ bê. Nhưng đâu ai dám than thân với vua, tủi phận với chúa, cái cách mà họ gặm nhấm nỗi đau là âm thầm chịu đựng và dần dần nhận ra cái nơi họ sống chỉ là Bọt trong bể khổ, bèo đầu đến mê (câu 68).
Phận tầm gửi vất va vất vưởng thân mình theo cây cù mộc, chứ đâu dám định đoạt số phận mình. Do vậy tinh thần bi quan, muốn thoát ra khỏi chốn ngục đày đó chính là muốn hướng về, trở về với nơi mình bắt đầu, hoặc gửi thân vào chốn bình yên cô liêu khác:
…Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên.
Ở đây, xét thấy khi con người bất lực trước cuộc sống người ta luôn mong muốn dựa dẫm vào thiên nhiên để trút bầu tâm sự, thiên nhiên là những điều tự nhiên nhất, trong lành nhất mà ta có thể dựa vào, là nơi không có tranh giành, ganh ghét của con người. Nó khác hoàn toàn với nghịch cảnh giai nhân hiện tại, xô bồ, hỗn tạp, nặng nề. Cũng như vậy, mà Nguyễn Gia Thiều chỉ muốn sống một cuộc sống yên bình ở bờ Hồ Tây nơi mà ông cho đó là thiên đường duy nhất đối với tâm hồn mình. Đây được xem là con đường giải thoát nhưng đồng thời đó cũng là con đương trở về với chính mình.