Motif người tài sắc bạc mệnh

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 103 - 108)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.1.Motif người tài sắc bạc mệnh

Trước Lê Trung Hưng, trong các sáng tác văn học, hình tượng trung tâm thường là những nhà Nho lý tưởng hướng về làm chủ thân, tâm nhằm đạt mục tiêu trở thành thánh nhân quân tử. Hình tượng này chủ yếu là nam giới và đóng vai trò chủ đạo trong việc thể hiện tư tưởng trung quân của kẻ sĩ: “sáng tác thơ ca của họ chủ yếu nhằm tự nhắc nhủ khích lệ bản thân tu tâm, tu thân và tuyên truyền quảng bá đạo Nho: “nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân” [35, tr.78]. Nhưng đến với thể kỷ XVIII, nhân vật chính trong văn học lại là người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn này được xây dựng là một người phụ nữ sắc nước hương trời, tài năng xuất chúng. Vẻ đẹp của họ khiến ai cũng trầm trồ, thán phục điều này khác với “giai đoạn văn học thứ nhất” (từ dùng của Trần Nho Thìn) thì vẻ đẹp của họ thường bị kỳ thị, xa lánh. Điều đặc biệt là trong giai đoạn này hiện tượng giả giọng nữ của các tác giả nam xảy ra rất phổ biến khi chính họ lại viết về người phụ nữ, họ ca ngợi và cảm thông trước số phận của những con người tài sắc - phụ nữ. Điều mà trong giai đoạn trước thường ít khi xảy ra như Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Ninh Tồn, Phạm Thái, Nguyễn Du, Phan Huy Vịnh, Vũ Quốc Trân, Định Nhật Thân. Các tác giả nam viết về người phụ nữ, nói thay nói hộ tâm tình người phụ nữ đẹp, tài năng, nhiều khát khao, hạnh phúc ái ân và những vấn đề mà người phụ nữ trong xã hội Nho giáo hóa không tiện nói.

Ở họ, có một vẻ đẹp hơn người, làm say đắm bao nhiêu đấng trượng phu, vẻ đẹp đến thiên nhiên cũng ghanh tị, vẻ đẹp đến long thành đổ nước, điều mà người phụ nữ may mắn được tạo hóa ban tặng: Vốn dòng ngọc diệp, tên nàng Quỳnh Thư/ Xuân hoa bậc ấy đang vừa/ Tuổi vừa đôi bảy, phong tư lạ lùng/ Thước tầm phỏng

dạng bầng ông/ Lam pha mày liễu, mỡ đông da ngà/ Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa/

Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây/ hồng, môi thắm hây hây (Sở kính tân trang – Phạm Thái). Không chỉ dừng lại ở đó, tài năng cũng là điều được bổ sung thêm vào vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ trong giai đoạn này: Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm (Truyện Kiều - Nguyễn Du) hay Giao Tiên đồn khắp châu đây,/ Tuổi chừng đôi tám xuân nay chưa nhiều/ Viện thơ, khung dệt, màn thêu/ Chữ đề thiếp tuyết cầm treo phả đồng./ Chiều thanh vẻ lịch càng nồng/

Thuyền quyên đương mặt, anh hùng nát gan(Truyện Hoa Tiên – Nguyễn Huy Tự). Vẻ đẹp bên ngoài, cùng với tài năng đã khắc họa nên những người phụ nữ tài sắc cũng như thể hiện sự đề cao giá trị của họ: Tài sắc đã vang lừng trong nước,/ Bướm ong

càng xao xác ngoài hiên.

Những tưởng vẻ đẹp và tài năng ấy sẽ được hưởng một cuộc đời xứng đáng, nhưng hoàn toàn ngược lại. Số phận của họ hoàn toàn do xã hội chi phối, cụ thể là khi sinh ra, họ đã được mặc định trong mình kiếp sống hồng nhan “đa truân”, “tam tòng tứ đức”. Nên hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn này chủ yếu là những con người có tài sắc nhưng bạc mệnh. Cuộc đời họ là cuộc đời trắc trở sóng gió, vô định và không có lối thoát. Ta đã gặp một nàng cung nữ u sầu, tủi hơn khi phải chôn chặt thanh xuân mình trong cung cấm; một nàng Kiều với cuộc đời trái ngang khi gặp nhiều biến cố, đến nổi phải “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”, đến nổi phải trầm mình xuống sông Tiền Đường để buông đời, bỏ mệnh; một nàng Lưu Ngọc Khanh xinh đẹp con nhà trâm anh phải tìm đến cái chết để giữ chữ “trinh” với chồng, dù chưa gặp mặt chàng Lưu sinh bao giờ, nhưng vì ép duyên nàng phải làm vậy; cuộc đời của người vợ “góa phụ hờ” khi phải một mình lãnh gánh trách nhiệm gia đình và ngày ngày mong mỏi chinh phu quay về; những người chị suốt một đời hi sinh cho chữ “tam tòng tứ đức” mà chưa hề được hưởng hạnh phúc hay phải sống trong kiếp làm lẽ tội nghiệp đáng thương của Xuân Hương. Các tác giả đã xây dựng nên hình tượng những người phụ nữ bạc mệnh và thông qua đó thể hiện một sự cảm thông đối với số phận họ và thay họ nói hộ niềm khao khát đến chảy bỏng niềm hạnh phúc cá

nhân, tiếng yêu thương lứa đôi vui vầy. Điều mà xã hội này đã tàn nhẫn dành giật từ tay họ và đổ thừa cho thuyết thiên mệnh. Họ là những bị vờn vật như những con rối:

-Ngán thay con tạo khéo là trêu duyên. - Hững hờ con tạo hay đâu

Làm ra bãi bể nương dâu khéo là.

Giới sáng tác đã nhìn thấy được giá trị của những con người này, nhưng đồng thời cũng nhận ra được kiếp sống phi lí của cuộc đời họ. Khi cánh hoa cứ liên tục bị vùi dập giữa đời, họ không hề có tiếng nói cho số phận mình, về quyền được hạnh phúc, nâng niu, yêu thương, tự do. Chính vì vậy mà mẫu người phụ nữ trong giai đoạn này thường mang cảm thức bi quan, chán nản, tủi nhục, bị ruồng bỏ, và cảm thấy lạc lõng vô cùng với số phận đã được an bài sẵn. Nên hình tượng được xây dựng nên cũng bị chi phối bởi chính tư tưởng quan điểm của giới sáng tác về người phụ nữ. Thể hiện đậm nét qua những thái độ sống của từng cuộc đời từng số phận, các tác giả đã mạnh dạn khắc họa và thể hiện một nỗi niềm “thương hoa tiếc ngọc”:

Đã mang là kiếp hồng nhan

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen

(Nguyễn Du) Bất tình chi bấy hóa công,

Cho người lấy mảnh má hồng làm chi? Người hạnh nghị, khách dung nghi

Làm cho trâm gãy, gương lìa mới thôi.

(Truyện Hoa Tiên)

Người phụ nữ phải đắn đo trước chữ “hiếu” và “tình”, họ buộc phải đắng cay chọn lựa. Vốn dĩ “hiếu” và “tình” là hai phạm trù không thể đem ra đong đếm, cân đo; nhưng xã hội đã bắt họ phải lựa chọn. Khi hi sinh hạnh phúc cá nhân để vì hạnh phúc chung của gia đình. Điều này cũng tỏ rõ một quan niệm phong kiến xưa khi ép những người con gái của mình “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Đến duyên của cá nhân, hạnh phúc của một đời cũng bị ép uổng, thì phận này quả là bạc mệnh:

Biết thân mình, biết phận mình thế thôi. Hiếu trinh riêng những gồm đôi,

Ơn nhà hãy trước, nghĩa người thì sau.

(Truyện hoa tiên)

Đọc ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương ta có thể hiểu được nổi niềm sâu kín nhất của nhà thơ. Nhà thơ nữ viết về người phụ nữ, viết về họ là viết về mình, nói thay họ là nói thay mình, với kiếp đời chông chênh. Một nỗi cô đơn len lỏi khắp căn phňng, một měnh đối diện với tất cả những chênh vênh, nhưng cũng là đối diện với chính mình, khát khao giao hòa với tất cả nhưng rút cuộc vẫn chỉ là ảo ảnh: Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,/ Trơ cái hồng nhan với nước non./ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,/ Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn…Thi sĩ ý thức về thân phận làm lẽ của mình, âu cũng đành chấp nhận số kiếp, nhà thơ bất lực, buông xuôi, có khi lại cảm thấy chán nản với chính cuộc đời mình. Hạnh phúc chẳng thấy đâu, mà chỉ toàn là bọt bèo đau khổ, nhà thơ tập cam chịu với số phận với chữ “mệnh” to đùng, đè nặng lên đôi vai của những người phụ nữ:

- Chiếc bách buồn về phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh…

- Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!

(Hồ Xuân Hương)

Họ cũng là những người phụ nữ đầy bản lĩnh khi dám lên tiếng chống lại mệnh, bảo vệ quyền hạnh phúc cho chính mình. Giới sáng tác đã xây dựng nên những nhân vật nữ nổi loạn, phá vỡ khuôn mẫu của luân thường đạo lý mà yêu đương, tìm tiếng nói hạnh phúc của tự do cá nhân. Ta bắt gặp Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, một nàng Lưu dám chọn cái chết để chống đối lại chuyện ép duyên: Thôi thôi, đã vậy thì thôi/ Cũng liều má phấn cho rồi ngày xanh/ Luân thường quyết gánh lấy mình/ Treo gương trinh bạch rành rành cho coi; một nàng cung nữ với ý thức phản kháng mãnh liệt: Bực mình muốn đạp tan phòng mà ra; nhưng đến Hồ Xuân Hương lại được thể hiện mạnh mẽ hơn, ý thức chuyển hóa thành hành động: Xiên

ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. Hay đó còn là những người phụ nữ dám thể hiện tinh thần và tài năng của mình không kém gì nam nhân:

Hồng trang đương đắc tang bồng sự,/ Mạc thị nga cung nữ kiếm tiên.

(Mã thượng mỹ nhân – Ninh Tốn)

Đã có nhiều kiểu chân dung người phụ nữ khác nhau được xây dựng và hình tượng nào cũng thể hiện một nỗi niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bèo bọt hoa trôi. Có một điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là hình tượng người ca nhi, ả đào, kỹ nữ - loại nhân vật bị xã hội Nho giáo rẻ rúng cũng được thể hiện. Chính các nhân vật ả đào đã nối liền thành một mạch nửa cuối thế kỷ XVIII và thế Kỷ XIX. Nhân vật nữ “mới” này được các nhà Nho tài tử lưu tâm và sáng tác nhằm thể hiện tư tưởng hành lạc để thoát ly lánh đời của mình và qua đó đồng thời thể hiện một nỗi niềm cảm thương đồng cảm đến số phận của họ. Người phụ nữ được thể hiện đậm nét trong giai đoạn này chẳng qua là một cách để giới sáng tác tập trung thể hiện rõ nhất số phận của mình, về chữ tài và cái tình đa đoan. Mượn hình ảnh người phụ nữ để nhà Nho thông qua đó nói lên tiếng lòng dè chừng của mình và đồng thời “cũng tạo một vỏ bọc thuận lợi để các tác giả phát ngôn tư tưởng đề cao chữ tình thay cho chữ chí” [35, tr.79].

Hình tượng người phụ nữ được xây dựng một cách mỹ miều nhưng không ai có một cái kết thật sự có hậu cho cuộc đời mình, mỗi thân phận đều mang một nỗi niềm mùi mẫn, uất ức về kiếp sống của mình. Một cách xây dựng nhân vật đổi khác như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giới sáng tác tập trung vào khuynh hướng “tải tình”. Nếu nhân vật trung tâm là nam thì bao giờ cũng có người nữ xuất hiện trong vai trò “tương tác” với nhân vật. Nhân vật này không chỉ là yếu tố của cốt truyện mà còn là một biện pháp nghệ thuật làm nổi bật, hoàn thiện tính cách của nhân vật trung tâm. Nhờ họ mà quan niệm “trai tài gái sắc”, trai anh hùng gái thuyền quyên trong truyện thơ được thể hiện một cách đều đặn và hợp lí. Tác giả có nhiều khoảng đất để đánh mạnh vào việc diễn tả tâm lý nhân vật nhiều hơn. Hình tượng người phụ nữ được khắc họa nhằm mở ra bức tranh toàn diện về những thân phận người trong xã hội phong kiến. Nghiễm nhiên họ sẽ là những con người dễ dàng mang tình đến với độc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giả ở sự quan sát tinh tế, tiếng than não đời, cái chết của sự chống đối và trong đó là cả một tâm hồn son sắt, thủy chung và đầy bản lĩnh.

Một phần của tài liệu Ý niệm hư vô trong văn học Việt Nam trung đại từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX (Trang 103 - 108)