Diện tích đất trồng khoaitây của các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Tổng diện tích (ha) Diện tích TB của hộ

(ha)

Diện tích trồng khoai tây toàn

huyện 293,600 0,237

Diện tích trồng khoai tây của

các hộ điều tra 10,500 0,175

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)

Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tổng diện tích đất trồng khoai tây là 293,6ha, với 1.235 hộ sản xuất khoai tây trên toàn huyện thì trung bình mỗi hộ có khoảng 0,237 ha đất sản xuất (khoảng 4,7 sào trung bộ).

Điều tra 60 hộ gia đình làm nông nghiệp thì tổng diện tích đất trồng khoai tây của 60 hộ là 10,5 ha(khoảng 210 sào trung bộ) trung bình diện tích trồng khoai tây của mỗi một hộ có 0,175 ha(khoảng 3,5 sào trung bộ). Tuy nhiên diện tích đó lại phân tán không đồng đều, phân tán theo từng hộ gia đình theo từng xã, diện tích đất trồng khoai tây tập trung chủ yếu ở xã Hoằng Đồng, Hoằng Thắng, Hoằng Đức….

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích khoai tây có sự liên kết với các doanh nghiệp

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Đầu năm 2014 tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân hợp tác đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Huyện Hoằng Hóa với vị trí địa lý thuận lợi cùng nhiều yếu tố thuận lợi đã thu hút khá nhiều các doanh nghiệp đầu tư sản xuất – tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Qua số liệu điều tra được từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa có thể thấy có đến gần 70 % tổng diện tích đất sản xuất khoai tây ở Hoằng Hóa là có sự liên kết giữa hộ và các doanh nghiệp. Như vậy trong chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa các doanh nghiệp liên kết sản xuất – tiêu thụ là một tác nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ bán giống cho các hộ và thu mua khoai thương phẩm từ họ.

4.1.1.2. Năng suất và sản lượng khoai tây huyện Hoằng Hóa

Bảng 4.4. Năng suất và sản lượng khoai tây vụ Đông huyện Hoăng Hóa giai đoạn 2015 - 2017

Năm Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

Khoai tây khác Tỉ lệ (%) Khoai tây Marabel, solara Tỉ lệ (%) Tổng cộng Khoai tây khác Khoai tây Marabel, solara 2015 275,00 91,97 24,00 8,03 299,00 12,50 24,00 2016 324,80 15,82 1.728,00 84,18 2.052,80 14,00 20,00 2017 1.340,70 24,71 4.084,46 75,29 5.425,16 15,00 20,00

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017) 69,8%

29,2%

Tổng diện tích trồng khoai tây của hộ liên kết với doanh nghiệp Tổng diện tích trồng khoai tây trồng tự do

Qua bảng tổng hợp 4.4 có thể thấy sản lượng khoai tây tại Hoằng Hóa tăng nhanh chóng chỉ trong khoảng 3 năm từ năm 2015 – 2017 (từ 299 tấn lên 5425,16 tấn) gấp hơn 18 lần. Nhận thấy cây khoai tây sau khi được một số các doanh nghiệp đưa vào trồng thử nghiệm thành công đem lại năng suất khá cao (trên 20 tấn/ha) cộng thêm với việc các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – tiêu thụ đồng nghĩa với đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định khi có hợp đồng bao tiêu ký kết với giá mua cố định. Chính vì vậy hộ nông dân đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng khoai tây hàng năm tính đến năm 2017 đạt 5425,16 tấn.

Đối với các hộ sử dụng giống khoai tây do doanh nghiệp cung cấp như: Marabel, Solara, Atlantic….thì sản lượng đạt được tương đối cao trung bình đạt 20 tấn/ha. Đây là những loại giống có nguồn gốc từ châu Âu đã được trồng thử nghiệm rất thành công ở nước ta và được đưa vào trồng tại Hoằng Hóa từ năm 2015 đến nay đã chứng minh được rằng loại giống này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Hoằng Hóa với năng suất trung bình đạt 20 tấn/ha, cá biệt có những xã như Hoằng Thắng năng suất vụ Đông đạt xấp xỉ 40 tấn/ha, xã Hoằng Đồng đạt trên 30 tấn/ha. Ngược lại đối với các hộ sử dụng giống khoai tây trong nước như: khoai tây Đà Lạt hay giống của Trung Quốc thì năng suất khá thấp chỉ đạt trung bình 14 tấn/ha.

4.1.2. Đặc điểm sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa

4.1.2.1. Khoai tây trong hệ thống canh tác của hộ sản xuất huyện Hoằng Hóa

Hiện nay cây khoai tây trồng vụ Đông đang giữ vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác của nông hộ, do đó UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Hoằng Hóa đã có những chính sách thúc đẩy gia tăng diện tích trên các đất lúa mà có khả năng trồng khoai tây. Vì vậy trong canh tác khoai tây của hộ sản xuất công thức luân canh chủ yếu như sau:

Công thức 1: Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai đông với lạc xuân trồng tháng 1, thu hoạch vào tháng 6 – cấy lúa mùa tháng 7 – 10, khoai đông từ 15/10 – tháng 1 năm sau, thu hoạch cuối tháng 1 và 2). Công thức này được áp dụng chủ yếu trên chân đất thịt nhẹ tơi xốp, có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ độ ẩm tốt.

Công thức 2: Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông. Lúa xuân được trồng từ tháng 2 đến tháng 6, lúa mùa từ tháng 7 đến tháng 10 và khoai tây đông trồng từ giữa tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Công thức luân canh này được áp dụng

Đây cũng là chân đất tiềm năng để mở rộng diện tích trồng khoai tây nhờ áp dụng trồng khoai theo phương pháp làm đất tối thiểu.

Khoai tây thương phẩm chủ yếu được trồng vào vụ Đông hàng năm và có thể cho thu hoạch vào đầu năm sau. Như vậy thời gian thu hoạch khoai tây có thể từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau tùy vào thời điểm gieo trồng.

4.1.2.2. Các hình thức sản xuất khoai tây chính ở Hoằng Hóa hiện nay

Hiện nay ở Hoằng Hóa có 2 phương pháp canh tác khoai tây chủ yếu đó là phương pháp canh tác truyền thống và phương pháp canh tác làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ.

Bảng 4.5. So sánh năng suất khoai tây giữa hai phương pháp canh tác tại một số xã của huyện Hoằng Hóa năm 2017

Giống

Năng suất (tấn/ha)

Phương pháp làm đất tối thiểu Phương pháp truyền thống

Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Trung Quốc 14.80 15,50 15,70 15.50 16,70 16,00 Marabel 20,90 21,70 20,50 22,00 22,60 21,80 T.Bình 17,85 18,60 18,10 18,75 19,65 18,90

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)

Nhìn qua bảng 4.5 ta có thể so sánh được năng suất khoai tây khi sử dụng 2 phương pháp canh tác là phương pháp truyền thống và phương pháp làm đất tối thiểu. Năng suất khi sử dụng phương pháp truyền thống là cao hơn so với phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ. So sánh trên địa bàn xã Hoằng Thắng thì năng suất khi hộ sử dụng phương pháp truyền thống trung bình là 18,75 tấn/ha so với phương pháp làm đất tối thiểu là 17,85 tấn/ha. Tuy nhiên ta thấy năng suất chênh lệch là không đáng kể (chỉ 0,9 tấn/ha). Nếu xét về năng suất thì phương pháp làm đất tối thiểu thấp hơn đôi chút so với phương pháp truyền thống tuy nhiên phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ vẫn được các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật khuyến khích các hộ sản xuất nên sử dụng thay vì phương pháp truyền thống. Lý do bởi phương pháp làm đất tối thiểu gần như không mất chi phí công làm đất cộng với việc sử dụng rơm rạ giúp giảm lượng phân bón hóa học gây nguy hại cho đất canh tác và đặc biệt phương pháp này hoàn toàn thân thiện với môi trường và tiết kiệm được tối đa phụ phẩm rơm rạ

Sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có mức đầu tư chi phí như sản xuất khoai tây đông theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, sự khác biệt ở chỗ công lao động cho chi phí làm đất giảm hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.

(Công lao động/Sào)

Biểu đồ 4.2. So sánh công lao động phương pháp làm đất tối thiểu và truyền thống và truyền thống

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu chỉ mất khoảng 1/2 số công lao động so với canh tác theo kiểu truyền thống. Trong đó, theo phương pháp làm đất tối thiểu người nông dân không phải đầu tư chi phí công làm đất, các công lao động khác như trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng giảm hơn nhiều so với trồng theo kiểu truyền thống. Tổng công lao động bình quân/1 sào làm đất tối thiểu khoảng 6.5 công so với 12 công theo kiểu truyền thống. Mặc dù đầu tư ít công lao động hơn nhưng sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu cho năng suất khoai thấp nên khá ít hộ lựa chọn phương pháp này.

Bảng 4.6. Tình hình áp dụng các phương pháp canh tác khoai tây tại các hộ điều tra huyện Hoằng Hóa

Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Tổng cộng Hộ sử dụng PP làm đất tối thiểu 3 0 1 4 Hộ sử dụng PP truyền thống 17 20 19 56 Tổng cộng 20 20 20 60

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017) 0 2 4 6 8 10 12 14

Làm đất Trồng Chăm sóc Thu hoạch Tổng Truyền thống Tối thiểu

Qua bảng thống kê 4.6 cho thấy số lượng các hộ sản xuất khoai tây áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu rất ít (chỉ có 4/60 hộ áp dụng) còn đa phần các hộ vẫn trung thành theo phương pháp sản xuất khoai tây truyền thống (56/60 hộ). Giải thích lý do vì sao không sử dụng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ để đỡ tốn chi phí làm đất thì các hộ sản xuất trả lời rằng: Tuy đỡ được công làm đất nhưng hộ đã quen với phương pháp truyền thống rồi rất ngại thay đổi do năng suất gần như không được cải thiện (thấp hơn so với phương pháp truyền thống như đã phân tích ở trên).

4.1.2.3. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa

Người sản xuất khoai tây là các hộ nông dân họ là các tác nhân đầu tiên của chuỗi giá trị. Hiệu quả kinh tế thu được đối với mỗi loại sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của họ. Quy mô và đặc điểm của chuỗi giá trị thể hiện thông qua khối lượng và chủng loại sản phẩm vì vậy mà phụ thuộc rất lớn vào tác nhân này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)