Tình hình chuỗi giá trị khoaitây tại một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

2.1.4 .Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Tình hình chuỗi giá trị khoaitây tại một số địa phương ở nước ta

hiện nay

2.2.1.1. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng

Do sự phát triển các chính sách cây vụ đông ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông hồng nên diện tích bình quân/hộ có xu hướng tăng nhẹ qua các năm mặc dù diện tích đất nông nghiệp ở nhiều địa phương hiện nay có xu hướng giảm do thu hồi đất để nông nghiệp để làm các khu đô thị mới và khu công nghiệp (Casrad, 2013).

ĐVT: ha

Biểu đồ 2.1.Sự biến động về diện tích khoai tây ở Việt Nam

Nguồn: FAOSTAT(2011) ĐVT: tấn

Biểu đồ 2.2. Sản lượng khoai tây ở Việt Nam

Nguồn: FAOSTAT (2011)

Xét về sự biến động về diện tích và sản lượng khoai tây, ở mỗi tỉnh có sự biến động khác nhau do điều kiện đặc thù của địa phương và các chính sách phát triển khoai tây ở mỗi địa phương. Tại Bắc Ninh, từ khi khu công nghiệp Quế Võ 3 được xây dựng từ năm 2010, diện tích đất nông nghiệp nói chung mà đất trồng

0 10000 20000 30000 40000 50000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 100000 200000 300000 400000 500000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

khoai tây giảm, do đó diện tích bình quân/hộ giảm từ 2082 m2/hộ năm 2010 xuống 1813 m2/hộ năm 2012 (Casrad, 2013).

ĐVT: m2

Biều đồ 2.3. Diện tích trồng khoai tây trung bình/hộ qua các năm

Nguồn: Tổng hợp điều tra CASRAD (2013)

Cũng như nhiều tỉnh khác trong cả nước, một số địa phương như Thái Nguyên và Phú Thọ cũng có xu hướng giảm.Đây là 2 tỉnh thuộc trung du miền núi phía bắc, cây khoai tây không phải là cây trồng truyền thống và chủ lực trong hệ thống cây trồng nông nghiệp. Mặc dù cơ quan địa phương cũng có những chính sách khuyến khích phát triển nhưng do nhiều yếu tố như chính sách không đồng bộ - điều này được thể hiện qua việc trên toàn tỉnh không có kho lạnh phục vụ bảo quản giống khoai, thị trường đầu ra không có. Ở Thái Nguyên, diện tích trồng khoai tây bình quân trên hộ trong năm 2010 là 1052 m2/hộ, nhưng năm 2012 giảm chỉ còn 792 m2/hộ, nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ khoai tây không ổn định, mạng lưới thu gom chưa phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào tác nhân thu gom bên ngoài, cộng với sự sụt giảm giá khoai tây trong năm 2011 nên nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng cây trồng khác như Sắn ở đất đồi và cây rau màu ở chân đất 2 lúa. Trong khi đó, tỉnh Phú Thọ diện tích trồng khoai tây có sự giàm dần qua 3 năm, từ 900 m2/hộ năm 2010 xuống còn 600 m2 năm 2012. Do quy mô sản xuất nhỏ, năm 2010 toàn tỉnh có 57,6 ha đến năm 2012 là 256.8 ha và thị trường đầu ra phụ thuộc lớn vào hình thức cung ứng và bao tiêu sản

0 500 1000 1500 2000 2500

Phu Tho Nam Dinh Thai Binh Hai Duong Bac Ninh Thai Nguyen 2010 2011 2012

hợp tác này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích khoai tây của tỉnh, điều này được thể hiện qua năm 2011 khi hợp đồng sản xuất khoai tây giữa công ty TonKin và nông dân ở xã Địch Quả không triển khai được (Casrad, 2013).

Trong khi đó, diện tích khoai tây bình quân/hộ ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định có chiều hướng tăng nhẹ qua các năm. Sự gia tăng này do nhiều lý do, thứ nhất phải kể đến hiệu quả kinh tế cây khoai tây đem lại cho người sản xuất cao hơn so với những cây trồng khác ở vụ đông, cây khoai tây đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng vụ đông ở các địa phương này. Một nguyên nhân khác nữa là do chính sách hỗ trợ giá giống và vật tư đầu vào của chính quyền địa phương nên kích thích sự mở rộng diện tích. Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng của các mô hình sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiếu được triển khai ở cả 3 tỉnh này. Mặc dù tổng diện tích trồng khoai tây ở hầu hết các địa phương đều có sự giảm qua các năm nhưng diện tích bình quân/hộ tăng là bởi có sự tích tụ đất nông nghiệp, điều này được phản ảnh rõ ở huyện Ninh Giang – Hải Dương, một bộ phận lớn lực lượng lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các khu công nghiệp, dẫn đến đất vụ đông bị bỏ hoang. Từ thực trạng này, bắt đầu xuất hiện mô hình công ty sản xuất nông nghiệp thuê lại đất của các hộ không có nhu cầu sản xuất ở vụ đông để sản xuất khoai tây bán cho doanh nghiệp chế biến theo hình thức hợp đồng, trường hợp điển hình ở huyện Yên Phong – Bắc Ninh (Casrad, 2013).

Bảng 2.1. Diện tích khoai tây các vùng giai đoạn 2008-2012

ĐVT: ha Năm ĐBSH TDMNPB BTB Tổng 2008 12.738 2.630 430 15.798 2009 12.906 5.122 773 18.801 2010 12.841 4.222 97 17.160 2011 13.888 6.620 973 21.481 2012 16.060 6.986 1.129 24.175

Nguồn: Tổng hợp điều tra CASRAD ( 2013)

Ngoài các tỉnh đồng bằng Sông Hồng có truyền thống sản xuất khoai tây, hiện nay ở nước ta, khoai tây được sản xuất nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Cao Bằng. Đây là những vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên nên sản

phẩm tiêu thụ ra thị trường thường lệch vụ so với sản phẩm từ đồng bằng Sông Hồng (Casrad, 2013).

2.2.1.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị khoai tây ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng

Thu gom nhỏ: những tác nhân này phân bố rộng khắp tại hầu hết các tỉnh, tập trung tại những vùng sản xuất nhiều khoai tây. Thu gom nhỏ thường hoạt động mang tính mùa vụchỉ hoạt động vào thời điểm thu hoạch khoai (từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm). Thu gom nhỏ có thể hoạt động mang tính tự do hoặc có thể làm đại lý cho chính những thu gom lớn. Khối lượng thu mua của thu gom nhỏ không lớn, bình quân khoảng 30 – 50 tấn/năm (Casrad, 2013).

Thu gom lớn: Đây là tác nhân thu gom quan trọng, tập trung chủ yếu tại khu vực chợ Hòa Đình – Thành Phố Bắc Ninh. Những tác nhân này hoạt động 12 tháng/năm, từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm,thu mua chủ yếu khoai tây trong nước, mặc dù khoai trong nước có giá đắt hơn nhưng do chất lượng tốt nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Các tháng còn lại trong năm các thu gom nhập khoai tây từ Trung Quốc, chủ yếu ở giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng khoai tây được tiêu thụ qua các tác nhân này tới 5000 – 6000 tấn khoai/năm, số lượng ước tính khoảng 5 người. Ngoài ra một số thu gom lớn khác có quy mô nhỏ hơn khoảng 800 – 1000 tấn/năm tập trung nhiều tại Thổ Tang – Vĩnh Phúc và Sơn Tây – Hà Nội (Casrad, 2013).

Bán buôn: là những tác nhân có quy mô lớn có thể mua khoai từ nhiều vùng khác nhau trong nước hoặc từ Trung Quốc về để tiêu thụ trực tiếp cho những người bán lẻ tại tại địa phương, những bán buôn lớn ở miền Bắc chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng. Chất lượng khoai do tác nhân này mua thường phụ thuộc vào đặc điểm thị trường tiêu thụ, như bán buôn ở Hà Nội thường yêu cầu chất lượng khoai cao trong khi đó ở các thị trường khác yêu cầu khoai có chất lượng trung bình. Lượng khoai tiêu thụ hàng năm thông qua những tác nhân bán buôn khoảng 1000 tấn/năm, trong đó tháng giáp tết có những tác nhân tiêu thụ lên tới 200 tấn/tác nhân (Casrad, 2013).

Dịch vụ đầu vào của khoai tây đông, nguồn khoai giống là khoai F1, F2 (Sonara) do người dân tự để từ vụ xuân, vụ đông năm trước hoặc mua giống khoai sản xuất từ vụ xuân của các đại lý cung ứng giống. Đối với các giống khoai khác như Diamont, Atlatic, KT3…, đặc biệt là khoai Trung Quốc được các hộ

chính của khoai tây vụ đông là sản xuất khoai thương phẩm nhưng do giống khoai Sonara có thể để giống sang các vụ thứ 2, 3 nên các hộ sản xuất phải phân loại khoai trước khi bán. Đối với khoai thương phẩm được các thu gom mua hiện nay phần lớn vẫn là mua xô (mua chung một mức giá cho tất cả các loại khoai) với yêu cầu về kích cỡ củ là dưới 15 củ/kg. Các loại khoai nhỏ hơn (15 – 30 củ/kg) được bán hoặc tự để giống cho vụ sau. Giá bán khoai tây giống thường thấp hơn 2000 – 3000 đ/kg so với khoai thương phẩm (Casrad, 2013).

Tương tự với khoai tây giống, các thu gom lớn đều thu mua khoai thương phẩm thông qua các đại lý thu gom địa phương. Tùy theo năng lực tài chính của các đại lý này mà họ có thể nhận tiền từ các thu gom lớn để thu mua khoai và hưởng chênh lệch giá hoặc tự thu mua sau đó tiêu thụ cho những thu gom lớn này. Sẽ có 2 kiểu thu gom lớn là những người chỉ chuyên mua khoai thương phẩm và những người mua cả khoai thương phẩm và khoai giống. Qua các khâu trung gian này, khoai thương phẩm được đóng gói theo dạng bao lưới để tiêu thụ tại thị trường miền bắc hoặc một lượng nhỏ khác tiêu thụ cho miền trung và miền nam, khoai giống được gửi tới các HTX để bảo quản kho lạnh làm giống cho vụ đông năm sau. Do khoai tây chỉ có thể làm giống tốt được 2, 3 vụ kể từ giống siêu nguyên chủng nên có thể xảy ra những rủi ro khi thu mua khoai tây giống của thu gom. Các đại lý thu mua giống thì hầu hết chỉ căn cứ vào kích thước củ (trên 15 củ/kg) để làm khoai giống. Vì vậy, có thể có những giống khoai đã sản xuất được 3, 4 năm vẫnđược thu mua để làm giống cho vụ đông năm sau làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng khoai (Casrad, 2013).

Riêng đối với các tỉnh miền núi như Phú Thọ và Thái Nguyên có diện tích trồng khoai tây đông thấp hơn nên số lượng các tác nhân thương mại tham gia vào chuỗi giá trị khoai tại những vùng này còn it. Tuy nhiên, có một số mô hình công ty đầu tư giống cho hộ sản xuất và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân. Tại huyện Thanh Sơn – Phú Thọ có công ty TonKin (Hà Nội) và công ty Phương Lam (Hải Dương) vào đầu tư giống cho hộ nông dân và bao tiêu sản phẩm đầu ra(Casrad, 2013).

Mạng lưới phân phân phối khoai thương phẩm rất đa dạng, phần lớn khoai qua các đại lý thu mua lớn sẽ được vận chuyển tới các bán buôn lớn tại chợ đầu mối và tới bán lẻ. Người bán lẻ sẽ tiếp tục phân loại khoai thương phẩm ra làm các loại khác nhau để tiêu thụ như khoai loại 1 (dưới 8 củ/kg), khoai loại 2 từ 8 – 12 củ/kg và khoai loại 3 (trên 12 củ/kg).Giá bán khoai tỷ lệ thuận với kích thước củ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)