Các tác nhân cung cấp dịch vụ cho chuỗi giá trị khoaitây huyện Hoằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 92)

4.2.1 .Sơ đồ chuỗi giá trị khoaitây huyện Hoằng Hóa

4.2.6. Các tác nhân cung cấp dịch vụ cho chuỗi giá trị khoaitây huyện Hoằng

Hoằng Hóa

4.2.6.1. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tại địa phương

Bảng 4.24. Kết quả kinh doanh của HTX DV Nông nghiệp trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa năm 2017

Danh mục ĐVT Số lượng Kg Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) Tỉ lệ (%)

1.Khối lượng khoai tấy giống

- Giống nhập: Marabel… - Giống Trung Quốc, trong nước

Kg Kg Kg 6.018,00 4.200,00 1.500,00 27,00 18,00 140.400,00 113.400,00 27.000,00 70,49 2.Phân bón 1000đ/kg 3.554,00 9,50 33.763,00 16,95 3.Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ/hộp 1.250,00 20,00 25.000,00 12,55 Tổng cộng 1000đ 199.163,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết trên địa bàn huyện có tất cả 35 HTX dịch vụ nông nghiệp. Với tổng số 43 xã, thị trấn, như vậy với 35 HTX/43 xã thị trấn đồng nghĩa với việc gần như cứ 1 xã lại có 1 HTX dịch vụ nông nghiệp. Như vậy số lượng các HTX dịch vụ nông nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã phần nào đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, vật tư thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ canh tác....

Điều tra kết quả sản xuất kinh doanh của tác nhân cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa – HTX dịch vụ nông nghiệp cho thấy doanh thu chính của HTX chủ yếu là do bán giống khoai tây (chiếm 70,49% doanh thu), trong đó doanh thu từ bán giống khoai tây Marabel, Solara là cao nhất (chiếm gần 57% doanh thu), tuy nhiên đối với sản phẩm khoai tây giống Marabel, Solara thì HTX chỉ là tác nhân “bán hộ” cho doanh nghiệp liên kết sản xuất – tiêu thụ với hộ thông qua hợp đồng.. Cụ thể, giống khoai tây Marabel, Atlantic được các doanh nghiệp liên kết sản xuất khoai tây cung cấp cho các hộ

sản xuất thông qua các HTX dịch vụ nông nghiệp. Như vậy người sản xuất sẽ mua giống khoai tây trực tiếp của các công ty liên kết với họ nhưng thông qua đầu mối trung gian là các HTX dịch vụ nông nghiệp. Nhiệm vụ của các HTX dịch vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị khoai tây tại Hoằng Hóa là rất quan trọng. Đây là đầu mối cung cấp đầu vào cũng như là thu gom đầu ra cho người sản xuất. Tất cả sản phẩm khoai tây thương phẩm được người nông dân làm ra sẽ được các HTX thu gom, bảo quản và vận chuyển cho các công ty liên kết sản xuất với các hộ nông dân. Như vậy, khoai tây giống là doanh nghiệp bán cho ngưới nông dân, còn khoai tây thương phẩm thì người sản xuất sẽ bán lại cho doanh nghiệp, các HTX dịch vụ nông nghiệp chỉ là đầu mối cung cấp và thu gom và không phát sinh lợi nhuận từ dịch vụ này. Tuy nhiên nguồn thu của các HTX dịch vụ nông nghiệp này có được dựa theo chuỗi giá trị này là thông qua việc bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ canh tác....cho người sản xuất khoai tây và một phần là lợi nhuận được trích lại từ nguồn bán khoai thương phẩm cho người tiêu dùng từ các doanh nghiệp liên kết với người sản xuất. Ngoài ra các HTX dịch vụ nông nghiệp không chỉ tại Hoằng Hóa mà trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa trong chuỗi liên kết sản xuất khoai tây đều được hưởng chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh Thanh Hóa.

Đối với những hộ dân sản xuất tự do không theo hợp đồng sản xuất – tiêu thụ (kênh 2, kênh 3) họ thường chọn mua các loại giống Trung Quốc hay các loại giống trong nước vì giá thành rẻ (chỉ 18 nghìn đồng/Kg so với 27 nghìn đồng/Kg giá giống Marabel, Solara) phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ. Các HTX dịch vụ nông nghiệp ở địa phương cũng là nơi cung cấp giống khoai tây Trung Quốc, giống trong nước cho hộ sản xuất.

4.2.6.2. Các cấp chính quyền địa phương

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số: 5643/2015/QĐ- UBND ngày 31/12/2015 về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu nghành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoan 2016 – 2020. Từ năm 2015 đến nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư vào các chuỗi giá trị. Khi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào nông nghiệp ở Thanh Hóa sẽ nhận được những chính sách hỗ trợ tương đối tốt như: Hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng trên diện tích đất mà doanh nghiệp thuê để đầu tư

sản xuất, hỗ trợ sản xuất với những doanh nghiệp có quy mô đầu tư sản xuất lớn từ 100 ha trở lên….Ngoài ra UBND tỉnh còn phối hợp, chỉ đạo các cấp, ban nghành như: Sở Nông nghiệp, Sở Tài chính. Sở Công thương, UBND các huyện, xã khẩn trương triển khai hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất trong chuỗi giá trị khoai tây tỉnh Thanh Hóa nói chung và chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa nói riêng.

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Hoằng Hóa, Trung tâm PTNT Thanh Hóa triển khai các mô hình trình diễn, mô hình phát triển sản xuất, tổ chức các Hội nghị kết nối cung cầu giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trong tỉnh, các Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả sản xuất khoai tây vụ đông trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Trong những năm gần đây Chi cục PTNT Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) tổ chức 11 lớp tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức thị trường cây khoai tây cho hơn 300 hộ dân đến từ các xã của huyện Hoằng Hóa.

4.2.6.3. Các tố chức ngân hàng, tín dụng, đoàn thể

Với những hộ sản xuất nhỏ thường không phải vay vốn mà có thể tự túc được kinh phí sản xuất, vì vậy không cần dựa vào các tố chức tín dụng. Các nguồn tín dụng chủ yếu được phân phối qua các tố chức đoang thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…Tuy nhiên các khoản tín dụng này thường khá nhỏ chỉ dao động trong khoảng vài trăm nghìn nên ít có ý nghĩa đối với hộ dân trong phát triển sản xuất.

Hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) đã đưa ra mức hỗ trợ cho vay vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) với lãi suất thấp (6 -7,5%năm) với những khoản vay lên tới 10.000 nghìn đồng/hộ đối với hộ sản xuất và 30.000 – 50.000 nghìn đồng/hộ đối với các hộ thu gom , bán buôn khoai tây trên địa bàn huyện.

4.2.7. Các khó khăn, hạn chế của các tác nhân cung cấp dịch vụ trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây tại huyện hoàng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)