4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY HUYỆN HOẰNG HÓA HOẰNG HÓA
4.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng
4.1.1.1. Diện tích trồng khoai tây tại Hoằng hóa
Những năm vừa qua người nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và thu được kết quả kinh tế cao. Người nông dân sản xuất khoai tây tại huyện Hoằng Hóa được tập huấn sản xuất khoai tây từ các chuyên viên phòng trồng trọt huyện Hoằng Hóa và các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp của một số công ty đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm như: Công ty CP nông nghiệp quốc tế An Việt, công ty CP XNK Hoa Nam, công ty CP giống cây trồng Kiên Giang… đã đầu tư sản xuất trên toàn tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích hơn 1.000 ha khoai tây vụ Đông và Hoằng Hóa là một trong số đó. Với nhiều loại giống mới điển hình như:Atlantic, Solara, Marabel… đã được áp dụng trồng với diện tích lớn kết hợp với kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc đến từ các chuyên gia kể trên đã đem lại năng suất cũng như hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân.
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa Năm Khoai tây Năm Khoai tây
khác (Ha) Tỉ lệ (%) Khoai tây Marael, Solara (Ha) Tỉ lệ (%) Tổng cộng (Ha) Tỉ lệ (%) 2015 22,00 95,65 1,00 4,35 23,00 100,00 2016 23,20 21,17 86,40 78,83 109,60 100,00 2017 89,38 30,44 204,22 69,56 293,60 100,00
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hoằng Hóa (2017)
Cây khoai tây là loại cây trồng quen thuộc với bà con nông dân tại các tỉnh phía Bắc tuy nhiên đối với người dân huyện Hoằng Hóa thì khoai tây là loại cây trồng tương đối mới. Trước đây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa khoai tây chỉ được một số hộ dân nhỏ lẻ trồng với diện tích chỉ khoảng vài hecta do năng suất thấp bởi các loại giống kém chất lượng từ Trung Quốc đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Tuy nhiên từ năm 2014 UBND tỉnh đã kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp cho nông nghiệp, hàng loạt các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản
Marabel, Solara, Alantic… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ thành công bước đầu của các mô hình thử nghiệm các loại giống mới đem lại niềm tin cho người nông dân, năm 2015 một số xã đã bắt đầu trồng thử nhưng vẫn còn tâm lý e ngại với loại giống mới này nên diện tích trồng cả huyện chỉ khoảng 23 ha. Năm 2016 với sự thúc đẩy tích cực từ UBND tỉnh cùng các doanh nghiệp đầu tư đã mở rộng quy mô sản xuất lên 86,4 ha (chiếm 78,83% tổng diện tích), kết quả thu khá bất ngờ khi năng suất trung bình đạt 20 tấn/ha, cao hơn hẳn so với các loại giống khoai tây Trung Quốc hay giống trong nước trước đây. Và đến cuối năm 2017, theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Hoằng Hóa thì trên toàn huyện đã có tổng cộng 293,6 ha, trong đó hộ sử dụng khoai tây giống nhập ngoại có diện tích chủ yếu (69,56% tỏng diện tích).
Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích trồng khoai tây ở các xã thuộc huyện Hoằng Hóa huyện Hoằng Hóa
STT Tên xã
Diện tích trồng khoai tây (ha)
1 Hoằng Thắng 40,00 2 Hoằng Đức 35,00 3 Hoằng Đồng 30,00 4 Hoằng Thịnh 15,00 5 Hoằng Hà 16,00 6 Hoằng Ngọc 24,00 7 Hoằng Thanh 6,60 8 Hoằng Thái 36,00 9 Hoằng Phượng 15,00 10 Hoằng Hợp 8,00 11 Hoằng Giang 11,00 12 Hoằng Xuân 7,00 13 Hoằng Trung 5,00 14 Hoằng Trinh 13,00 15 Hoằng Xuyên 13,00 16 Hoằng Phúc 5,20 17 Hoằng Lộc 10,00 18 Hoằng Phụ 2,80 19 Hoằng Hải 1,00 Tổng cộng 293,60
Qua bảng tổng hợp diện tích trồng khoai tây tại 19 xã ở Hoằng Hóa năm 2017 ta có thể nhận thấy rằng phân bố diện tích trồng khoai tây của các xã là không đồng đều, xã trồng nhiều nhất lên đến 40 ha (Hoằng Thắng), 35 ha (Hoằng Đức)… đây là các xã nằm ven sông có diện tích đất trồng lớn cũng như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng khoai tây. Mặt khác ở một số xã ven biển như Hoằng Phụ, Hoằng Hải diện tích trồng khoai tây là tương đối nhỏ chỉ khoảng 1 ha – 2 ha, lý do là những xã này chủ yếu các hộ dân tập trung khai thác và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra do điều kiện thổ nhưỡng không mấy thuận lợi cho sự phát triển của cây khoai tây nên người dân không mặn mà lắm với loại cây này.
Nguồn đất của các hộ gia đình được nhà nước giao 100%, bên cạnh đó một số hộ có nhu cầu tăng thêm thu nhập, tăng thêm diện tích đất canh tác đã đi thuê lại của các hộ khác với tỉ lệ các hộ thuê đất là 13,7% do nhu cầu đó một số hộ đã cho thuê lại đất nông nghiệp và chuyển sang làm kinh tế…
Bảng 4.3. Diện tích đất trồng khoai tây của các hộ sản xuất Tổng diện tích (ha) Diện tích TB của hộ Tổng diện tích (ha) Diện tích TB của hộ
(ha)
Diện tích trồng khoai tây toàn
huyện 293,600 0,237
Diện tích trồng khoai tây của
các hộ điều tra 10,500 0,175
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)
Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tổng diện tích đất trồng khoai tây là 293,6ha, với 1.235 hộ sản xuất khoai tây trên toàn huyện thì trung bình mỗi hộ có khoảng 0,237 ha đất sản xuất (khoảng 4,7 sào trung bộ).
Điều tra 60 hộ gia đình làm nông nghiệp thì tổng diện tích đất trồng khoai tây của 60 hộ là 10,5 ha(khoảng 210 sào trung bộ) trung bình diện tích trồng khoai tây của mỗi một hộ có 0,175 ha(khoảng 3,5 sào trung bộ). Tuy nhiên diện tích đó lại phân tán không đồng đều, phân tán theo từng hộ gia đình theo từng xã, diện tích đất trồng khoai tây tập trung chủ yếu ở xã Hoằng Đồng, Hoằng Thắng, Hoằng Đức….
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích khoai tây có sự liên kết với các doanh nghiệp
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Đầu năm 2014 tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân hợp tác đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Huyện Hoằng Hóa với vị trí địa lý thuận lợi cùng nhiều yếu tố thuận lợi đã thu hút khá nhiều các doanh nghiệp đầu tư sản xuất – tiêu thụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Qua số liệu điều tra được từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa có thể thấy có đến gần 70 % tổng diện tích đất sản xuất khoai tây ở Hoằng Hóa là có sự liên kết giữa hộ và các doanh nghiệp. Như vậy trong chuỗi giá trị khoai tây trên địa bàn huyện Hoằng Hóa các doanh nghiệp liên kết sản xuất – tiêu thụ là một tác nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp sẽ bán giống cho các hộ và thu mua khoai thương phẩm từ họ.
4.1.1.2. Năng suất và sản lượng khoai tây huyện Hoằng Hóa
Bảng 4.4. Năng suất và sản lượng khoai tây vụ Đông huyện Hoăng Hóa giai đoạn 2015 - 2017
Năm Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)
Khoai tây khác Tỉ lệ (%) Khoai tây Marabel, solara Tỉ lệ (%) Tổng cộng Khoai tây khác Khoai tây Marabel, solara 2015 275,00 91,97 24,00 8,03 299,00 12,50 24,00 2016 324,80 15,82 1.728,00 84,18 2.052,80 14,00 20,00 2017 1.340,70 24,71 4.084,46 75,29 5.425,16 15,00 20,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017) 69,8%
29,2%
Tổng diện tích trồng khoai tây của hộ liên kết với doanh nghiệp Tổng diện tích trồng khoai tây trồng tự do
Qua bảng tổng hợp 4.4 có thể thấy sản lượng khoai tây tại Hoằng Hóa tăng nhanh chóng chỉ trong khoảng 3 năm từ năm 2015 – 2017 (từ 299 tấn lên 5425,16 tấn) gấp hơn 18 lần. Nhận thấy cây khoai tây sau khi được một số các doanh nghiệp đưa vào trồng thử nghiệm thành công đem lại năng suất khá cao (trên 20 tấn/ha) cộng thêm với việc các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – tiêu thụ đồng nghĩa với đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định khi có hợp đồng bao tiêu ký kết với giá mua cố định. Chính vì vậy hộ nông dân đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng khoai tây hàng năm tính đến năm 2017 đạt 5425,16 tấn.
Đối với các hộ sử dụng giống khoai tây do doanh nghiệp cung cấp như: Marabel, Solara, Atlantic….thì sản lượng đạt được tương đối cao trung bình đạt 20 tấn/ha. Đây là những loại giống có nguồn gốc từ châu Âu đã được trồng thử nghiệm rất thành công ở nước ta và được đưa vào trồng tại Hoằng Hóa từ năm 2015 đến nay đã chứng minh được rằng loại giống này rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Hoằng Hóa với năng suất trung bình đạt 20 tấn/ha, cá biệt có những xã như Hoằng Thắng năng suất vụ Đông đạt xấp xỉ 40 tấn/ha, xã Hoằng Đồng đạt trên 30 tấn/ha. Ngược lại đối với các hộ sử dụng giống khoai tây trong nước như: khoai tây Đà Lạt hay giống của Trung Quốc thì năng suất khá thấp chỉ đạt trung bình 14 tấn/ha.
4.1.2. Đặc điểm sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa
4.1.2.1. Khoai tây trong hệ thống canh tác của hộ sản xuất huyện Hoằng Hóa
Hiện nay cây khoai tây trồng vụ Đông đang giữ vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác của nông hộ, do đó UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Hoằng Hóa đã có những chính sách thúc đẩy gia tăng diện tích trên các đất lúa mà có khả năng trồng khoai tây. Vì vậy trong canh tác khoai tây của hộ sản xuất công thức luân canh chủ yếu như sau:
Công thức 1: Lạc xuân – Lúa mùa – Khoai đông với lạc xuân trồng tháng 1, thu hoạch vào tháng 6 – cấy lúa mùa tháng 7 – 10, khoai đông từ 15/10 – tháng 1 năm sau, thu hoạch cuối tháng 1 và 2). Công thức này được áp dụng chủ yếu trên chân đất thịt nhẹ tơi xốp, có lượng mùn cao, lớp đất canh tác dày, giữ độ ẩm tốt.
Công thức 2: Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông. Lúa xuân được trồng từ tháng 2 đến tháng 6, lúa mùa từ tháng 7 đến tháng 10 và khoai tây đông trồng từ giữa tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Công thức luân canh này được áp dụng
Đây cũng là chân đất tiềm năng để mở rộng diện tích trồng khoai tây nhờ áp dụng trồng khoai theo phương pháp làm đất tối thiểu.
Khoai tây thương phẩm chủ yếu được trồng vào vụ Đông hàng năm và có thể cho thu hoạch vào đầu năm sau. Như vậy thời gian thu hoạch khoai tây có thể từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau tùy vào thời điểm gieo trồng.
4.1.2.2. Các hình thức sản xuất khoai tây chính ở Hoằng Hóa hiện nay
Hiện nay ở Hoằng Hóa có 2 phương pháp canh tác khoai tây chủ yếu đó là phương pháp canh tác truyền thống và phương pháp canh tác làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ.
Bảng 4.5. So sánh năng suất khoai tây giữa hai phương pháp canh tác tại một số xã của huyện Hoằng Hóa năm 2017
Giống
Năng suất (tấn/ha)
Phương pháp làm đất tối thiểu Phương pháp truyền thống
Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Trung Quốc 14.80 15,50 15,70 15.50 16,70 16,00 Marabel 20,90 21,70 20,50 22,00 22,60 21,80 T.Bình 17,85 18,60 18,10 18,75 19,65 18,90
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)
Nhìn qua bảng 4.5 ta có thể so sánh được năng suất khoai tây khi sử dụng 2 phương pháp canh tác là phương pháp truyền thống và phương pháp làm đất tối thiểu. Năng suất khi sử dụng phương pháp truyền thống là cao hơn so với phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ. So sánh trên địa bàn xã Hoằng Thắng thì năng suất khi hộ sử dụng phương pháp truyền thống trung bình là 18,75 tấn/ha so với phương pháp làm đất tối thiểu là 17,85 tấn/ha. Tuy nhiên ta thấy năng suất chênh lệch là không đáng kể (chỉ 0,9 tấn/ha). Nếu xét về năng suất thì phương pháp làm đất tối thiểu thấp hơn đôi chút so với phương pháp truyền thống tuy nhiên phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ vẫn được các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật khuyến khích các hộ sản xuất nên sử dụng thay vì phương pháp truyền thống. Lý do bởi phương pháp làm đất tối thiểu gần như không mất chi phí công làm đất cộng với việc sử dụng rơm rạ giúp giảm lượng phân bón hóa học gây nguy hại cho đất canh tác và đặc biệt phương pháp này hoàn toàn thân thiện với môi trường và tiết kiệm được tối đa phụ phẩm rơm rạ
Sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có mức đầu tư chi phí như sản xuất khoai tây đông theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, sự khác biệt ở chỗ công lao động cho chi phí làm đất giảm hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.
(Công lao động/Sào)
Biểu đồ 4.2. So sánh công lao động phương pháp làm đất tối thiểu và truyền thống và truyền thống
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
Sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu chỉ mất khoảng 1/2 số công lao động so với canh tác theo kiểu truyền thống. Trong đó, theo phương pháp làm đất tối thiểu người nông dân không phải đầu tư chi phí công làm đất, các công lao động khác như trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng giảm hơn nhiều so với trồng theo kiểu truyền thống. Tổng công lao động bình quân/1 sào làm đất tối thiểu khoảng 6.5 công so với 12 công theo kiểu truyền thống. Mặc dù đầu tư ít công lao động hơn nhưng sản xuất khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu cho năng suất khoai thấp nên khá ít hộ lựa chọn phương pháp này.
Bảng 4.6. Tình hình áp dụng các phương pháp canh tác khoai tây tại các hộ điều tra huyện Hoằng Hóa
Xã Hoằng Thắng Hoằng Đức Hoằng Đồng Tổng cộng Hộ sử dụng PP làm đất tối thiểu 3 0 1 4 Hộ sử dụng PP truyền thống 17 20 19 56 Tổng cộng 20 20 20 60
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017) 0 2 4 6 8 10 12 14
Làm đất Trồng Chăm sóc Thu hoạch Tổng Truyền thống Tối thiểu
Qua bảng thống kê 4.6 cho thấy số lượng các hộ sản xuất khoai tây áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu rất ít (chỉ có 4/60 hộ áp dụng) còn đa phần các hộ vẫn trung thành theo phương pháp sản xuất khoai tây truyền thống (56/60 hộ). Giải thích lý do vì sao không sử dụng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ để đỡ tốn chi phí làm đất thì các hộ sản xuất trả lời rằng: Tuy đỡ được công làm đất nhưng hộ đã quen với phương pháp truyền thống rồi rất ngại thay đổi do năng suất gần như không được cải thiện (thấp hơn so với phương pháp truyền thống như đã phân tích ở trên).
4.1.2.3. Đặc điểm chung của các hộ sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa
Người sản xuất khoai tây là các hộ nông dân họ là các tác nhân đầu tiên của chuỗi giá trị. Hiệu quả kinh tế thu được đối với mỗi loại sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của họ. Quy mô và đặc điểm của chuỗi giá trị thể hiện thông qua khối lượng và chủng loại sản phẩm vì vậy mà phụ thuộc rất lớn vào tác nhân này.
Bảng 4.7. Độ tuổi của hộ sản xuất khoai tây huyện Hoằng Hóa
Độ tuổi Số lựa chọn Tỷ lệ % Từ 20 – 40 7,00 11,70 Trên 40 – 50 27,00 45,00 Trên 50 – 60 24,00 40,00 Trên 60 2,00 0,30 Tổng cộng 60,00 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)
Trong tổng số 60 hộ điều tra, độ tuổi chủ hộ từ 30 - 40 tuổi chiếm 11,7%. Độ tuổi trên 40 – 50 tuổi chiếm 45%, độ tuổi trên 50 – 60 tuổi chiếm 40%, độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 0,3%. Qua điều tra cho thấy các chủ hộ đều trong độ tuổi lao động có sức khoẻ tốt và đã gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp. Hoằng Hóa là một huyện có tốc độ phát triển các nghành công nghiệp cao, đồng nghĩa với việc các lao động nghành nông nghiệp sẽ chuyển dần sang làm trong các khu công nghiệp. Do vậy độ tuổi lao động đẹp nhất từ 20 đến 40 hầu như họ chọn làm việc tại các khu công nghiệp thay vì làm nông nghiệp. Chính vì vậy độ tuổi làm nông nghiệp chiếm nhiều nhất ở Hoằng Hóa dao động trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi chiếm 85% tổng số lao động.
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu nhân khẩu của huyện Hoằng Hóa
Nguồn: Số liệu điều tra năm (2017)
Cơ cấu nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình của huyện Hoằng Hóa là khá cao đa phần mỗi hộ gia đình có từ 4 người trờ lên bao gồm ông bà, vợ chồng, con cái.