4.2.1 .Sơ đồ chuỗi giá trị khoaitây huyện Hoằng Hóa
4.2.3. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị khoaitây huyện Hoằng
Hoằng Hóa
Sự liên kết giữa các tác nhân được thể hiện bằng những thoả thuận hay ràng buộc giữa các tác nhân, mối quan hệ càng chặt chẽ thì chuỗi giá trị được đánh giá là càng phát triển. Sự liên kết giữa các tác nhân được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: trao đổi thông tin, chất lượng sản phẩm, thời gian và khối lượng giao dịch, địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán.... Sự liên kết giữa các tác nhân cũng sẽ chỉ ra những tác nhân giữ vai trò điều phối trong chuỗi gía trị.
4.2.3.1. Mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa
Các mối liên kết ngang trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa chưa được hình hình một cách rõ nét. Các tác nhân trong cùng một khâu chưa có sự hợp tác lẫn nhau thật sự chặt chẽ, cụ thể các liên kết ngang trong chuỗi giá trị khoai tây Hoằng Hóa được thể hiện cụ thể như sau:
Các hộ sản xuất khoai tây: Chủ yếu sản xuất ở quy mô hộ gia đình và chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây khoai tây. Trong khi đó canh tác nông nghiệp luôn cần có sự hợp tác chặt chẽ để chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh. Chẳng hạn phun thuốc phòng trừ rệp sáp, sâu xám, sâu xanh… phòng trừ sâu bệnh trên cây khoai tây chỉ được thực hiện riêng, tức là của khoai tây hộ nào thì hộ ấy tự phun, các hộ nông dân liền kề không có sự phối hợp thực hiện đồng loạt nên chưa phát huy tốt tác dụng. Các hộ thu gom: Thực hiện hoạt động thu gom khoai tây chưa có sự phân chia thị trường mua khoai tây cụ thể. Nhiều trường hợp nông dân bán khoai tây cho các hộ thu gom ở xa, trong khi các hộ thu gom trong địa bàn lại phải thu mua ở những vùng xa hơn. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển trong quá trình thu gom khoai tây. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp hộ thu gom bất ngờ tăng giá thu mua tạm thời để giành giật khách hàng, làm xáo trộn hoạt động thu mua khoai tây và ảnh hưởng xấu đến sự liên kết giữa nông dân và các hộ thu mua thu mua trước đó.
Các hộ bán buôn, bán lẻ: Nhiều trường hợp các hộ bán buôn cạnh tranh với nhau không lành mạnh bằng cách hạ giá bán khoai tây để thu hút khách hàng, phá vỡ giá sàn thị trường làm các hộ bán buôn khác không bán được khoai tây để tồn kho lâu ngày đem bán rẻ lại cho người tiêu dùng thì khi đấy chất lượng khoai tây đã không còn được đảm bảo.
4.2.3.2. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa
Sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị được thể hiện qua mối liên hệ giữa các tác nhân của những khâu khác nhâu trong suốt chiều dài chuỗi giá trị. Phân tích thực trạng chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa cho thấy sự liên kết dọc trong chuỗi còn rất lỏng lẻo, sự phân bổ giá trị gia tăng trong chuỗi còn quá nhiều thiên lệch không hợp lý, cấu trúc chuỗi giá trị chưa vững chắc. Cụ thể sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị khoai tây Hoằng Hóa được thể hiện như sau:
Mối liên kết giữa hộ sản xuất – Doanh nghiệp (Kênh 1): Đây có lẽ là mối liên kết tốt nhất trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa. Đây là mối liên
kết được đảm bảo rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên thông qua hợp đồng liên kết sản xuất – bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên trong khoảng thời gian vừa qua đã xuất hiện tình trạng phá vỡ hợp đồng ở cả 2 bên. Về phía hộ sản xuất đã có một số trường hợp có hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp nhưng khi thu hoạch thấy thị trường được giá cao hơn hộ đã đem bán bớt khoai tây ra ngoài thị trường nhằm thu chênh lệch. Về phía doanh nghiệp trong năm vừa qua xuất hiện tình trạng thu mua không đúng với giá đã cam kết trong hợp đồng, chỉ thu mua những củ to, đẹp mà không thu mua những củ nhỏ, xấu hoặc nếu có thu mua cũng với giá rất thấp gây tâm lý hoang mang cho các hộ sản xuất.
Mối liên kết giữa hộ sản xuất – Hộ thu gom (Kênh 2): Mặc dù được thực hiện dựa trên lòng tin mối quan hệ làng xóm nhưng vẫn mang tính thời điểm. Hoạt động mua bán không được ký kết hay thực hiện bởi các hợp đồng chính thức lâu dài. Nhiều trường hợp, hộ sản xuất có thể bán cho các thương lái khác nhau trong các kỳ thu hoạch khác nhau. Điều này làm cho dòng luân chuyển vật chất chưa ổn định và quá trình vận hành chuỗi giá trị ở khâu đầu tiên đã thiếu nhịp nhàng.
Mối liên kết giữa hộ thu gom - hộ bán buôn (Kênh 2): Đây có thể nói là mối liên kết bền chặt nhất tuy chỉ được dựa trên lòng tin. Nhưng do 2 tác nhân này đều là những bạn hàng lâu năm trong làm ăn nên mối liên kết luôn giữ ổn định hiếm khi xảy ra tình trạng thay đổi bạn hàng.
Mối liên kết giữa hộ bán buôn – hộ bán lẻ (Kênh 2): Trong mối liên kết này hộ bán lẻ là người có ít vốn và họ có quyền lựa chọn mối lấy hàng, đa phần người bán lẻ căn cứ vào giá bán và chất lượng khoai tây để đưa ra quyết định mua khoai ở đâu. Chính vì vậy mối liên kết này thường rất lỏng lẻo nên không thể bền vững.
Kết luận: Có thể nói mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chủ yếu được phân tích dựa trên các mối quan hệ, và các mối quan hệ đó có nhiều mức độ khác nhau, có thể là: thứ nhất những mối quan hệ thời điểm, được thiết lập ngay tại chỗ bao gồm thỏa thuận giá cả, khối lượng và các yêu cầu khác chỉ trong thời hạn và phạm vi của giao dịch cụ thể đó. Thứ hai là khi những tác nhân tham gia muốn giao dịch với nhau nhiều lần lặp đi lặp lại thì mối quan hệ đó là lâu dài.Loại quan hệ này có mức độ tin cậy cao hơn và phụ thuộc lẫn nhau ở một mức nhất định.Quan hệ này có thể được chính thức hóa thông qua hợp đồng nhưng không nhất thiết. Một hình thức liên kết khác đó là liên kết theo chiều ngang như một tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham gia vào nhiều quy trình khác nhau trong chuỗi giá trị. Ở kênh tiêu thụ thứ nhất trong chuỗi giá trị khoai tây ở huyện Hoằng Hóa có sự tham gia liên kết sản xuất
chặt chẽ, có sự phối hợp tổ chức tốt giữa người sản xuất – doanh nghiệp tiêu thụ từ khâu đầu vào, chăm sóc cho đến đầu ra của sản phẩm là một chuỗi khép kín. Tuy nhiên ở kênh tiêu thụ thứ 2 và 3 các tác nhân liên kết với nhau chỉ mang tính thời vụ, liên kết tốt nhất ở kênh này là liên kết giữa tác nhân thu gom và bán buôn vì họ giao dịch và trao đổi khá thường xuyên, các mối liên kết còn lại liên kết với nhau chủ yếu thông qua sự thoả thuận dựa trên mối quan hệ bạn hàng, không có hợp đồng chính thức nào được ký kết giữa các tác nhân. Đặc điểm này đôi khi dẫn đến tình trạng mất chủ động cho các tác khi có những biến động lớn về giá cả, cung cầu. Đồng thời do tính chất pháp lý không chặt chẽ nên 1 trong 2 bên giao dịch khi phá vỡ thỏa thuận thì bên còn lại sẽ gặp rủi ro mà không được pháp luật giải quyết.
4.2.4. Phân tích giá trị gia tăng và thu nhập các tác nhân trong chuỗi giá trị khoai tây huyện Hoằng Hóa