PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập từ các thông tin trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, các thông tin tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng Internet…liên quan đến đề tài nghiên cứu.Thu thập thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa và một số HTX sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài được điều tra thu thập phỏng vấn các đối tượng sau:
Nhà nước: Phỏng vấn sâu các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa: cán bộ quản lý cấp sở; Các đơn vị quản lý cấp huyện xã,cán bộ quản lý, chuyên viên phòng nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chủ tịch và các chuyện viên cấp xã quản lý lĩnh vực nông nghiệp tại các xã chọn điểm nghiên cứu.
Nhà Khoa học: Phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ khoa học tại trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa nhằm thu thập các thông tin: Kỹ thuật trồng khoai tây, cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trong suốt quá trình trồng khoai tây.
Nhà doanh nghiệp: Phỏng vấn sâu các doanh nghiệp cung cấp vật tư và tiêu thụ khoai tây tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nhà nông: Thu thập số liệusơ cấp bằng phiếu điều tra (73 phiếu điều tra) tập trung chủ yếu vào các hộ nông dân, các hộ thu gom, bán buôn, bán lẻ trong chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Trong đó 60 phiếu điều tra hộ sản xuất khoai tây ở 3 xã Hoằng Đức, Hoằng Đồng và Hoằng Thắng (20 phiếu/xã), 13 phiếu còn lại là điều tra hộ thu gom (2 phiếu), bán buôn (4 phiếu) và bán lẻ (7 phiếu).