QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 27 - 31)

6. Tổng quan tài liệu

1.2. QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN

1.2.1. Khái niệm quản lý chi thƣờng xuyên NSNN

Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN là quá trình các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi thƣờng xuyên NSNN, đảm bảo cho các khoản chi thƣờng xuyên đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Chủ thể quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách là các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN (HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh...) và các đơn vị sử dụng

ngân sách (các Sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách).

Đối tƣợng quản lý là hoạt động chi thƣờng xuyên, hoạt động đó bao gồm việc lập dự toán; phân bổ dự toán; chấp hành dự toán; kiểm tra, kiểm soát, thanh toán, quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách.

các tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành tác động lên đối tƣợng và chủ thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản của quản lý chi thƣờng xuyên. Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển KT-XH và ổn định an ninh, quốc phòng.

1.2.2. Mục tiêu của quản lý chi thƣờng xuyên NSNN

Mục tiêu trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng bền vững trong điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, an ninh quốc phịng, đối ngoại. Mục tiêu này đƣợc thiết lập phù hợp với chiến lƣợc, nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nƣớc trong từng thời kỳ.

Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN là nhằm mục tiêu mang lại kết quả tốt nhất về phát triển KT-XH; đồng thời giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa một bên là nhà nƣớc và một bên là các chủ thể khác trong xã hội, đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phƣơng.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thƣờng xuyên NSNN

a. Nguyên tắc quản lý theo dự toán

Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ thuộc vào quyền phán quyết của cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Do vậy, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi các khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã đƣợc cơ quan quyền lực nhà nƣớc xét duyệt và thông qua.

Phạm vi của chi NSNN rất đa dạng, liên quan đến nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động

đƣợc xác định theo đối tƣợng riêng, định mức riêng và ngay giữa các cơ quan trong cùng một lĩnh vực hoạt động nhƣng hoạt động của khác nhau, điều kiện về trang bị cơ sở vật chất khác nhau, quy mơ và tính chất hoạt động khác nhau sẽ dẫn đến các mức chi từ NSNN cho mỗi cơ quan là khác nhau.

Quản lý theo dự toán mới đảm bảo đƣợc yêu cầu cân đối của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN; hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách tại các đơn vị dự toán.

b. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Nguyên tắc này địi hỏi bảo đảm với chi phí thấp nhất sẽ phải thu đƣợc lợi ích lớn nhất. Trong quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi việc chi một đồng ngân sách phải tạo ra lợi ích lớn nhất có thể.

Tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn chế chi tiêu, tiết kiệm là sự chi tiêu hợp lý. Đó là chi đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngân sách. Chi tiêu hợp lý sẽ tạo ra tác động lớn đối với sự phát triển KT-XH.

Hiệu quả đƣợc xác định bằng kết quả so với chi phí đã bỏ ra. Chi tiêu hợp lý sẽ bảo đảm ngân sách đƣợc sử dụng có hiệu quả chi tiêu càng hợp lý, ngân sách đƣợc sử dụng càng hiệu quả cao.

Hiệu quả của chi tiêu ngân sách phải đƣợc xét trên nhiều mặt, hiệu quả kinh tế, xã hội, chính trị...; hiệu quả trƣớc mắt và hiệu quả lâu dài.

Chi tiêu ngân sách không tiết kiệm, hiệu quả không chỉ gây lãng phí ngân sách, lãng phí nguồn lực mà cịn tạo ra những hệ lụy cho nền kinh tế.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cũng phải đƣợc quán triệt trong các khâu của quá trình chi thƣờng xuyên ngân sách. Để chi thƣờng xuyên ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách phải bảo đảm xác định đƣợc đúng đối tƣợng chi, thứ tự ƣu tiên các khoản chi, tiêu chí, định

mức, cơ cấu phân bổ ngân sách cho chi thƣờng xuyên hợp lý.

c. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nƣớc là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, Kho bạc nhà nƣớc có trách nhiệm phải kiểm sốt chặt chẽ mọi khoản chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên.

1.2.4. Phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN

Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nƣớc thuộc Quốc Hội và Chính Phủ, ở địa phƣơng là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính (Sở tài chính ở cấp tỉnh, phịng tài chính

cấp huyện và ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (KBNN các cấp) thực hiện tồn bộ cơng tác quản lý tài chính cơng nói chung,

quản lý về chi NSNN nói riêng. Cụ thể nhƣ sau:

a. Hội đồng nhân dân

Quyết định dự toán và phân bổ NSĐP; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trƣơng, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP trong trƣờng hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã đƣợc HĐND quyết định. Đối với HĐND cấp tỉnh đƣợc quyền quyết định thu một khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ. Trong trƣờng hợp có nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo mà vƣợt qua khả năng cân đối của ngân sách tỉnh thì đƣợc phép huy động vốn đầu tƣ trong nƣớc theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ để đầu tƣ.

b. Ủy ban nhân dân

Lập dự toán và phƣớng án phân bổ NSĐP, dự toán điều chỉnh NSĐP. Trong trƣờng hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ

quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; lập quyết tốn NSĐP trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dƣới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; căn cứ và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dƣới; tổ chức thực hiện NSĐP; phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên trong việc quản lý NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn; báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

c. Đơn vị dự toán ngân sách

Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi đƣợc giao; Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và tiết kiệm; Quản lý, sử dụng tài sản của nhà nƣớc đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định.

Kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc

(nếu có).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)