Công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 63 - 67)

6. Tổng quan tài liệu

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA

2.3.2. Công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên trong giai đoạn này tại Kon Tum đƣợc quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi ngân sách theo kế hoạch hằng năm. Bao gồm các giai đoạn:

a. Phân bổ dự toán chi thường xuyên

* Đối với các đơn vị dự toán khối tỉnh:

Các bƣớc thực hiện phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN nhƣ sau: Bƣớc 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị Sở Tài chính thẩm tra phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho đơn vị.

theo quyết định của UBND tỉnh giao dự toán cho đơn vị.

Bƣớc 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực thuộc đồng gửi Sở Tài chính.

Bƣớc 4: Sở Tài chính nhập dự toán vào phần mềm quản lý ngân sách TABMIS thông qua KBNN cấp kinh phí hoạt động cho đơn vị.

* Đối với các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phân bổ, giao dự toán chi theo đúng quy định tại Luật ngân sách nhà nƣớc và các Nghị định, Thông tƣ liên quan.

b. Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi thường xuyên

Trong năm dự toán, đối với các nhiệm vụ, chƣơng trình công tác của các cơ quan, ban ngành, địa phƣơng phát sinh đột xuất, chƣa đƣợc bố trí trong dự toán đầu năm hoặc có chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phƣơng chủ động tiết kiệm các nhiệm vụ chi, cân đối dự toán đầu năm, lồng ghép thực hiện các nội dung phát sinh, trƣờng hợp khó khăn không cân đối đƣợc thì các đơn vị, địa phƣơng xác định kinh phí còn thiếu gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình UBND cùng cấp xem xét bổ sung kinh phí. Tuy nhiên, do các đơn vị, địa phƣơng chƣa thực sự chủ động, có xu hƣớng ỷ lại vào ngân sách nên việc bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ thƣờng kéo dài, dàn trải và thừa kinh phí, dẫn đến dự toán đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau và dự toán đề nghị hủy phát sinh nhiều. Dẫn đến chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 có những lĩnh vực thực hiện vƣợt xa dự toán. (năm 2011: Chi an ninh, quốc phòng vƣợt 193,4% để đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng, biên giới trên địa bàn; năm 2012: chi sự nghiệp phát thanh truyền hình vƣợt 125,9% do bổ sung tăng thời lƣợng phát sóng tiếng DTTS; năm 2013: Chi sự nghiệp môi trƣờng vƣợt 117,5% do bổ sung kinh phí đảm bảo nhiệm vụ vệ sinh môi trƣờng phù hợp với việc mở rộng,

chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum và các khu trung tâm huyện lỵ; năm 2014: chi sự nghiệp kinh tế 149,5% do đề án phát triển cây cao su đƣợc phê duyệt và đƣa vào thực hiện; năm 2015: chi khác ngân sách vƣợt 170,7%, chi sự nghiệp y tế vƣợt 113,5%, năm 2016: chi khác ngân sách vƣợt 185,4%, chi an ninh quốc phòng vƣợt 132,8%...) trong khi đó có những mục thực hiện đạt thấp so với dự toán (nhƣ chi sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2011 chỉ đạt 57,7% dự toán do nhiệm vụ của các đề tài khoa học chƣa thanh toán kịp trong năm chuyển nguồn sang năm sau thực hiện theo qui định, chi đảm bảo xã hội năm 2012, 2013, chi bù lỗ, trợ giá mặt hàng chính sách năm 2014, 2015…) đã gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.

Số liệu tại bảng 2.3, 2.4 cho thấy, chi thƣờng xuyên ngân sách địa phƣơng trong giai đoạn 2011-2016 có xu hƣớng tăng dần qua các năm và đều vƣợt dự toán đƣợc giao, cụ thể: năm 2011 đạt 1.874.977 triệu đồng, bằng 122,1% so dự toán; năm 2012 đạt 2.452.282 triệu đồng, bằng 128,3% so dự toán, tăng 137,5% so năm 2011; năm 2013 bằng 109,5% so dự toán, tăng 103,6% so năm 2012; năm 2014 bằng 110,9% so dự toán, tăng 111,7% so năm 2013; năm 2015 bằng 106,6% so dự toán, tăng 100,5% so năm 2014; năm 2016 bằng 105,6% so dự toán, tăng 100,5% so năm 2015.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng chi ngân sách thƣờng xuyên, trong đó có những nguyên nhân khách quan do thay đổi chính sách tiền lƣơng cho cán bộ công chức của Chính phủ, tăng chế độ trợ cấp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội, chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn… Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân chủ quan dẫn tới tăng chi ngân sách, đặc biệt là tăng chi trong lĩnh vực quản lý hành chính. Đó là do công tác lập dự toán chi chƣa sát với tình hình thực tế của địa phƣơng, chƣa nắm bắt đƣợc hết các nhiệm vụ chi phải thực hiện trong năm dẫn đến bố trí chi không đồng đều phải điều chỉnh dự toán chi giữa các ngành.

Trong các khoản chi thƣờng xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chỉ tiêu chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi thƣờng xuyên của NSĐP, điều đó chứng tỏ tỉnh Kon Tum đã rất tích cực đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài phát triển nền kinh tế. Xếp ở vị trí cao thứ hai là chỉ tiêu chi quản lý hành chính: hằng năm chỉ tiêu này đều tăng so với dự toán với tỷ lệ rất cao và cơ cấu trong tổng chi thƣờng xuyên cũng có xu hƣớng tăng. Điều này chứng tỏ tỉnh Kon Tum chƣa có giải pháp cụ thể để hạn chế chi tiêu cho lĩnh vực này. Mặc dù có những nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể thuyết minh đƣợc song trong giai đoạn tới Kon Tum cần có kế hoạch quy hoạch lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách bộ máy hành chính, triệt để thực hiện tiết kiệm chi ngân sách cho quản lý hành chính, nhất là các khoản chi tiếp khách, hội nghị, khánh tiết...

Về cơ bản, các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, đảm bảo xã hội đã đƣợc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các vấn đề phát sinh đột xuất nhƣ: dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng … giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc về môi trƣờng, cấp, thoát nƣớc, ma tuý, mại dâm; đảm bảo an ninh - quốc phòng và một số nhiệm vụ phát sinh khác.

Việc thực hiện dự toán ngân sách ở các cấp, đơn vị ở tỉnh Kon Tum trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên thời gian qua tƣơng đối tốt, mặc dù vậy vẫn còn một số bất cập nhƣ sau:

- Một số đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 130/NĐ-CP còn chƣa phân định rõ nội dung chi từ nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ.

- Khả năng kiểm soát chi của một số KBNN cấp huyện còn chƣa cao dẫn đến một số khoản chi chƣa đúng đối tƣợng, chƣa đúng nhiệm vụ đƣợc giao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra với các khoản chi ngân sách chƣa đƣợc thực hiện triệt để, sâu sát đến từng nội dung, khoản mục chi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)