ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 70)

6. Tổng quan tài liệu

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Thứ nhất, công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN của tỉnh Kon Tum cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình KT-XH của địa phƣơng. Dự toán chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Kon Tum đƣợc lập căn cứ vào định hƣớng phát triển KT-XH của tỉnh; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nƣớc.

Thứ hai, về cơ bản, hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên đã đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của tỉnh. Ngoài các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên, các nhu cầu có tính đột xuất, nhất là trong trƣờng hợp thiên tai, bão lụt cũng nhƣ các trƣờng hợp trợ cấp cấp bách khác đƣợc tỉnh bố trí kịp thời ngân sách hỗ trợ. Từ đó hoàn thành vai trò nguồn lực tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng đã đề ra.

Thứ ba, việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng nhƣ nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.

Thứ tư, việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, từng bƣớc có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ hơn.

Thứ năm, công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lƣợng báo cáo quyết toán đã đƣợc nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tƣơng đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhƣ những hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra cũng đƣợc tỉnh Kon Tum quan tâm. Hằng năm, cơ quan Tài chính các cấp tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các xã, phƣờng, thị trấn và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Nhờ đó, cơ quan quản lý chi NSNN đã kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra nhà nƣớc các cấp cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình.

Thứ bảy, công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc trong những năm gần đây nhìn chung đã phát huy tác dụng khá tốt trong kiểm soát sử dụng NSNN thực tế. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã đƣợc phát hiện kịp thời trƣớc khi hành tự qua ngân sách. Nhờ đó hệ thống chi NSNN đã giảm sai sót trong hạch toán kế toán NSNN, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán ngân sách của cơ quan tài chính cũng nhƣ công tác thanh tra, kiểm toán.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

- Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên cho các huyện, thành phố hiện nay chỉ phân theo hai tiêu chí: Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và Vùng cao, không tính theo đầu dân số giống định mức phân bổ của Trung ƣơng, dẫn đến trƣờng hợp các huyện có điều kiện kinh tế khác nhau nhƣng đƣợc phân bổ giống nhau, ngân sách địa phƣơng đã thấp lại “cào bằng” dẫn đến nhiều lĩnh vực chi thấp hơn mặt bằng chi so năm trƣớc nhƣ: Đào tạo bằng khoảng 65-70%, y tế 97%, phát thanh truyền hình 87%, đảm

bảo xã hội 64%, an ninh quốc phòng 82% so mặt bằng chi 2010 (năm cuối của thời kỳ ổn định 2007-2010).

- Đối với chi sự nghiệp kinh tế, các huyện vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa bàn chia cắt; nhu cầu kinh phí duy tu sửa chữa thƣờng xuyên đƣờng sá (tỉnh, huyện lộ và đƣờng liên xã với hiện trạng còn kém, chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ và cứng hóa), công trình thủy lợi ... là rất lớn. Theo định mức phân bổ hiện nay không đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện (cụ thể định mức duy tu sửa chữa thƣờng xuyên đƣờng quốc lộ Trung ƣơng giao bình quân khoáng 90 triệu đồng/km/năm, đƣờng tỉnh lộ địa phƣơng giao 28 triệu đồng/km/năm). Tƣơng tự chi sự nghiệp môi trƣờng do tốc độ đô thị hóa dẫn đến nhu cầu chi tăng rất lớn 15-20% mỗi năm. Trong khi đó định mức phân bổ năm đầu thời kỳ ổn định thấp, tiền lƣơng tính vào đơn giá không đƣợc tính vào nhu cầu tăng lƣơng hàng năm nên rất khó khăn cho việc cân đối, bố trí ngân sách năm sau. Kinh phí chi hoạt động môi trƣờng thực hiện theo cơ chế đặt hàng, nhƣng hiện nay dự toán phân bổ cho nhiệm vụ này chỉ đảm bảo khoảng 50% đơn giá tỉnh phê duyệt hàng năm dẫn đến phải cắt giảm nhiệm vụ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội..

- Định mức chi giáo dục với tỷ lệ chi khác chiếm 20% chỉ đảm bảo đƣợc năm đầu của thời kỳ ổn định. Những năm tiếp theo càng ngày càng giảm, năm cuối thời kỳ ổn định còn chỉ khoảng 8-9% chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Trong khi Trung ƣơng ban hành rất nhiều chƣơng trình, kế hoạch phát triển giáo dục.

- Định mức chi quốc phòng, an ninh chƣa đảm bảo chế độ liên quan lực lƣợng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, chi hoạt động thƣờng xuyên, sữa chữa tài sản, trang thiết bị của các cơ quan quân sự địa phƣơng, công tác đối ngoại quốc phòng biên giới, chi mua quân trang cho lực lƣợng bảo vệ dân phố,… theo phân cấp do định mức thực hiện phân

bổ theo tiêu chí dân số quá thấp, các năm tiếp theo ngân sách địa phƣơng khó khăn không đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động tại địa bàn.

- Dự toán chi thƣờng xuyên NSNN ở địa phƣơng mới chỉ xây dựng kế hoạch ngân sách ngắn hạn theo từng năm theo Nghị quyết hằng năm của HĐND tỉnh, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch trung và dài hạn nên chƣa gắn kết với kế hoạch, chƣơng trình phát triển KT-XH trên địa bàn, chƣa phát huy hết hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực.

- Phƣơng pháp lập dự toán và phân bổ ngân sách hiện nay không xuất phát từ mục tiêu mà lại căn cứ vào định mức chi phí các yếu tố đầu vào (biên chế, định mức...), trong khi mục tiêu của quản lý chi thƣờng xuyên là nhằm nâng cao hiệu quả và kết quả đầu ra (số lƣợng, chất lƣợng) của các hoạt động chi sử dụng NSNN. Chính vì vậy, phƣơng pháp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN vẫn chƣa khuyến khích đơn vị chủ động sử dụng tiết kiệm NSNN.

- Các đơn vị, địa phƣơng có xu hƣớng ỷ lại vào ngân sách nên việc bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ thƣờng kéo dài, dàn trải và thừa kinh phí, dẫn đến dự toán đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau và dự toán đề nghị hủy phát sinh nhiều.

- Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cho cấp huyện còn nhiều bất cập, dẫn đến việc một số huyện, thành phố chƣa chủ động cân đối ngân sách đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phƣơng, còn có tƣ tƣởng trông chờ điều phối của ngân sách tỉnh. Một số lĩnh vực phân cấp chi nhƣng không đồng bộ với phân cấp quản lý về bộ máy và tổ chức cán bộ.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng chƣa thực hiện đầy đủ chế độ công khai tài chính ngân sách về nội dung và thời gian theo quy định. Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới đất nƣớc, hội nhập khu vực và quốc tế.

2.4.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân từ đối tượng quản lý

Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống, do vậy một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tƣ tƣởng đề phòng dự toán sẽ bị cơ quan tài chính cắt giảm bớt nên đã lập dự toán cao hơn so với định mức và nhu cầu chi thực tế.

Khi phân bổ dự toán, một số chỉ tiêu chi chƣa thực hiện giao hết ngay từ đầu năm cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp tỉnh, mà còn giữ lại để chi bổ sung trong năm. Các đơn vị, địa phƣơng cho rằng ngân sách tỉnh còn nguồn để xử lý các nhiệm vụ phát sinh tăng thêm. Dẫn đến việc các đơn vị, địa phƣơng có xu hƣớng ỷ lại vào ngân sách bổ sung.

Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần.

b. Nguyên nhân từ chủ thể quản lý

Trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không đƣợc đào tạo bài bản.

Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sâu sắc, chƣa sâu rộng, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN thực hiện chƣa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ

chức phối hợp, hình thức xử lý chƣa nghiêm minh, xử phạt chƣa đúng mức.

c. Nguyên nhân từ môi trường quản lý

* Về môi trường pháp lý

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục đƣợc bổ sung, sửa đổi, gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng.

Chƣa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm.

* Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Kon Tum là tỉnh chịu ảnh hƣởng lớn từ tình trạng biến đổi khí hậu, năm 2015, 2016 nguồn thu thuế VAT từ tài nguyên nƣớc bị sụt giảm ảnh hƣởng đến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nắng nóng khô hạn kéo dài ảnh hƣởng nguồn nƣớc sinh hoạt, tƣới tiêu của đại đa số ngƣời dân trên địa bàn các huyện, thành phố; tình hình dịch bệnh vẫn thƣờng xuyên xảy ra vào mùa mƣa gây ảnh hƣởng nặng nề đến cuộc sống của ngƣời dân. Những nguyên nhân trên đã gián tiếp tác động đến công tác quản lý chi thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong giai đoạn 2011-2016, thực hiện đƣờng lối đổi mới, mở cửa cải cách kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc, tình hình KT-XH cả nƣớc nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Công tác quản lý ngân sách đã đƣợc quan tâm, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng tháo gỡ khó khăn, tạo thế chủ động trong quản lý điều hành, bám sát Luật NSNN, tăng cƣờng các biện pháp, hình thức quản lý chi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.. Tuy nhiên, công quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn có một số điểm hạn chế cần đƣợc khắc phục và hoàn thiện.

Từ thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua, việc tìm ra giải pháp nhằm quản lý chi ngân sách tỉnh nói chung và công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách các cấp chính quyền và đơn vị trong tỉnh nói riêng là một yêu cầu bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong thời gian tới. Từ những nội dung đã đƣợc đề cập trong Chƣơng 2 của Luận văn, tác giả sẽ đƣa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý chi NSNN trong Chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

TỈNH KON TUM

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Bối cảnh 3.1.1. Bối cảnh

Trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020 đã xác định: “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công.” Theo đó 6 nhiệm vụ đƣợc xác định gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc; xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

Trong thời gian tới công tác quản lý nhà nƣớc đối với thu, chi ngân sách sẽ có nhiều đổi mới. Đó là: đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nƣớc, chế độ cấp kinh phí theo số lƣợng biên chế sẽ đƣợc thay thế bởi cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lƣợng hoạt động, hƣớng vào kiểm soát đầu ra, chất lƣợng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc; tập trung nguồn lực cho ƣu tiên cải cách chính sách tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm xã hội và ƣu đãi ngƣời có công; đến năm 2020, tiền lƣơng của cán bộ, công chức, viên chức, đƣợc cải cách cơ bản, bảo đảm đƣợc cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội;…

Ngày 18/4/2012 Thủ tƣớng đã ký ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc Tài chính đến năm 2020. Chiến lƣợc Tài chính đến năm 2020 đƣợc cụ thể hóa thông qua 9 chiến lƣợc ngành, bao gồm Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020; Chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020; Chiến lƣợc nợ công và nợ nƣớc ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng vốn đến năm 2020; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lƣợc phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; Chiến lƣợc kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trên cơ sở thực hiện tốt các nội dung trên, đến năm 2020 công tác thu,chi ngân sách sẽ đạt kết quả tốt và đảm bảo tính hiệu lực của quản lý nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với thu, chi NSNN nói chung và thu, chi NSĐP nói riêng.

3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Kon Tum đến năm 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)