CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 77)

6. Tổng quan tài liệu

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Bối cảnh

Trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020 đã xác định: “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lƣơng nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lƣợng và hiệu quả cao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ hành chính và chất lƣợng dịch vụ công.” Theo đó 6 nhiệm vụ đƣợc xác định gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc; xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

Trong thời gian tới công tác quản lý nhà nƣớc đối với thu, chi ngân sách sẽ có nhiều đổi mới. Đó là: đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nƣớc, chế độ cấp kinh phí theo số lƣợng biên chế sẽ đƣợc thay thế bởi cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lƣợng hoạt động, hƣớng vào kiểm soát đầu ra, chất lƣợng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc; tập trung nguồn lực cho ƣu tiên cải cách chính sách tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm xã hội và ƣu đãi ngƣời có công; đến năm 2020, tiền lƣơng của cán bộ, công chức, viên chức, đƣợc cải cách cơ bản, bảo đảm đƣợc cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội;…

Ngày 18/4/2012 Thủ tƣớng đã ký ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc Tài chính đến năm 2020. Chiến lƣợc Tài chính đến năm 2020 đƣợc cụ thể hóa thông qua 9 chiến lƣợc ngành, bao gồm Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020; Chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020; Chiến lƣợc nợ công và nợ nƣớc ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng vốn đến năm 2020; Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lƣợc phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; Chiến lƣợc kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trên cơ sở thực hiện tốt các nội dung trên, đến năm 2020 công tác thu,chi ngân sách sẽ đạt kết quả tốt và đảm bảo tính hiệu lực của quản lý nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với thu, chi NSNN nói chung và thu, chi NSĐP nói riêng.

3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Kon Tum đến năm 2020 năm 2020

Tỉnh Kon Tum trong những năm qua đã có kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế và trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy vậy, nếu so với sự phát triển của các địa phƣơng trong cùng khu vực thì tình Kon Tum vẫn chƣa phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh. Tại Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 06/5/2016, HĐND tỉnh Kon Tum đã thông qua kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể:

a. Mục tiêu tổng quát

Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trọng

tâm là xây dựng nông thôn mới; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả; xây dựng kết cấu hạ tầng từng bƣớc đồng bộ, hiện đại. Phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao; nâng cao rõ rệt chất lƣợng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân gắn với giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. Tăng cƣờng bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống. Củng cố và mở rộng liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế. Phấn đấu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, phát triển bền vững.

b. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2016-2020 trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế theo GRDP với tỷ trọng nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản chiếm 26-27%, nhóm ngành công nghiệp-xây dựng 31-32%, nhóm ngành dịch vụ 35-36%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 52,5 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nƣớc tại địa bàn đạt trên 3.500.000 triệu đồng. Tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD.

- Về văn hóa - xã hội: Dân số đạt quy mô 580.000 ngƣời; tỷ lệ tăng tự nhiên dƣới 12‰. Tuổi thọ trung bình của ngƣời dân đạt trên 68 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3-4%/năm. Có ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 52% (trong đó đào tạo nghề trên 36,5%). Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 6.000 lao động. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 50%. Tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia: Mầm non trên 40%, tiểu học trên 58%, trung học cơ sở trên 40%, Trung học phổ thông trên 45%. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục Trung học phổ thông và tƣơng đƣơng đạt 80%. Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 đạt 100%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 88,9%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy

dinh dƣỡng thể nhẹ cân còn dƣới 21%. Tỷ lệ xã, phƣờng, thị trấn có nhà văn hóa trên 50%. Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa trên 70%. Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên 70%. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thƣờng xuyên đạt 30%. Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện trên 99%.

- Về môi trường: Độ che phủ rừng (có tính cây cao su) đạt trên 63,75%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng trên 80%. Tỷ lệ chất thải rắn đƣợc thu gom, xử lý ở đô thị trên 95%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trƣờng đạt 100%. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng 100%.

- Về quốc phòng, an ninh: Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ xã, phƣờng vững mạnh về quốc phòng, an ninh đạt 90%.

3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA TỈNH KON TUM XUYÊN NSNN CỦA TỈNH KON TUM

Để hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của tỉnh Kon Tum, trong những năm tới tỉnh Kon Tum cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Chi thƣờng xuyên NSNN trƣớc hết phải ƣu tiên đầu tƣ thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời, thực hiện các chính sách xã hội (giáo dục, y tế, xã hội,...).

- Sắp xếp hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý NSNN từ tỉnh đến xã, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tạo điều kiện đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, chọn lựa, thu hút những cán bộ có năng lực chuyên môn cao đƣợc đào tạo chính quy bài bản để bố trí làm công tác quản lý NSNN…

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc điều hành tài chính và ngân sách. Đề cao vai trò quyết định

NSĐP của HĐND các cấp; thầm quyền của chính quyền địa phƣơng trong việc chủ động quản lý, điều hành ngân sách; quyền quyết định của các sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

- Quản lý chi NSNN thƣờng xuyên phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tƣơng ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính để giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

- Thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cần từng bƣớc tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của ngƣời đóng thuế/ngƣời thụ hƣởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

- Tỉnh Kon Tum cần sớm lập kế hoạch tài chính trung hạn nhằm bao quát đƣợc kế hoạch tài chính trong 3 năm, 5 năm, bảo đảm tính liên tục và tầm nhìn chiến lƣợc của kế hoạch ngân sách trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; đồng thời đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải chú trọng đến đầu ra theo các tiêu chí đƣợc xác định trƣớc.

quản lý điều hành NSNN nhƣ KBNN, cơ quan Tài chính, các cơ quan sự nghiệp. Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra đổi với các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả chi tiêu tài chính đƣợc công bố công khai, kể cả thu nhập của từng cán bộ.

- Hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nƣớc bằng Hệ thống quản lý thông tin tích hợp, kế toán dồn tích do KBNN thực hiện. Cho phép tổng hợp một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình chấp hành ngân sách ở tất cả các cấp, tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá đúng thực trạng tài khóa tại các thời điểm cần thiết.

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN CỦA TỈNH KON TUM NSNN CỦA TỈNH KON TUM

3.3.1. Hoàn thiện nội dung quản lý chi thƣờng xuyên

a. Hoàn thiện công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN

Lập dự toán chính xác là công việc “kiểm soát trƣớc” nhằm định hƣớng việc chấp hành dự toán ngay từ ban đầu. Xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên đƣợc xây dựng một cách đầy đủ, chặt chẽ. Đây là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, xóa bỏ tình trạng làm theo kiểu cũ, nặng tính hình thức vẫn còn xảy ra để rồi các đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung dự toán hoặc là thực hiện cấp bổ sung ngoài dự toán bằng lệnh chi tiền.

Lãng phí ngân sách có thể xảy ra ngay từ khâu lập dự toán. Do đó để giảm lãng phí ngân sách cần phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu lập dự toán. Dự toán chi thƣờng xuyên của các cấp cần bám sát các nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nƣớc, cân đối với nguồn thu của địa phƣơng để ƣu tiên bố trí vốn

cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không bố trí vốn cho những nhiệm vụ chi chƣa thực sự cần thiết.

Chất lƣợng dự toán tốt hay không tốt là phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con ngƣời, từ ngƣời lập cho đến ngƣời thẩm định, ngƣời có thẩm quyền phê chuẩn. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành cần bố trí các cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn để tham gia công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tổ chức thí điểm áp dụng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc theo kết quả đầu ra. Việc lập dự toán ngân sách theo đầu ra là phân bổ ngân sách gắn với kết quả đầu ra, đƣa các thông tin về kết quả đạt đƣợc trong các tài liệu ngân sách; so sánh đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ngân sách bỏ ra với mức độ kết quả đầu ra khác nhau để lựa chọn phƣơng án phân bổ nguồn lực ngân sách cho hiệu quả cao nhất. Khi tổ chức thực hiện, cùng với dự toán ngân sách đồng thời phải lập kế hoạch công việc và kế hoạch kết quả đạt đƣợc.

Đặc điểm cơ bản của phƣơng thức quản lý ngân sách đầu ra là: Ngân sách lập theo tính chất “mở” công khai, minh bạch; các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc đƣợc tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách; Ngân sách đƣợc lập theo thời gian trung hạn, dựa vào nhu cầu, hƣớng tới khách hàng và mục tiêu phát triển KT-XH; Ngân sách hợp nhất chặt chẽ giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; Ngân sách lập dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy, đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; Phân bổ ngân sách dựa theo thứ tự ƣu tiên chiến lƣợc; Phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, ngƣời quản lý đƣợc trao quyền chủ động trong chi tiêu.

Ý nghĩa của cơ chế này là nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu bằng việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động và đo lƣờng công việc thực hiện giữa đầu ra với đầu vào và

đầu ra với kết quả. Đƣa ra tầm nhìn trung hạn để cho các sở ngành, các địa phƣơng lập kế hoạch trƣớc và xác định những chƣơng trình có thể đƣợc duy trì. Ngân sách trung hạn đƣợc lập trong giai đoạn 3-5 năm; từng năm một, dự toán ngân sách đƣợc đƣa vào, do vậy đảm bảo tính liên tục của của ngân sách trung hạn. Mặt khác quản lý ngân sách đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong quản lý chi tiêu công, đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ƣu tiên chiến lƣợc trong giới hạn nguồn lực cho phép; nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công.

b. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi NSNN

- Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, tuân thủ dự toán ngân sách đã đƣợc HĐND các cấp quyết định; giảm tối đa kinh phí tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nƣớc ngoài; hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền; khuyến khích mở rộng việc thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh theo chủ trƣơng của Trung ƣơng; đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc.

- Đến ngày 30/6 hằng năm, những khoản chi thƣờng xuyên đã có trong dự toán nhƣng chƣa phân bổ hoặc đã phân bổ nhƣng chƣa triển khai thực hiện, chƣa phê duyệt dự toán, chƣa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)