Tình hình thu,chi NSNN của tỉnh giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 45 - 46)

6. Tổng quan tài liệu

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KON TUM

2.1.3. Tình hình thu,chi NSNN của tỉnh giai đoạn 2011-2016

a. Về thu ngân sách

Dựa vào số liệu tình hình thu NSNN tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2016 (chi tiết tại Phụ lục 1) ta thấy, kết quả thực hiện thu NSNN trên địa bàn năm 2011: 1.588.000 triệu đồng, tăng 15,2% so năm 2010; năm 2012: 1.827.000 triệu đồng tăng 15% so năm 2011; năm 2013: 1.813.000 triệu đồng bằng 99,2% so năm 2012; năm 2014: 2.092.000 triệu đồng, tăng 15,3% so với năm 2013; năm 2015: 2.050.000 triệu đồng, bằng 99,8% so với năm 2014; năm 2016: 1.953.700 triệu đồng, bằng 95,3% so với năm 2015. Qua số liệu trên cho thấy hai năm đầu 2011, 2012 kinh tế phát triển, Trung ƣơng phân cấp thêm nguồn thu thuế VAT thủy điện, khai thác mỏ sắt tại huyện Sa Thầy triển khai mạnh … nên số thu tăng trƣởng khá. Đến năm 2013, tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, sức mua thị trƣờng thấp; giá các mặt hàng nông sản nhƣ sắn lát, cao su giảm mạnh ... dẫn đến tổng số thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh chỉ đạt 99,4% dự tốn HĐND tỉnh giao, trong đó ngân sách cấp tỉnh (trừ tiền sử dụng đất) bị hụt thu 121.041 triệu đồng. Năm 2014, bên cạnh yêu tố thuận lợi đƣợc Quốc Hội phê chuẩn tăng thuế tài nguyên nƣớc thủy điện từ 2% lên 4%; tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh vẫn cịn khó khăn, tác động của việc miễn, giảm thuế VAT đối với mặt hàng nông sản, thuế TNDN nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trƣờng nhà, đất

trầm lắng; Nhà máy bột giấy Đăk Tô, các nhà máy thủy điện (Thƣợng Kon Tum, ĐăkDRinh) chƣa hoàn thành theo tiến độ để sản xuất và nộp thuế cho ngân sách. Năm 2015, 2016 nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh khơng đạt dự tốn HĐND tỉnh giao, nguyên nhân tình trạng thời tiết khơ hạn, nắng nóng kéo dài, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân, nguồn thu thuế VAT từ các nhà máy thủy điện giảm, ảnh hƣởng đến tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh.

b. Về chi ngân sách

Theo số liệu về tình hình chi NSNN tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2016 (chi tiết tại Phụ lục 1), chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển là hai nội dung chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN. Chi thƣờng xuyên NSNN có xu hƣớng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2016 từ 2.289.320 triệu đồng (năm 2011) lên 3.684.185 triệu đồng (năm 2016). Trong khi đó, chi đầu tƣ phát triển có xu hƣớng giảm từ 1.700.000 triệu đồng xuống còn 1.684.000 triệu đồng.

Với tình hình thu ngân sách không ổn định, tỉnh Kon Tum đang gặp khó khăn trong việc phụ thuộc vào nguồn thu thuế VAT từ thủy điện, trong khi tình hình chi ngân sách ngày càng gia tăng. Đây là một trong những khó khăn Đảng và Chính quyền địa phƣơng ln quan tâm, chỉ đạo cơ quan tài chính, kế hoạch đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, thực hành tiết kiệm chi và tăng nguồn thu cho ngân sách.

2.2. THỰC TRẠNG CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh kon tum (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)