Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sởchương trình đào tạo, mục tiêu THLS, nội dung THLS, thời gian THLS, nhiệm vụtrong đợt THLS.

- Các nội qui, qui định THLS, địa điểm THLS, GV hướng dẫn THLS, HS, SV đi THLS, các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hướng đãn THLS.

Trước mỗi khoá học mới, công tác chuẩn bị thực hành được Khoa Y học lâm sàng chuẩn bị cùng với các công tác đào tạo khác, có sự thống nhất hoạt động với quản lý phòng ĐT-KH&CTHS. Gồm các bước:

22

Bước 1 Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch THLS dựa trên chương trình khung của Bộ Y tế qui định cho các trường đào tạo y khoa trong cả nước và trên cơ sởđặc thù của mỗi môn học để sắp xếp một chương trình thực hành đầy đủ, đảm bảo tính khoa học (địa điểm thực tập, thời gian thực tập, thời lượng thực tập, số lượng HS, SV...). Trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt kèm ký kết hợp đồng đào tạo với những cơ sở hoạt động THLS cho HS, SV của nhà trường. Bước 2 Công báo kế hoạch THLS và lịch thực hiện trên hồsơ công việc. Bước 3 - Khoa Y học lâm sàng triển khai đến các bộ môn và phân công giáo

viên thực hiện các học phần trong chương trình.

- Khoa Y học lâm sàng Phân lịch THLS với từng GV của các bộ môn.

- Giáo viên các bộ môn căn cứ kế hoạch chung của phòng Đào tạo để xây dựng kế hoạch THLS chi tiết đến từng nội dung, phân bố thời lượng hướng dẫn, GV hướng dẫn, dự kiến phương pháp kiểm tra đánh giá cuối đợt, dự kiến GV tham gia công tác kiểm tra đánh giá. Trình khoa Y học lâm sàng ký duyệt.

- GV hướng dẫn THLS soạn thảo mục tiêu, nội dung bài giảng theo kế hoạch THLS của khoa phê duyệt. Đảm bảo bài giảng thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung những kiến thức mới cập nhật vào giáo trình. Trình khoa phê duyệt.

Bước 4 GV hướng dẫn THLS cần chuẩn bị:

- Tài liệu, văn bản, nội qui - qui chếTHLS, phương tiện, trang-thiết bịliên quan đến quá trình giảng dạy THLS và bộ trang phục bảo hộ y tế(mũ, áo choàng blu, quần blu, khẩu trang)

- Danh sách HS, SV. - Sổ theo dõi THLS, gồm: + Phần điểm danh HS, SV;

23

+ Phần ghi điểm kiểm tra thường xuyên, điểm định kỳ, điểm kết thúc học phần;

+ Phần ghi những nội dung chương trình đã thực hiện trong từng buổi THLS.

+ Phần nhận xét của GV. Bước 5 Phổ biến cho HS, SV:

- Lịch THLS - Kế hoạchTHLS,

- Nội dung chương trình THLS, - Chỉ tiêu THLS,

- Phổ biến Nội qui, qui chếkhi đi THLS tại cơ sở Y tế.

- Phổ biến những hình thức xử lý khi GV và HS, SV vi phạm. - Phổ biến những phương tiện, trang phục bắt buộc của HS, SV khi đi THLS tại cơ sở Y tế.

- Kế hoạch THLS của HS, SV được tiến hành đồng thời cùng kế hoạch đào tạo chung của toàn trường. Quản lý kế hoạch THLS là: thu thập các thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của THLS. Nội dung trong kế hoạch THLS phải đảm bảo về mục tiêu THLS, thời gian THLS, phân bổ nội dung và thời gian suốt quá trình thực hiện của đợt THLS. - Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch là: Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ GV hướng dẫn THLS phải đủ về sốlượng, chất lượng phải đảm bảo, cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện THLS phải đáp ứng được các hoạt động THLS của GV và HS, SV.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 32 - 34)