Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 44 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng

1.5.2. Những yếu tố khách quan

* Nội dung chương trình THLS

Chương trình thực hành lâm sàng có ảnh hưởng trực tiếp kết quả thực hành, bởi nếu chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, cơ sở thực hành và đặc điểm hoạt động thực hành của sinh viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn người bệnh thì hoạt động thực hành sẽ mang lại hiệu quả cao.

34

Muốn vậy, hàng năm nhà trường cần có sự rà soát, đánh giá hiệu quả chương trình để điều chỉnh chương trình cho phù hợp, để đảm bảo nội dung chương trình THLS phải cấn đối giữa phần kiến thức và thời gian, đảm bảo cho HS, SV rèn luyện được kỹnăng tay nghề, đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu thực hành tay nghề.

* Phương pháp tổ chức hoạt động THLS của CB, GV: CB, GV hướng dẫn THLS cho HS, SV phải có phương pháp tổ chức đồng bộ giữa cách dạy của CB, GV với cách học của HS, SV.

* Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động THLS của HS, SV: Đánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng kiến thức vào thực hành trên lâm sàng, đánh giá kỹnăng tay nghề và thể hiện thái độ nghề nghiệp của HS, SV. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá phải được đảm bảo những tiêu chí sau:

- Đảm bảo tính công bằng;

- Đảm bảo đúng mục tiêu, toàn diện;

- Đảm bảo tính khách quan mới đánh giá đúng thực chất; - Đảm bảo thúc đẩy được sự phát triển.

Vì vậy rất cần có các điều kiện đảm bảo về: - Quan điểm đúng đắn trong kiểm tra, đánh giá;

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết, cụ thể và phải phù hợp với nội dung THLS;

- Bồi dưỡng công tác đánh giá THLS cho các CB, GV hướng dẫn THLS; - Ban hành qui chế thi, qui chế kiểm tra, đánh giá kết quả THLS;

- Lựa chọn CB, GV đúng chuyên ngành đánh giá kết quả THLS cho HS, SV; - Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần phải tổ chức họp rút kinh nghiệm.

* Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện cho việc THLS: Có vai trò tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động THLS. Một cơ sở vật chất tốt với những trang - thiết bị hiện đại và đầy đủ sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho HS -SV THLS, nhanh chóng thích ứng với kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày

35

nay của xã hội. Tuy nhiên đòi hỏi CB, GV hướng dẫn THLS phải biết sử dụng thuần thục các phương tiện, trang - thiết bị hiện đại mới khai thác hết hiệu quả của phương tiện, trang thiết bị trong công tác giảng dạy đối với HS, SV. Bên cạnh đó là công tác quản lý các phương tiện, trang- thiết bị phục vụ hoạt động THLS cũng hết sức quan trọng.

* Sự phối hợp quản lý THLS giữa nhà trường và cơ sở thực hành:

Sự phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện tốt sẽ tạo ra môi trường học tập đảm bảo kỷ luật nghiêm minh, nề nếp, đoàn kết, sẽ thuận lợi cho HS, SV rèn luyện nên những phẩm chất, kỹ năng, có thói quen tốt.

Điều kiện vật chất và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả học tập. Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo cho HS, SV yên tâm THLS, điều kiện phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tạo thuận lợi cho HS, SV thực hiện các qui trình kỹ thuật, rèn luyện được kỹnăng, kỹ xảo chuyên môn.

36

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động THLS của HS, SV ngành Y tế là một khâu quan trọng trong chương trình đào tạo, là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Mọi biện pháp quản lý hoạt động THLS đều hướng tới mục tiêu đề ra của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý tại cơ sở hoạt động THLS.

Trong đào tạo y khoa của HS, SV trường Trung cấp Y tế thì hoạt động THLS chính là vận dụng những tri thức khoa học y khoa vào thực tiễn trên lâm sàng, qua đó HS, SV rèn luyện được các kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp-ứng xử, kỉ luật lao động, tác phong nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, thái độđối với nghề nghiệp trong môi trường y tế.

Quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế gồm: - Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng. - Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động THLS.

- Quản lý thực hiện nội dung chương trình hoạt động thực hành lâm sàng. - Quản lý hoạt động hướng dẫn THLS của GV.

- Quản lý hoạt động học THLS của HS, SV.

- Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện hoạt động THLS.

- Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phụ vụ hoạt động THLS. - Quản lý hoạt động phối hợp giữa GV của nhà trường với đội ngũ GV của bệnh viện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản đối với công tác quản lý hoạt động THLS. Việc tiến hành nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động THLS và đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý hoạt động THLS của trường Trung cấp Y tế là một công việc hết sức cấp thiết.

37

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH-SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC KẠN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)