8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về khách thể và địa bàn khảo sát
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạnlà một tỉnh được tái thành lập từ năm 1997, tách ra từ tỉnh Bắc Thái trước đây. Bắc Kạn thuộc vùng Đông BắcViệt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí đầu nguồn sông Cầu, Bắc Kạn là tỉnh vùng núi cao, có địa hình miền núi cao phức tạp, chia cắt là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét hàng năm, bên cạnh đó trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 người (tính đến năm 2016), gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Tỉnh Bắc Kạn gồm: 01 thành phố và 7 huyện, bao gồm 122 xã, phường và thị trấn. Tỉnh có tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 279; ngoài ra còn các tỉnh lộ 254, 255, 257, 258, 258B, 259.
Về kinh tế: những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số bước phát triển đáng kể. Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch. Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửđã được xếp hạng (như Hồ Ba Bể, Nà Tu…) và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông bắc Việt Nam.
Về lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Đang từng bước đổi mới, phát triển, các cấp học từ mầm non đến phổthông cơ bản đã phủkín trên địa bàn; huy động HS, SV đến trường hằng năm tăng, tỉ lệ HS, SV bỏ học giảm đáng kể; quy mô đào
38
tạo đại học, Trung cấp, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng mở rộng; cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư kiên cố, từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa; chất lượng giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo được cải thiện; các trường dạy nghề công lập được kiện toàn, cơ sở vật chất, trang thiết bịđược đầu tư nâng cấp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nâng lên về sốlượng, cải thiện về chất lượng, sốlao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.
Đội ngũ cán bộ ngành Y tế Bắc Kạn không ngừng lớn mạnh, đóng góp không nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, phòng, chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên cơ bản khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, không để bùng phát thành dịch lớn. Mạng lưới khám, chữa bệnh được củng cố, phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở, khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Giảm số ca bệnh phải chuyển tuyến.
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra phương hướng mục tiêu phấn đấu trong những năm tiếp theo: Nâng cao chất lượng về y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất lượng theo quy định. Quan tâm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành y tế, chú trọng đào tạo theo hướng chuyên khoa, chuyên sâu...
Trong những năm qua, để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, nguồn cán bộ y tếcó trình độ Trung cấp, đại học và sau đại học hoàn toàn phụ thuộc vào công tác đào tạo của các Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện quân Y, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên… Riêng Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn đã đáp ứng cơ bản việc đào tạo cán bộcó trình độ trung cấp và sơ cấp.
39
2.1.2. Khái quát về trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tiền thân là Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế tỉnh Bắc Kạn, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số2239/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Trường chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ năm 2010 với chức năng đào tạo cán bộ y, dược có trình độ trung cấp, sơ cấp cho tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận.
Những năm đầu khi trường mới thành lập, sốlượng HS, SV nộp hồsơ tuyển vào Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn luôn có số lượng cao trong tỉnh. Nhưng hiện 03 năm trở lại đây, do Bộ Y tế có chủ trương không tuyển dụng trình độ trung cấp, điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc tuyển sinh hàng năm của nhà trường. Nên sốlượng HS hệ trung cấp hiện nay giảm mạnh. Nhưng sốlượng HS, SV liên kết đào tạo tăng lên do đáp ứng nhu cầu nâng cấp trình độ của Bộ Y tế theo xu thế hội nhập các nước ASEAN, Bộ Y tế đã đưa ra mốc thời gian 01/01/2021 cần phải chuẩn hóa trình độ Trung cấp. Lộ trình thực hiện chuẩn hóa cụ thể:
+ Từ 01/01/2021 chỉ tuyển viên chức có trình độ trung cấp.
+ Từ 01/01/2025 số viên chức đã tuyển có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa đểđạt trình độ trung cấp, đến lúc đó không còn chức danh trình độ trung cấp nữa.
* Sốlượng HS trong 02 năm trở lại đây
STT Chuyên ngành Sốlượng HS, SV
2016-2017 2017-2018
1 Ysĩ trung cấp 26 50
2 Điều dưỡng trung cấp 0 35
3 Điều dưỡng cao đẳng 156 128
4 Dược sĩ trung cấp 26 35
Từ năm 2017, nhà trường tổ chức hoạt động đào tạo theo đúng quy chế đào tạo trường Trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, áp dụng phương pháp dạy - học tích cực.
40
- Các ngành đào tạo: Dược trung cấp, Y sỹ trung cấp, Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp.
- Tổng số HS, SV chuyên nghiệp năm 2017: 417 HS, SV. Trong đó: Trung cấp chính quy: 132 HS; Cao đẳng liên thông chính quy: 285 SV.
- Đào tạo liên tục: Chỉ tiêu được giao: 600 học viên. Thực hiện đào tạo 860 học viên (đạt 143,3%).
- Sốlượng: Tổng số CBVC-LĐ: 37, trong đó: + Cán bộ viên chức trong biên chế: 29;
+ Cán bộ Hợp đồng 68: 02, hợp đồng lao động khác: 06.
+ Trình độ QLNN: Trường có 16 cán bộ có trình độ chuyên viên, 03 cán bộcó trình độ chuyên viên chính.
+ Trình độ CC LLCT: 03 cán bộtrình độ cao cấp chính trị. + Trình độ TC LLCT: 03 cán bộtrình độ trung cấp chính trị.
- Đội ngũ CB,GV hướng dẫn THLS có 34,28% là nam và 65,71% là nữ. Số CB, GV là nữ chiếm 2/3 sẽ có liên quan đến việc nghỉ chếđộ thai sản
- 100% có trình độđại học trởlên, là điều kiện tốt vềtrình độ chuyên môn. - Số CB, GV có thâm niên từ trên 10 nhiều hơn, là yếu tố thuận lợi về kinh nghiệm giảng dạy trong hướng dẫn THLS.
HS, SV Nhà trường THLS, thực tập tốt nghiệp tại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, tại Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Kạn, Trung tâm Y tế Chợ Mới, Trung tâm Y tế Bạch Thông, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Bắc Kạn, Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Kạn, các Trung tâm Y tế, trạm Y tế xã trong phạm vi toàn tỉnh.
2.1.3. Khái quát về khảo sát thực trạng
* Mục đích khảo sát
Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn.
* Đối tượng khảo sát:
- 206 HS, SV tham gia THLS tại BVĐKBK trong thời gian nghiên cứu đề tài.
41
- 35 CB, GV hướng dẫn THLS, bao gồm CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) tham gia hướng dẫn THLS thường xuyên trong 02 năm trở lại đây.
* Nội dung khảo sát:
- Nhận thức về tầm qua trọng việc THLS tại bệnh viện của cán bộ quản lý, GV, HS, SV của nhà trường.
- Thực trạng các hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK. - Thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn.
* Phương pháp khảo sát:
- Phỏng vấn 35 CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) hướng dẫn THLS cho HS, SV nhà trường tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn
- Sử dụng phiếu hỏi với 206 HS, SV của nhà trường.
- Quan sát những hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK. - Nghiên cứu một số sản phẩm của hoạt động THLS (các văn bản, qui chế, nội qui, qui định, sổtay lâm sàng, phương tiện học THLS…) liên quan đến công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK.
2.2. Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường trung cấp Y tế Bắc Kạn.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về mức
độ tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quảnhư sau:
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CB,GV và HS,SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS Nội dung HS,SV CB, GV n % n % Rất quan trọng 191 92,71 35 100,00 Quan trọng 15 7,28 0 0 Không quan trọng 0 0 0 0 Cộng 206 100.00 35 100.00
42
Nhận xét:
Có 92,71% HS, SV ý thức được rằng việc THLS là rất quan trọng, 7,28% cho là quan trọng và không có trường hợp nào cho là không quan trọng. Điều đó cho thấy hầu hết HS, SV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc THLS.
Có 100% GV khẳng định việc THLS là rất quan trọng. Cho thấy tất cả các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề THLS.
Tất cả HS, SV và GV đều nhận thức việc THLS là quan trọng. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa CB, GV và HS, SV. Điều này thuận lợi cho hoạt động THLS của CB, GV và HS, SV của nhà trường.
* Khảo sát về nhận thức mức độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK cho kết quả sau: Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của CB, GV và HS, SV về mức độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK Nội dung HS, SV CB, GV n % n % Rất cần thiết 195 94,66 35 100,00 Cần thiết 10 4,85 0 0 Không cần thiết 1 0,48 0 0 Cộng 206 100.00 35 100.00 Nhận xét:
Có 92,71% HS, SV ý thức được rằng việc THLS là rất cần thiết, 0,48% cho là cần thiết và không có trường hợp nào cho là không không cần thiết. Điều đó cho thấy hầu hết HS, SV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc THLS.
Có 100% CB,GV khẳng định việc THLS là rất cần thiết. Cho thấy tất cả các CB, GV đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc quản lý hoạt động THLS.
Tất cả HS, SV và CB, GV đều nhận thức việc THLS là cần thiết. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa CB, GV và HS, SV. Điều này cho rằng việc quản lý hoạt động THLS là rất cần thiết.
43
2.2.2. Thực trạng về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
2.2.2.1. Thực trạng về mục tiêu chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên
Mục tiêu là những tiêu chí mà HS, SV phải đạt được về kiến thức, kỹnăng và thái độ sau thời gian THLS tại mỗi khoa chuyên môn, bao gồm cả Chỉ tiêu lâm sàng cần thực hiện. Với mục đích là đánh giá về sự phù hợp của mục tiêu chương trình, chúng tôi tiến hành khảo sát trên CB, GV và HS, SV kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của mục tiêu chương trình THLS Nội dung HS, SV CB, GV n % n % Rất phù hợp 185 89,80 31 88,57 Phù hợp 21 10,20 4 11,42 Không phù hợp 0 0 0 0 Cộng 206 100,00 35 100,00 Nhận xét:
Tất cả HS, SV cho rằng mục tiêu THLS của nhà trường là phù hợp, trong đó 89,80% cho rằng rất phù hợp.
Tất cả CB, GV đều cho là phù hợp, có đến 88,57% cho là rất phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng mục tiêu THLS của nhà trường là không phù hợp.
Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện quản lý hoạt động THLS của nhà trường.
2.2.2.2. Thực trạng về nội dung chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường trung cấp Y tế Bắc Kạn
Nội dung chương trình được xây dựng dựa trên khung chương trình của trường TCCN. Tùy từng đối tượng HS, SV, tùy từng chuyên ngành mà việc xây
44
dựng nội dung chương trình phải đảm bảo đạt được mục tiêu của chương trình và chỉ tiêu lâm sàng có sự phân bổ về thời gian cụ thể.
Bảng 2.4. Đánh giá của CB, GV và HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn về sự phù hợp của nội dung chương trình THLS của HS, SV
Đối tượng
khảo sát
Nội dung chương trình Bài giảng hướng dẫn THLS Bảng kiểm Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp Đủ Thiếu Không có Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp HS, SV 206 0 0 0 196 10 189 17 0 100,0 0 0 0 95,15 4,85 91,75 8,25 0 CB, GV 35 0 0 0 191 15 35 0 0 100,0 0 0 0 92,72 7,28 100,0 0 0 Nhận xét: Kết quả khảo sát HS, SV:
Khảo sát về nội dung chương trình thì 100% HS, SV và CB, GV cho là phù hợp.
Khảo sát về bài giảng hướng dẫn THLS cho kết quả: 100% CB, GV và HS, SV đều cho rằng bài giảng hướng dẫn THLS là không đủ. 4,85% HS, SV và 7,28% CB, GV nhận định là không có. Ý kiến thăm dò cho biết: Có những CB, GV thỉnh giảng không có bài giảng hướng dẫn THLS mà chỉ giảng theo vốn kiến thức sẵn có và theo kinh nghiệm có được ở lâm sàng.
Khảo sát về bảng kiểm: 91,75% HS, SV cho là phù hợp và 8,25% cho là chưa phù hợp, cần điều chỉnh; 100% CB, GV cho là phù hợp.
Điều này cho thấy các CB, GV thỉnh giảng cần phải soạn bài giảng hướng dẫn THLS cho HS,SV.
2.2.2.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên tại bệnh viện
Việc tổ chức thực hiện chương trình THLS đối với HS, SV tại bệnh viện được thực hiện theo trình tự gồm 11 bước.
45
- Về qui trình các bước thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện
Khảo sát ở 35 CB, GV nhà trường về việc CB, GV có thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình THLS, cho kết quả sau:
Bảng 2.5. Khảo sát thực trạng việc CB, GV thực hiện đầy đủcác bước trong tổ chức thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện TT Các bước tổ chức hoạt động THLS Có thực hiện Không thực hiện SL % SL % 1 - Xây dựng kế hoạch. - Xác định mục tiêu THLS.
- Xây dựng nội dung chương trình. - Soạn bài giảng hướng dẫn THLS.
24 68,57 11 31,43
2 - Chuẩn bị những phương tiện hướng dẫn
THLS phù hợp với nội dung chương trình 30 85,71 5 14,29
3
- Thông báo những nội dung chương trình THLS.
- Thông báo những qui định đối với hoạt động thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện
33 94,28 2 5,71
4 - Bốtrí môi trường tổ chức thực hiện chương
trình hoạt động THLS tại bệnh viện. 35 100,00 0 0 5 - GV thao tác mẫu những qui trình kỹ
thuật chuyên môn 35 100,00 0 0
6
- Tổ chức cho HS, SV luyện từng thao tác theo bước mẫu theo qui trình kỹ thuật (bảng kiểm) 18 51,42 17 48,57 7 - Tổ chức thực hiện tổng hợp trình tự cả qui trình. 33 94,28 2 5,71 8 - Tổ chức luyện tập độc lập 31 88,57 4 11,42 9 - Tổ chức luyện tập định kỳ 28 80,00 7 20,00 10 - Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả THLS 35 100,00 0 0 11 - Tổ chức rút kinh nghiệm, giao việc. 23 65,71 12 34,28