Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh

1.4.8. Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện

Quản lý hoạt động THLS là một hoạt động rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường với Ban giám đốc của cơ sở THLS; cần có sự phối hợp chặt chẽ của CB, GV nhà trường và CB,GV của cơ sở THLS nơi HS, SV của nhà trường đến THLS.

Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt các nội dung chương trình THLS. Bệnh viện là cơ sở thuận lợi nhất để HS, SV thực hành lâm sàng cùng với những trang - thiết bịđầy đủ, hiện đại và với môi trường thuận lợi

31

về mặt bệnh đa dạng, phong phú; CB, GV nhà trường đi hướng dẫn THLS cũng là tăng thêm nhân lực hỗ trợ hoạt động điều trị cho bệnh viện. Để hoạt động THLS đạt được kết quả tốt cần sự phối hợp của CB, GV các bộ môn, các phòng chức năng và cơ sở THLS có vai trò quan trọng. Trong quản lý phối hợp cần chú ý các nội dung sau:

- Quản lý phối hợp về hoạt động THLS giữa nhà trường với bệnh viện. - Quản lý sự phối hợp giữa CB các phòng, ban chức năng của nhà trường với CB bệnh viện trong hoạt động THLS.

- Quản lý sự phối hợp giữa GV hướng dẫn THLS của bệnh viện với GV chủ nhiệm, GV hướng dẫn THLS của nhà trường.

- Quản lý sự phối hợp của y-bác sĩ trong các tua trực ngoài giờ (trực đêm, trực ngày nghỉ Lễ, trực thứ 7, chủ nhật) đối với HS, SV tham gia trực tại cơ sở THLS.

1.5. Những yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 41 - 42)