Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh

1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng

Việc kiểm tra đánh giá giúp phát hiện ra những hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch THLS để cấp quản lý điều chỉnh cho phù hợp. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kiểm tra cần phải xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trên thực tế sẽ cho kết quảkhách quan, đánh giá đúng thực trạng. Trong quá trình thực hiện kiểm tra cần phải tôn trọng người được kiểm tra. Khi phát hiện ra các sai sót cần tạo điều kiện cho GV, HS, SV sửa chữa, khắc phục.

Kiểm tra đánh giá hoạt động của GV hướng dẫn THLS: Kiểm tra có thể thực hiện dưới nhiều hình thức (Qua báo cáo của bộ môn, ý kiến phản ánh của HS, SV, ý kiến của GV chủ nhiệm, kiểm tra sổ Theo dõi THLS đánh giá được tiến độ thực hiện nội dung chương trình, phương pháp hướng dẫn THLS của GV).

Kiểm tra đánh giá hoạt động THLS của HS, SV tại bệnh viện: Kiểm tra việc thực hiện nội qui qui định đối với HS, SV trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện như: Đảm bảo thời gian THLS; Tinh thần trách nhiệm với người bệnh, với

29

cơ sở vật chất của nhà trường và bệnh viện; Tạo lập mối quan hệ tốt với các cán bộ bệnh viện;

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu tay nghềđược giao; kiểm tra về tinh phần, thái độ trong giao tiếp và phục vụ người bệnh; Kiểm tra kết quả học THLS, Đánh giá trình độ kỹ năng, kỹ xảo của mỗi HS, SV sau thực hành lâm sàng: Là phương pháp kiểm tra cuối mỗi đợt thực hành lâm sàng để biết được HS, SV có đạt được mục tiêu hay không. Thông qua việc đánh giá mà GV cũng biết được là còn phần nào cần điều chỉnh. Các hình thức đánh giá:

- Quan sát trực tiếp kết hợp hỏi - đáp.

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đánh giá việc thực hiện theo qui trình.

- Bốc thăm bệnh nhân làm bệnh án (y sĩ), làm kế hoạch chăm sóc (điều dưỡng). HS, SV sau khi bốc thăm bệnh nhân sẽ tiến hành thăm khám bệnh nhận tại giường bệnh. Khai thác các triệu chứng, tổ hợp các triệu chứng qui về hội chứng. Chẩn bệnh, đề nghị làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán, loại trừ bệnh, tiên lượng bệnh,… Cho thuốc điều trị hoặc thuốc xử trí (nếu có diễn biến), chế độ chăm sóc cho người bệnh. Trình bệnh án cho GV.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá THLS của GV với HS, SV bằng quan sát hoạt động kiểm tra của GV.

Quản lý việc thực hiện qui trình kiểm tra đánh giá cuối đợt THLS của mỗi khoa. Có qui định về việc kiểm tra đánh giá cuối đợt THLS của HS, SV.

Quản lý việc tổ chức kiểm tra, trả điểm về phòng đào tạo của các GV theo đúng qui định. Tổ chức theo dõi việc tổ chức kiểm tra, trả điểm về phòng Đào tạo có đúng tiến độ không.

- Kiểm tra đánh giá kết quả THLS sẽ cho cán bộ quản lý những minh chứng về mức độ đạt được so với yêu cầu đề ra.

Kiểm tra đánh giá cuối đợt phải đảm bảo: + Tính công bằng, khách quan.

30

+ Đảm bảo kiến thức bao quát, không mang tính trọng điểm. + Đảm bảo phản ánh thực chất kiến thức của HS, SV.

+ Đảm bảo nguyên tắc phát triển.

Việc đánh giá chính xác, trung thực, khách quan sẽ đem lại ảnh hưởng tốt với người học, có tác động tốt đến tâm lý của người học, tạo nên niềm tin, có động lực cố gắng hơn nữa, có ý chí quyết tâm phấn đấu hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 39 - 41)