Quản lý thực hiện nội dung chương trình thực hành lâm sàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh

1.4.3. Quản lý thực hiện nội dung chương trình thực hành lâm sàng

Chương trình và nội dung THLS đã được qui định trong chương trình khung và chương trình chi tiết cho từng môn chuyên ngành, từng đối tượng người học,…

Dựa trên cơ sở mục tiêu THLS xác định nội dung THLS. Trong các chương trình khung của chương trình THLS có các nội dung thực hành khác nhau được cụ thể hoá từng môn học theo theo chuyên ngành và sự khác nhau với mỗi đối tượng, mỗi năm học. Nó bao gồm: những tiêu chuẩn THLS cần thiết,

25

những chi tiết cần học và những vấn đề nào là trọng tâm. Nên mục tiêu THLS và nội dung THLS có mối quan hệkhăng khít với nhau, và hiệu quả của những hoạt động THLS giúp cho việc đạt được các mục tiêu đó.

Để thực hiện việc quản lý hoạt động THLS thuận lợi, cần phải phân cấp quản lý:

- Đối với nhà trường:

Cấp quản lý Nhà trường với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu có sự hỗ trợ của phòng đào tạo. Đối tượng quản lý là Khoa Y học lâm sàng với sự tham gia hoạt động của các bộ môn lâm sàng.

Mục tiêu quản lý: Quản lý các hoạt động của các bộ môn trực thuộc Khoa Y học lâm sàng trong việc giảng dạy, hướng dẫn THLS thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình đã qui định qua các biện pháp quản lý hành chính (các văn bản qui định, các qui chế hoạt động chuyên môn, qui chế THLS lâm sàng…); chếđộ báo cáo định kỳ các hoạt động về hoạt động THLS lâm sàng, các kết quả kiểm tra đánh giá HS, SV.

- Đối với Bộ môn và Khoa Y học lâm sàng:

Cấp quản lý Khoa Y học lâm sàng với chủ thể quản lý là Trưởng - phó khoa, trưởng phó các bộ môn lâm sàng trực thuộc khoa. Đối tượng quản lý là giáo viên (cơ hữu và thỉnh giảng) của các bộ môn trực thuộc Khoa Y học lâm sàng và HS, SV.
 Mục tiêu quản lý của Khoa Y học lâm sàng chỉđạo trực tiếp các Bộ môn quản lý các hoạt động giảng dạy (lý thuyết và THLS) của giáo viên trực thuộc từ việc xây dựng kế hoạch cho từng phần học; Theo dõi tổ chức thực hiện, việc phân công giảng dạy (phân học phần, phân lịch giảng); Theo dõi việc thực hiện có đúng tiến độ, đúng với kế hoạch, đúng mục tiêu, đúng nội dung chương trình THLS bằng các biện pháp: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các hoạt động của GV tại các cơ sở THLS; Kế hoạch kiểm tra đánh giá cuối đợt, phân công GV hỏi thi, chấm thi; Các báo cáo tổng hợp hết học phần của giáo viên và đánh giá kết quả học tập của HS, SV.

26 Bước 1:

- Xây dựng kế hoạch. - Xác định mục tiêu THLS.

- Xây dựng nội dung chương trình. - Soạn bài giảng hướng dẫn THLS.

Bước 2: Chuẩn bị những phương tiện hướng dẫn THLS phù hợp với nội dung chương trình

Bước 3:

- Thông báo những nội dung chương trình THLS.

- Thông báo những qui định đối với hoạt động thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện

Bước 4: Bốtrí môi trường tổ chức thực hiện chương trình hoạt động THLS tại bệnh viện.

Bước 5: GV thao tác mẫu những qui trình kỹ thuật chuyên môn

Bước 6: Tổ chức cho HS, SV luyện từng thao tác theo bước mẫu theo qui trình kỹ thuật (bảng kiểm)

Bước 7: Tổ chức thực hiện tổng hợp trình tự cả qui trình. Bước 8: Tổ chức luyện tập độc lập

Bước 9: Tổ chức luyện tập định kỳ

Bước 10: Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả THLS Bước 11: Tổ chức rút kinh nghiệm, giao việc. * Các hình thức tổ chức thực hiện:

- Tổ chức lớp học: Áp dụng trong giao ban, học lý thuyết của bài giảng THLS. - Tổ chức theo nhóm: Áp dụng khi hướng dẫn THLS, đi buồng bệnh co HS, SV.

- Tổ chức dạy các nhân: Thường được áp dụng trong các tua trực,…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 35 - 37)