8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho học sinh,
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hành lâm sàng
* Mục tiêu biện pháp:
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả THLS của HS, SV phải luôn đảm bảo tính khách quan, tính chính xác và công bằng cho HS, SV mới đánh giá được đúng chất lượng đào tạo, mới tạo được niềm tin với HS, SV và mới khuyến khích được HS, SV thêm hăng say học tập.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên còn giúp cho các cán bộ quản lý của nhà trường và các khoa lâm sàng tại bệnh viện kịp thời nắn chỉnh những vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý hoạt động THLS.
* Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp:
Tổ kiểm tra của nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, đánhgiá thường xuyên quá trình hoạt động THLS, có kế hoạch cụ thể, lịch kiểm tra, các vấn đề cần kiểm tra,…
- Nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất với những nội dung cụ thể đối với hoạt động THLS. Dù cấp kiểm tra nào cũng phải đảm bảo một số nguyên tắc trong quá trình kiểm tra:
79
+ Đảm bảo công bằng, khách quan: Sựđánh giá được thực hiện công bằng, khách quan sẽ tạo dựng được niềm tin cho HS, SV đối với nhà trường, uy tín của đội ngũ CB, GV cũng được nâng lên. Vì vậy, CB, GV khi kiểm tra, đánh giá tránh áp đặt chủ quan, thiên vị,…
+ Đảm bảo kiểm tra, đánh giá đúng mức độnăng lực phù hợp với đối tượng được kiểm tra.
+ Đảm bảo tính tôn trọng người được kiểm tra, CB, GV phải tôn trọng HS, SV, công khai công bố kết quả kiểm tra, đánh giá một cách trung thực và khách quan.
+ Đảm bảo sự phối hợp của đội ngũ cán bộ quản lý, CB, GV của bệnh viện với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả THLS của HS, SV.
- Khoa Y học lâm sàng tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc quản lý hoạt động THLS của CB, GV các bộ môn và HS, SV. Tập trung kiểm tra các nội dung:
+ Kiểm tra qua các báo cáo hoạt động chuyên môn của THLS của mỗi đợt HS, SV, những thuận lợi và vướng mắc trong quá trình hoạt động THLS để kịp thời điều chỉnh,
+ Kiểm tra sổ tay THLS của HS, SV có ghi chép đầy đủ nội dung, kiểm tra phương pháp quản lý HS, SV của CB, GV, kiểm tra phương pháp đánh giá học tập của HS, SV có đúng với nội dung chương trình giảng dạy THLS.
+ Sổ theo dõi THLS, quản lý HS, SV,
+ Danh sách điểm danh HS, SV hàng ngày, + Kế hoạch hướng dẫn THLS,
+ Sổ tay THLS của HS, SV để kiểm tra những nội dung đã thực hiện có đúng nội dung trong chương trình,
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch THLS của đội ngũ CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng),
+ Kiểm tra quản lý của đội ngũ CB, GV, ghi nhận cả những ý kiến phản hồi của HS, SV.
80
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Phải đảm bảo công tác kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động THLS được tiến hành công bằng, khách quan, trung thực với kết quả kiểm tra và cần được duy trì thường xuyên.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn với bệnh viện nơi có học sinh, sinh viên thực hành lâm sàng