Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

* Động cơ THLS của HS, SV: Là động lực thúc đẩy trực tiếp đến hoạt động THLS, tạo đà cho HS, SV có động lực vượt mọi cản trở để thực hiện mục đích, đây cũng là nguyên nhân mọi hành động của HS, SV trong quá trình hoạt động THLS. Động cơ này được hình thành từ ý thức, trách nhiệm của mỗi HS, SV đối với mục đích của bản thân. Trong quá trình THLS, những nội dung tri thức khoa học y học được CB, GV hướng dẫn THLS trang bị cho HS, SV sẽ thúc đẩy sựđam mê chiếm lĩnh tri thức khoa học y học, từđó tạo nên sự say mê THLS với HS, SV. Để có được kết quả này thì động cơ hoạt động THLS phải được cụ thể hoá thành từng nhiệm vụ cụ thể qua việc giao các chỉ tiêu bắt buộc HS, SV phải thực hiện trong quá trình hoạt động THLS với mỗi khoa chuyên môn. Kết quả hoạt động THLS của khoa chuyên môn vừa hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động THLS của HS, SV ở các khoa chuyên môn tiếp theo.

32

Quản lý hoạt động THLS bằng nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ theo từng thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh, khảnăng của mỗi HS, SV.

* Phương pháp hoạt động THLS và kỹ năng tay nghề của HS, SV: Mỗi HS, SV tìm ra một phương pháp học tập phù hợp với riêng bản thân đểđạt được mục đích đề ra. Phải có được phương pháp hiệu quả trong việc đưa kiến thức lý thuyết áp dụng vào THLS được thực hiện trực tiếp trên mỗi người bệnh. Điều đó đòi hỏi mỗi HS, SV phải nỗ lực rèn luyện để hình thành nên các kỹnăng, kỹ xảo tay nghề, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hành trên người bệnh. Từ đó hình thành nên các kinh nghiệm chuyên môn trên lâm sàng. Kết quả được đánh giá qua kiến thức lâm sàng, mức độ tay nghề và thái độ của mỗi HS, SV.

Trong quá trình hoạt động THLS, các HS, SV cần hình thành nên 03 kỹ năng cơ bản:

- Kỹnăng lập kế hoạch THLS: Mục tiêu THLS được xác định rõ rang, cụ thể với các trình tự hoạt động cần phải thực hiện, phân bố thời gian hợp lý vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phương tiện thực tiễn;

- Kỹnăng thực hiện kế hoạch: Đây là một hoạt động đòi hỏi phải có hình thức tổ chức chặt chẽ từ kỹnăng chuẩn bị CB, GV hướng dẫn THLS, kỹnăng chuẩn bị người bệnh, kỹ năng giao tiếp với người bệnh và gia định người bệnh, kỹnăng chuẩn bị mọi phương tiện, trang - thiết bị cho hoạt động THLS, kỹnăng thực hiện qui trịnh kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh, các kỹnăng cần thực hiện sau khi thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật.

- Kỹ năng tự kiểtm tra đánh giá: HS, SV so sánh, đối chiếu với thang điểm chuẩn để tự kiểm tra, đánh giá mức độđạt được của các kỹnăng trong hoạt động THLS. Từ đó HS, SV tựđiều chỉnh hoạt động THLS của bản thân đểđạt được kết quả theo mục đích ban đầu đề ra.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng dẫn thực hành lâm sàng

Là chủ thể trong hoạt động THLS, có vai trò chủ đạo trong hoạt động hướng dẫn THLS cho HS, SV. Đòi hỏi mỗi chủ thể phải vừa hồng vừa chuyên

33

(có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn cao về lĩnh vực giảng dạy, có kỹ năng dạy học nghề nghiệp, có tâm huyết với nghề,…).

* Năng lực, ý thức thái độ của sinh viên tham gia hoạt động thực hành:

Trong hoạt động THLS là hoạt động thực hành tay nghềtrên người bệnh thực tế. Đòi hỏi HS, SV phải đạt được kỹ năng tay nghề đạt được chỉ tiêu tay nghề. HS, SV có kết quả học tập tốt sẽ có tay nghề vững vàng đảm bảo được qui trình kỹ thuật, đảm bảo được thời gian thực hiện, đảm bảo được độ chính xác và khéo léo trong hoạt động THLS. Đây cũng chính là yếu tố giúp HS, SV thực hiện tốt nội dung, chương trình đào tạo theo kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động thực hành lâm sàng còn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, thái độ khi tham gia hoạt động học tập thực hành lâm sàng của mỗi HS, SV.

* Năng lực của cán bộ quản lý

Công tác quản lý THLS: Là tìm ra những điều kiện tốt nhất cho HS, SV THLS đảm bảo thực hiện tốt nhất những nội dung chương trình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho người học.

Quản lý tốt hoạt động THLS dưới nhiều hình thức, sử dụng nhiều biện pháp khác nhau sẽ có sự thúc đẩy tính chủ động, tự giác học tập cho HS, SV. Tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh, khả năng của mỗi HS, SV mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Trong quá trình rèn luyện tay nghề của THLS, phương pháp kết hợp lý thuyết với THLS sẽ dễ tạo cho HS, SV ham học hỏi, say mê rèn luyện, thường cho kết quả THLS tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)