Rủi ro do biến động giá nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 84 - 86)

2.4.1 .Thành công

2.5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP

2.5.1.2. Rủi ro do biến động giá nguyên liệu đầu vào

Đối với những mặt hàng dự trữ được như cao su và hạt điều

Hai mặt hàng này nguồn nguyên liệu chỉ thu hoạch vào một thời gian cụ thể trong năm nên doanh nghiệp thường phải dự trữ hàng để sản xuất trong năm. Ngoài ra hai loại mặt hàng này có thể dự trữ lâu được. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng sẽ khiến cho giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng, nếu không sản xuất hết, xuất

bán một phần doanh nghiệp cũng sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên đặc trưng của hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam là doanh nghiệp thường ký hợp đồng trước rồi mới sản xuất, do đó giá đơn hàng xuất vẫn là giá cũ trước đây nên lợi nhuận thấp hơn nếu doanh nghiệp hủy đơn hàng và xuất cho các khách hàng mới với giá cao hơn. Tuy nhiên nếu thực hiện như vậy doanh nghiệp sẽ mất đi khách hàng, khi giá hàng giảm sẽ khó tìm được đối tác để mua hàng. Trong khi nếu giữ uy tín, vẫn xuất hàng mặc dù giá tăng thì khi giá giảm khả năng bên nhập khẩu vẫn thực hiện hợp đồng cao. Rủi ro ở đây là khi giá tăng ảo, doanh nghiệp thu mua với số lượng lớn để kinh doanh thương mại mà không để phục vụ hoạt động sản xuất dẫn đến tồn kho tăng mạnh. Thông thường thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cao su, hạt điều do phải dự trữ hàng để xuất khẩu trong năm nên nhu cầu vốn rất lớn dẫn đến ngân hàng thường nhận tài sản thế chấp là hàng tồn kho, khi giá tăng, giảm mạnh hoặc khi đến kỳ định giá lại ngân hàng phải tiến hành định giá lại tài sản. Khi giá nguyên liệu đầu vào sụt giảm mạnh, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giảm mạnh, giá trị tài sản thế chấp của ngân hàng cũng sụt giảm mạnh, nếu giá sụt giảm quá mạnh thì giá trị tài sản thế chấp còn lại có thể không đủ để đảm bảo nợ vay. Ngoài ra khi giá nguyên liệu giảm mạnh thì giá hàng xuất đi cũng giảm mạnh dẫn đến khả năng bên nhập khẩu thực hiện đơn hàng với giá xuất cao giảm. Rủi ro khi đó với doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng là rất lớn. Lịch sữ đã ghi lại rất nhiều trường hợp như vậy, điển hình là cuộc khủng hoảng giá điều thô năm 2005- 2006 để làm hàng phá sản hàng loạt các doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu ở Tây Ninh và Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đối với mặt hàng không dự trữ được như khoai mì

Do không thể dự trữ lâu được nên doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chịu ảnh hưởng ít hơn khi có biến động giá. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá hàng xuất vẫn giữ nguyên hoặc giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá hàng xuất giảm thì doanh nghiệp sẽ tính toán lợi nhuận mang lại xem có nên sản xuất hay không hoặc đàm phán với đối tác để điều chỉnh giá hàng xuất cho phù hợp. Trường hợp ngược lại: giá nguyên liệu đầu vào giảm, giá hàng xuất tăng hoặc giá nguyên liệu đầu vào

không đổi, giá hàng xuất tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất hàng. Đồng thời do không dự trữ lâu được nên mặt hàng này cũng không được sử dụng làm hàng hóa thế chấp để đảm bảo nợ vay cho ngân hàng. Do đó rủi ro biến động giá với hoạt động cho vay của ngân hàng với lĩnh vực này thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)