Các yếu tố cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 26)

Môi trường cạnh tranh tập trung các đặc điểm tác động ngay từ thị trường mà tổ chức đó đang hoạt động. Hiểu biết về môi trường này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì những tác động trực tiếp của nó đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động cho vay XNK HNS nói riêng. Có nhiều cách tìm hiểu về những diễn tiến trong môi trường hoạt động của tổ chức. Một trong những mô hình thường được sử dụng là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về mô hình này.

- Khách hàng: trong lĩnh vực cho vay XNK HNS mà đề tài nghiên cứu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK ba mặt hàng: cao su, hạt điều, khoai mì. Khách hàng thường yêu cầu giá thấp và/hoặc các điều kiện ưu đãi khác, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn đối với ngân hàng.

- Sản phẩm thay thế: các sản phẩm thay thế mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Vì vậy trong một thị trường có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng sẽ có nhiều lợi thế hơn vì họ có nhiều quyền lựa chọn. Đối với hoạt động cho vay xuất khẩu HNS thì sản phẩm thay thế có thể là các sản phẩm cho vay của các quỹ hỗ trợ XNK, tín dụng đen,..

- Nhà cung ứng: các nhà cung ứng có lợi thế có thể đẩy giá buộc doanh nghiệp phải mua vì nguồn đầu vào cho sản xuất và do vậy doanh nghiệp bị giảm đi khả năng lợi nhuận. Đối với lĩnh vực tài chính, nhà cung ứng còn phải bao gồm cả khách hàng. Các khách hàng ký quỹ tại các tổ chức tài chính, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có thể đóng vai trò là các nhà cung ứng nguyên vật liệu thô cho ngân hàng và nếu các nhà cung ứng này có lợi thế, họ sẽ có quyền chi phối về giá và điều

này ảnh hưởng đến chi phí của ngân hàng. Đối với hoạt động cho vay XNK HNS là: các khách hàng có số dư tiền gửi lớn đặc biệt là tiền gửi ngoại tệ,,...

- Đối thủ tiềm ẩn: là những đối thủ xuất hiện trong tương lai gần (các tổ chức tín dụng đang tiến hành khảo sát, tham dò thị trường để mở chi nhánh, văn phòng đại diện). Số lượng các tổ chức tín dụng càng gia tăng thì áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng cũng ngày càng gia tăng.

- Đối thủ cạnh tranh: là các tổ chức tín dụng đang hoạt động trong lĩnh vực cho vay XNK HNS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì áp lực cạnh tranh càng cao và ngược lại.

1.3.3. Các yếu tố môi trƣờng nội bộ

Các yếu tố bên trong hay còn được biết đến là môi trường kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp. Đây là môi trường mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được.

Các thành phần của môi trường nội bộ: + Các nguồn lực:

 Nguồn nhân lực  Nguồn lực tài chính  Cơ sở vật chất

 Các nguồn lực vô hình

+ Năng lực của doanh nghiệp là khái niệm thường được sử dụng để chỉ kỹ năng nghiệp vụ hoặc là các thuộc tính cần thiết để doanh nghiệp có thể điều hành trong một ngành công nghiệp nhất định. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng yêu cầu các tổ chức phải có nghiệp vụ về cho vay, nhận quỹ, cung cấp dịch vụ, quản trị tài chính, ngân quỹ,…

1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN KHẨU HÀNG NÔNG SẢN

1.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô

1.4.1.1 Chỉ tiêu về tổng dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Tổng dư nợ nếu xét riêng hoạt động cho vay XNK HNS là chỉ tiêu phản ánh tổng khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động XNK HNS.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

1.4.1.2. Chỉ tiêu kết cấu dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng các loại dư nợ trong tổng dư nợ.

Chỉ tiêu kết cấu dư nợ cho vay XNK HNS = Tổng dư nợ cho vay XNK HNS/ Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Phân tích kết cấu dư nợ sẽ cho biết loại hình cho vay nào đang chiếm tỷ trọng nhiều nhất, thấp nhất. Từ đó kết hợp với phân tích để nhận định xem cần đẩy mạnh loại hình cho vay nào nhất để phù hợp với lợi thế của ngân hàng, hoặc để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng hướng đến chẳng hạn: ngân hàng bán lẻ hoặc bán buôn, ngân hàng chuyên cho vay tiêu dùng hay ngân hàng phục vụ lĩnh vực thi công xây lắp,...

1.4.1.3. Chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và dư nợ bình quân

- Doanh số cho vay là tổng số tiền mà một ngân hàng đã phát cho các khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh

việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngânhàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động củangân hàng là không tốt. Doanh số cho vay XNK HNS là tổng số tiền mà một ngân hàng đã phát cho khách hàng vay để phục vụ hoạt động XNK HNS.

- Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà một ngân hàng thu hồi được từ các khoản đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ hoạt động cho vay XNK HNS là tổng số tiền mà một ngân hàng thu hồi được từ các khoản cho vay XNK HNS trước đó trong một thời kỳ nhất định.

- Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi. Dư nợ cho vay XNK HNS là số tiền mà khách hàng vay với mục đích vay là để XNK HNS đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay XNK HNS là số tiền đã phát cho khách hàng với mục đích vay là để XNK HNS nhưng chưa thu hồi.

- Dư nợ bình quân trong kỳ đối với hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay XNK HNS nói riêng điều được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền như sau:

1.4.1.4. Chỉ tiêu xác định quy mô

Có nhiều ý kiến cho rằng doanh số cho vay và doanh số thu nợ là những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá quy mô tín dụng. Tuy nhiên quy mô tín dụng chủ yếu thể hiện qua dư nợ bình quân và tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng.

Do nếu hai khách hàng có cùng doanh số cho vay nhưng khác nhau về số lần giải ngân thì khách hàng có số lần giải ngân nhiều hơn sẽ có dư nợ thấp hơn.

Việc ngân hàng quan hệ với nhiều hay ít khách hàng cũng không là chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. Với cùng một số dư tín dụng, nếu ngân hàng cho nhiều khách hàng vay với những số dư nhỏ, thể hiện chính sách của ngân hàng thiên về bán lẻ, nếu ngân hàng cho ít khách hàng vay với số dư nợ lớn, thể hiện chính sách tín dụng của ngân hàng thiên về bán buôn. Việc áp dụng chính sách tín dụng bán buôn hay bán lẻ phụ thuộc vào năng lực, và khẩu vị của từng ngân hàng chứ không phản ánh quy mô của ngân hàng. (Nguyễn Văn Tiến 2013)

Tỷ lệ dư nợ bình quân/dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ bình quân/Dư nợ cuối kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh sự chênh lệch giữa số liệu thời kỳ và thời điểm nhằm đánh giá quy mô cho vay của ngân hàng do số liệu dư nợ cuối kỳ không phản ánh chính xác quy mô cho vay của ngân hàng. Vì vào cuối mỗi kỳ kế toán các ngân hàng phải công bố báo cáo tài chính và đánh giá kết quả hoạt động, do đó để làm đẹp số liệu báo cáo, ngân hàng có thể dùng một số biến pháp kỹ thuật như cho vay cầm cố tiền gửi của khách hàng với lãi suất ưu đãi nhằm gia tăng dư nợ cuối kỳ.

1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lƣợng

1.4.2.1.Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ quá hạn đối với hoạt động cho vay XNK HNS được tính bằng nợ quá hạn trong lĩnh vực cho vay XNK HNS chia cho tổng dư nợ cho vay XNK HNS.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp. Đây là chỉ tiêu chính thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng.

1.4.2.2. Thu nhập

Để đánh giá chất lượng của một hoạt động kinh doanh nói chung hay cho vay nói riêng thì không có chỉ tiêu nào phản ánh chất lượng một cách chính xác bằng chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động đó. Để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay XNK hàng nông sản chúng ta cần xem xét đến thu nhập mà hoạt động này mang lại là bao nhiêu.

Thế thì chỉ tiêu nào sẽ quyết định lợi nhuận hay thu nhập từ hoạt động cho vay. Thông thường khi nhắc đến vấn đề này chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bốn yếu tố chính đó là: lãi suất, dư nợ bình quân, thời hạn cho vay và phí từ các sản phẩm dịch vụ mà khách hàng sử dụng.

Hiện nay các để đánh giá chỉ tiêu này các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu tổng hòa lợi ích. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ lợi ích thu được từ tất cả các sản phẩm mà khách hàng mang lại như: lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn; lợi nhuận từ hoạt động cho vay; lợi nhuận từ hoạt động tài trợ thương mại,....

Tuy nhiên số liệu cụ thể cũng không phản ánh hết bản chất của nó nếu không so sánh với tổng thể. Trong trường hợp này để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay XNK HNS chúng ta cần so sánh thu nhập từ hoạt động này với tổng thu nhập

của ngân hàng mà cụ thể là chênh lệch thu chi chưa dự phòng rủi ro. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tổng hoà lợi ích từ hoạt động cho vay XNK HNS/ Chênh lệch thu chi chưa bao gồm dự phòng rủi ro của ngân hàng.

Chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta biết lợi ích thu được từ hoạt động cho vay HNS chiếm tỷ trọng như thế nào trong chênh lệch thu chi chưa bao gồm dự phòng của ngân hàng. Khi kết hợp với chỉ tiêu chỉ kết cấu dư nợ chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của hoạt động cho vay XNK HNS đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

1.4.2.3. Vòng quay tín dụng

Vòng quay tín dụng thể hiện tần suất dư nợ bình quân được thu hồi bao nhiêu lần trong một thời kỳ (thường là một năm) (Nguyễn Văn Tiến 2013). Vòng quay tín dụng càng nhanh thể hiện tốc độ thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh.

Vòng quay tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ Vòng quay hoạt động cho vay XNK HNS = Doanh số thu nợ cho vay XNK HNS trong kỳ/ Dư nợ cho vay XNK HNS bình quân trong kỳ.

1.5. NHỮNG RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN HÀNG NÔNG SẢN

Có nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.

Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro để sớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa để hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra.

Rủi ro chính trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay XNK HNS nói riêng là bên vay không hoàn trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay. Việc bên vay không hoàn trả đầy đủ được gốc và lãi của khoản vay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: khách quan, chủ quan, nguyên nhân từ việc cho vay, sử dụng vốn vay sai mục đích, lừa đảo,...Tuy nhiên để tiện phân tích, chúng ta giả định loại trừ các yếu tố như: sử dụng vốn vay sai mục đích hay lừa đảo, toàn bộ vốn vay điều được sử dụng đúng mục đích là để thanh toán tiền mua nguyên liệu đầu vào trong nước, nhập khẩu và các chi phí có liên quan để xuất khẩu hoặc bán trong nước. Để đánh giá các rủi ro bên ngoài tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay hay tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng do việc hoàn trả vốn vay ngoài thiện chí của bên vay thì tình hình sản xuất kinh doanh của bên vay là yếu tố quan trọng nhất. Hoạt động kinh doanh XNK có những đặc trưng riêng dẫn đến rủi ro của mỗi loại cũng khác nhau. Tuy nhiên gồm những rủi ro chính sau:

+ Rủi ro từ bên bên mua

+ Rủi ro do biến động giá nguyên liệu đầu vào + Rủi ro do chất lượng sản phẩm

+ Rủi ro từ chính sách của nước nhập khẩu, xuất khẩu

Quản trị rủi ro hoạt động cho vay XNK HNS: những rủi ro xảy ra là tất yếu trong quá trình hoạt động do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục khi rủi ro xảy ra.

- Biện pháp phòng ngừa rủi ro

+ Đa dạng hoá rủi ro + Chuyển rủi ro

+ Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay + Nâng cao trình độ tín dụng:

- Biện pháp khắc phục

+ Cơ cấu lại thời gian trả nợ của khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

+ Giảm nợ: Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

+ Phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.

1.6. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC NÔNG SẢN TỪ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC

1.6.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng khác 1.6.1.1. Ngân hàng TMCP Đông Á Tây Ninh 1.6.1.1. Ngân hàng TMCP Đông Á Tây Ninh

(Nguồn: http://xttm.mard.gov.vn/)

Biểu đồ 1.1: Giá điều thô tại Bình Phƣớc từ ngày 15/2 tới 14/4, đơn vị tính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)