2.4.1 .Thành công
2.5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP
2.5.2. Những rủi ro của hoạt động cho vay nhập khẩu
Rủi ro chính trong hoạt động cho vay nhập khẩu cũng là rủi ro bên vay không thanh toán đầy đủ gốc và lãi của khoản vay. Xét trong phạm vi của đề tài nghiên cứu là ba mặt hàng: cao su, hạt điều, khoai mì thì có có hạt điều và khoai mì được nhập khẩu từ nước ngoài còn cao su chủ yếu sử dụng nguồn cung trong nước để chế biến xuất khẩu. Hai mặt hàng hạt điều và khoai mì có đặc trưng riêng nên chúng ta sẽ chia thành 2 loại rủi ro trong việc cho vay nhập khẩu đối với hai mặt hàng này.
Hạt điều thô
Trong nước hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên phải nhập khẩu với số lượng lớn. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong địa bàn tỉnh Tây Ninh, qua khảo sát tình hình hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì hạt điều thô hiện tại được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Phi và Campuchia. Rủi ro của hoạt động cho vay nhập khẩu hạt điều thô cũng tương tự như rủi ro cho vay xuất khẩu hạt điều như: rủi ro từ nhà nhập khẩu, rủi ro từ biến động giá, rủi ro từ chính sách của nước xuất khẩu, nhập khẩu. Do hạt điều sau khi chế biến chủ yếu được xuất khẩu nên nếu doanh nghiệp có nhập điều thô để bán nội địa hay chế biến xuất khẩu cũng điều gặp những rủi ro như cho vay xuất khẩu.
Tuy nhiên rủi ro từ chất lượng hàng hóa lại khác, hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là hạt điều thô từ Châu Phi, có nhiều loại với chất lượng rất khác nhau, nếu doanh nghiệp không quy định điều khoản về chất lượng hàng hóa, thanh toán sau khi kiểm tra chất lượng hàng hóa, tìm đối tác uy tín,... thì có thể dẫn đến rủi ro rất lớn đó là nhập phải lô hàng kém chất lượng, việc sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, hàng hóa
sau khi chế biến không đạt tiêu chuẩn nên không xuất khẩu được. Dẫn đến việc hoàn trả khoản vay tài trợ nhập khẩu của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Khoai mì
Chủ yếu nhập khẩu từ Campuchia dưới hai dạng: khoai mì tươi và khoai mì lát với phương tiện vận tải là xe tải với giá trị nhập khẩu thấp, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt (VND) hoặc chuyển khoản theo phương thức TT. Như đã phân tích ở phần rủi ro hoạt động cho vay xuất khẩu, do khoai mì không thể dự trữ lâu được nên ít chịu tác động từ biến động giá. Ngoài ra khoai mì sau khi chế biến thành tinh bột khoai mì, các sản phẩm khác chủ yếu cũng được xuất khẩu nên cũng chịu những rủi ro giống như hoạt động cho vay xuất khấu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua phân tích tình hình thực trạng hoạt động cho vay XNK ba lĩnh vực: cao su, hạt điều và khoai mì của BIDV Tây Ninh giai đoạn 2011-2014. Chúng ta đã thấy rằng:
Thứ nhất, hoạt động cho vay này đã có tốc độ tăng trưởng tốt và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của BIDV Tây Ninh
Thứ hai, trong ba lĩnh vực cho vay trên thì hiện chỉ có lĩnh vực cho vay XNK Cao su là BIDV có tốc độ tăng trưởng thị phần tốt. Còn hai lĩnh vực còn lại thị phần đang bị giảm mạnh đặc biệt là lĩnh vực cho vay xuất khẩu khoai mì.
Thứ ba, những nguyên nhân chính của vấn đề là:
+Mô hình hoạt động hiện tại của P.KHDN, đơn vị chủ yếu cho vay lĩnh vực này, có mô hình hoạt động chưa hiệu quả, nhân viên không có thời gian để tiếp thị các khách hàng mới.
+ Quy trình nghiệp vụ: chưa có sản phẩm thiết kế riêng, công văn hướng dẫn hay chính sách hỗ trợ để phát triển hoạt động cho vay trong lĩnh vực này.
+Về nguồn nhân lực: trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm, còn yếu kiến thức mảng thanh toán quốc tế nên gặp khó khăn trong việc tư vấn khách hàng.
+Về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch: hiện BIDV chỉ có 1 chi nhánh và 4 PGD trực thuộc, đứng vị trí thứ 4 về mạng lưới, trong khi tỉnh Tây Ninh có 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh nên việc mở rộng nền khách hàng sang các địa bàn không có PGD gặp nhiều khó khăn.
Những nhận định trên đây là cơ sở để đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN