Rủi ro từ chính sách của nước nhập khẩu, xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 86 - 88)

2.4.1 .Thành công

2.5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP

2.5.1.4. Rủi ro từ chính sách của nước nhập khẩu, xuất khẩu

Chính sách từ quốc gia của nhà xuất khẩu

Rủi ro từ việc nhà nước của nhà xuất khẩu muốn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu một mặt hàng nào đó do để phục vụ hoạt động sản xuất trong nước, do bí mất công nghệ, quốc phòng,...Đối với ba mặt hàng mà đề tài nghiên cứu chỉ có mặt hàng khoai mì lát xuất khẩu sắp bị nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế là nâng thuế xuất khẩu 5% để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến ethanol trong nước.

Còn những mặt hàng khác như tinh bột khoai mì, hạt điều và cao su hiện không bị áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu nào. Dự báo trong tương lai gần thì các mặt hàng này cũng sẽ không bị hạn chế xuất khẩu do nhu cầu sử dụng trong nước thấp, các ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng này còn chưa phát triển, và ba mặt hàng này đang là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Ngoài ra còn có một rủi ro khác xuất phát từ chính sách tiền tệ của quốc gia nhà xuất khẩu như mở rộng hay thắt chặt. Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm lạm phát tăng. Khi lạm phát tăng quá nhanh để thực hiện kìm chế lạm phát nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến lãi suất cho vay tiền đồng

và USD cũng gia tăng làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp dẫn đến giá thành xuất khẩu tăng, giảm cạnh tranh. Khi tỷ giá tăng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Hiện tại nước ta đang khuyến khích xuất nhập và hạn chế nhập khẩu nên tỷ giá trong tương lai gần sẽ khó biến động theo chiều hướng giảm, ngoài ra do tình hình kinh tế của Mỹ đang ngày càng khởi sắc, Fed dự định sẽ tăng lãi suất USD dẫn đến đồng tiền USD ngày càng mạnh lên nên trong tương lai gần tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tăng. Hoạt động xuất khẩu sẽ gặp nhiều thuận lợi từ chính sách. Ngoài ra lãi suất hiện cũng đang được nhà nước duy trì ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp nên trong tương lai gần rủi ro này đối với hoạt động xuất khẩu của các daonh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong ba lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu tương đối thấp.

Chính sách từ quốc gia của nhà nhập khẩu

Rủi ro từ việc nhà nước của nhà nhập khẩu muốn bảo trợ cho ngành công nghiệp chế biến mặt hàng tương tự trong nước bằng các chính sách như: tăng thuế nhập khẩu, áp thuế chống bán phá giá, hạn ngạch,...Tuy nhiên đối với ba lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu hiện không bị nhà nước các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Do ba mặt hàng chủ yếu xuất sang để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của các nước nhập khẩu. Những quốc gia nhập khẩu chính ba mặt hàng này không sản xuất hoặc sản xuất rất ít do giá trị gia tăng thấp, ô nhiễm môi trường, cần nhiều lao động. Nên dự kiến trong tương lai gần hoạt động xuất khẩu ba mặt hàng này sẽ tiếp tục thuận lợi.

Rủi ro từ chính sách tiền tệ của nước nhập khẩu: trong ba mặt hàng mà đề tài nghiên cứu thì có đến hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc là: cao su và tinh bột khoai mì. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK nói chung và XNK HNS nói riêng. Chẳng hạn khi Trung Quốc thực hiện chính sách phá giá đồng Nhân dân tệ so với USD sẽ làm giá cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gia tăng do đồng tiền thanh toán chính trong giao dịch vẫn

là đồng USD làm giảm hoạt động xuất khẩu. Đồng thời hàng hoá Trung Quốc lại giảm giá dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)