Các kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 112 - 129)

2.4.1 .Thành công

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC

3.3.4. Các kiến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

- Cần phải rà soát lại quy hoạch vùng trồng nguyên liệu kết hợp với việc kiểm tra đánh giá công suất chế biến của nhà máy đặc biệt là lĩnh vực khoai mì để tránh tình trạng dư thừa công suất thiếu nguyên liệu hoặc dư thừa nguồn nguyên liệu. Theo báo cáo về quản lý công nghiệp của Sở công thương tỉnh Tây Ninh thì hiện tại các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì còn thừa công suất chế biến, mới chạy gần 60% công suất thiết kế dẫn đến mất cân đối lớn. Những năm gần đây, nguồn củ mì nguyên liệu từ Campuchia đưa vào Tây Ninh chiếm sản lượng đáng kể cho các nhà máy chế biến. Thế nhưng sắp tới, nguồn nguyên liệu này sẽ hạn chế đáng kể do nước bạn đang đầu tư nhiều nhà máy tại nội địa.

- Cần phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá do trong thời gian mặc dù diện tích và sản lượng khoai mì tăng liên tục nhưng nhà máy vẫn dư công suất là do công tác quy hoạch, kiểm tra và cấp giấy phép. Nhiều nhà máy đã tự ý đầu tư nâng công suất thiết kế. Hiện tượng thiếu nguồn nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy làm đẩy giá lên cao, dẫn đến nguy cơ mất cân bằng giữa giá thành và giá bán.

- Xây dựng mối liên kết giữa bốn nhà: nhà máy, nhà khoa học, nhà nước và nhà nông bằng cách:

+ Nhà nước, nhà khoa học và nhà máy cần hỗ trợ nông dân về vốn và kỹ thuật + Nhà máy bao tiêu nguồn nguyên liệu đầu ra để đảm bảo cho người nông dân an tâm sản xuất, không chuyển đổi sang các loại cây trồng khác

+Nhà nước cần phải xây dựng quy hoạch cụ thể gắn sát với thực tiễn, xây dựng lại quy chế kiểm tra và xử lý phi phạm để đảm bảo quy hoạch được thực hiện tốt, tránh tình trạng huy hoạch một kiểu nhưng thực hiện là một kiểu khác.

Kiến nghị thành lập hội doanh nghiệp sản xuất, chế biến tinh bột mì Tây Ninh nhằm tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển. Khi thành lập hội, các doanh nghiệp từng bước ký hợp đồng với nông dân trồng mì, bao tiêu sản phẩm với giá cả hợp lý, bảo đảm cân đối quyền lợi người trồng mì và nhà máy sản xuất, tránh việc tranh mua giành bán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh giai đoạn 2011-2014, căn cứ định hướng chiến lược về hoạt động cho vay XNK của BIDV nói chung và BIDV Tây Ninh nói riêng, Chương 3 tập trung giải quyết hai vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh như:

-Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cụ thể là: nhóm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và nhóm giải pháp chuẩn hoá mục tiêu chất lượng. Nhóm giải pháp này góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà cụ thể hơn là các sản phẩm dịch vụ của hoạt động cho vay XNK HNS.

- Gói sản phẩm tín dụng đặc thù cho ba lĩnh vực: cao su, hạt điều, khoai mì. Các gói sản phẩm này sẽ hỗ trợ cho việc nâng cao tính cạnh tranh của BIDV trong hoạt động cho vay này đồng thời hỗ trợ cho nhân viên trong việc thẩm định và tiếp thị các khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực này.

- Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh hơn so với các NHTM khác.

- Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro của hoạt động cho vay XNK HNS

Thứ hai, đề xuất một số kiến nghị với hội sở chính BIDV về mặt công nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho hoạt động cho vay XNK HNS hiệu quả hơn.

Thứ ba, kiến nghị với NHNN để hỗ trợ cho hoạt động XNK HNS của Việt Nam cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn

Thứ tư, kiến nghị với NHNN Việt Nam Chi nhánh Tây Ninh xem xét lại quy định về số lượng PGD được phép mở đối với những ngân hàng có dưới 5 PGD như BIDV.

Thứ năm, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh để đảm bảo ổn định về nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến xuất khẩu.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động cho vay XNK HNS có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại tại đặc biệt tại các địa bàn như tỉnh Tây Ninh. Đồng thời lĩnh vực XNK HNS ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình khi doanh số xuất khẩu cả ba mặt hàng mà đề tài nghiên cứu đều đạt trên 1 tỷ USD năm 2014. Do đó BIDV nói chung và BIDV Tây Ninh nói riêng cũng cần có những giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay lĩnh vực này.

Luận văn nghiên cứu “Hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh“ của tác giá đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay XNK, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay XNK HNS xét theo góc độ phân tích từ các yếu tố vĩ mô đến các yếu tố vi mô và yếu tố bên trong, các chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả hoạt động cho vay XNK HNS, những rủi ro của hoạt động cho vay này và bài học kinh nghiệm của các ngân hàng khác.

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay XNK HNS của BIDV Tây Ninh theo hướng: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay này từ vĩ mô đến vi mô và các nguồn lực bên trong để từ đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BIDV Tây Ninh, đồng thời kết hợp với phân tích các số liệu về hoạt động cho vay này của BIDV Tây Ninh so sánh với các ngân hàng khác, ghi nhận những kết quả đạt được, phát hiện những tồn tại, hạn chế.

Thứ ba, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh, đồng thời cũng có một số kiến nghị với hội sở chính BIDV và NHNN để hiệu quả của giải pháp được nâng cao.

Những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu là không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp ý của các Giảng viên và những người có kinh nghiệm quan tâm vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thuỵ Ngọc Anh (2013), Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hóc Môn, Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngân hàng TP HCM

2. Phạm Thị Phương Anh (2013), Hoạt động tài trợ XNK tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngân hàng TP HCM.

3. Nguyễn Danh Long (2012), Tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngân hàng TP HCM

4. Lê Văn Tư, Tín dụng tài trợ XNK thanh toán quốc tế và kinh doanh tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê.

5. Báo cáo tình hình cho vay cao su, hạt điều, khoai mì BIDV Tây Ninh từ năm 2011-2014

6. Báo cáo Dư nợ cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2011-2014

7. Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của BIDV Tây Ninh từ năm 2011-2014 8. Nguyễn Văn Tiến, Vòng quay tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng. Học viện

ngân hàng. 9. http://hiephoisanvietnam.org.vn 10.http://www.vinacas.com.vn 11. https://vi.wikipedia.org 12.http://www.gso.gov.vn 13.http://www.moit.gov.vn

14.Chu Văn Cấp-Nguyễn Đức Hà, Xuất khẩu hàng hoá bền vững: Giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh –Học việc An Ninh Nhân Dân

15.Lê Thị Hồng Vân, Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 16.http://www.vietrade.gov.vn

17.http://quantri.vn

19.https://gso.gov.vn

20.Hoàng Thị Thanh Hằng và đồng sự 2015,Marketing dịch vụ tài chính, Đại học Ngân hàng Tp.HCM

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH CHO VAY CỦA BIDV

Tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng

1. Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ QLKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QLKH hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng gồm:

(i) Giấy đề nghị tín dụng

(ii) Hồ sơ pháp lý của khách hàng;

(iii) Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; (iv) Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;

(v) Hồ sơ bảo đảm tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh. 2. Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất tín dụng:

Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ QLKH nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:

2.1. Đánh giá chung về khách hàng theo 2.2. Về tình hình tài chính của khách hàng

2.3. Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

2.4. Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

2.5. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV.

2.6. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: a) Rủi ro khách quan

b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng. c) Rủi ro xuất phát từ BIDV.

d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng. e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. 2.7. Lập báo cáo đề xuất tín dụng:

a) Cán bộ QLKH sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng:

QHKH/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.

3. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng: 3.1. Tại Chi nhánh:

a) Lãnh đạo Phòng QHKH kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình PGĐ QLKH.

c) Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của Cán bộ QLKH và Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng được trình PGĐ QLKH (hoặc Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách Phòng Giao dịch được uỷ quyền phê duyệt đề xuất tín dụng) xem xét phê duyệt:

c1) Trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh:

Khách hàng có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền của Chi nhánh được chia làm 2 trường hợp: Phải qua thẩm định rủi ro và không qua thẩm định rủi ro. Tuy nhiên, đối với tất cả trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng tại Phòng Giao dịch có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết của Phòng Giao dịch đều phải qua thẩm định rủi ro. Cụ thể:

- Trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro (trừ các trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của Phòng Giao dịch): Khi Báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ QLKH/cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được chuyển lại cho Bộ phận QLKH để xử lý tiếp các bước sau khi phê duyệt theo Quy định này.

c2) Trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh: - Nếu Báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ QLKH (hoặc Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách Phòng Giao dịch được uỷ quyền phê duyệt đề xuất tín dụng) phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được trình Giám đốc Chi nhánh xem xét.

- Nếu PGĐ QLKH (hoặc Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách Phòng Giao dịch được uỷ quyền phê duyệt đề xuất tín dụng) có ý kiến từ chối cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển trả cho Phòng KHDN/Lãnh đạo Phòng Giao dịch để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

d) Giám đốc Chi nhánh xem xét các trường hợp khách hàng có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh và đã được PGĐ QLKH phê duyệt đồng ý:

- Nếu Giám đốc Chi nhánh phê duyệt đồng ý, Chi nhánh gửi bộ hồ sơ trình Hội sở chính (Ban QLRRTD đầu mối) gồm:

- Nếu Giám đốc Chi nhánh có ý kiến từ chối cấp tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển trả cho Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch để thực hiện thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

Phê duyệt cấp tín dụng

1. Tại Chi nhánh:

1.1. Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro:

Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QLKH/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

1.2. Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:

a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ QLRR: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của PGĐ QLKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/PGĐ QLRR trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng cơ sở:

- Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng cơ sở.

- Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng cơ sở bao gồm:

- Trường hợp này khoản tín dụng được được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi trong Biên bản và Quyết định cấp tín dụng của Hội đồng tín dụng cơ sở kết luận đồng ý cấp tín dụng.

Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt

1. Soạn thảo quyết định cấp tín dụng/văn bản phê duyệt tín dụng:

2. Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Cán bộ QLKH thực hiện:

a) Trường hợp từ chối cấp tín dụng: Cán bộ QLKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng , trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng. Bộ phận QLKH lưu hồ sơ từ chối cấp tín dụng.

b) Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: Cán bộ QLKH thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tùy từng trường hợp cụ thể, Cán bộ QLKH có thể soạn thảo văn bản đồng ý cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng):

- Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng mà cấp có thẩm quyền đã phê duyệt, Bộ phận QLKH có thể rà soát, đánh giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu được cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái đề xuất thay đổi, sửa đổi điều kiện tín dụng hoặc từ chối việc thay đổi điểu kiện tín dụng gửi khách hàng.

- Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận QLKH chịu trách nhiệm soạn thảo các Hợp đồng.

thẩm quyền phê duyệt và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận QLKH chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm và các văn bản tín dụng có liên quan khác theo quy định của BIDV về soạn thảo hợp đồng.

4. Ký kết Hợp đồng: Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV và khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của BIDV và khách hàng.

5. Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay xuất nhập khẩu hàng nông sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 112 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)