(Nguồn: http://xttm.mard.gov.vn/)
Biểu đồ 1.1: Giá điều thô tại Bình Phƣớc từ ngày 15/2 tới 14/4, đơn vị tính: 1.000 đồng/kg.
Khi giá hạt điều thô tăng cao liên tục đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đẩy mạnh hoạt động thu mua để dự trữ. Ngày 05/3/2011 giá điều thô đạt đỉnh 42,000 đồng/kg tuy nhiên đến ngày 25/03/2011 giảm mạnh chỉ còn 24,000 đồng/kg. Giá trị hàng tồn kho là hạt điều thô của các doanh nghiệp này giảm mạnh, đồng thời giá hạt điều nhân thành phẩm trên thị trường quốc tế cũng giảm theo. Dẫn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến hạt điều thô gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do
giá vốn hàng bán lại cao hơn doanh thu bán hàng. Trong khi đó đa phần các doanh nghiệp chế biến hạt điều tại Tây Ninh lúc này đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á Tây Ninh, khi giá điều tăng các doanh nghiệp này đã đẩy mạnh vay vốn để thu mua nguyên liệu dự trữ, do giá hạt điều thô tăng liên tục nên giá tri định giá hàng tồn kho thế chấp của ngân hàng cũng gia tăng theo. Vì vậy, khi giá giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phá sản, việc xử lý tài sản thế chấp là hàng tồn kho không đủ để thu hồi nợ vay.
Ngoài ra còn có một số trường hợp khác, khi xử lý tài sản thế chấp là hạt điều tồn kho, ngân hàng phát hiện rằng chỉ có những bao hạt điều nằm ở phía trên là hạt điều thật, còn lại những bao điều phía dưới là vỏ hạt điều, hạt điều phế được đóng thành bao nhằm gia tăng lượng hàng tồn kho để giải ngân được nhiều hơn. Dẫn đến giá trị tài sản phát mãi được thấp hơn so với giá trị định giá nên không thu hồi được hết nợ vay. Có nhiều trường hợp khác là cùng một kho hàng nhưng lại được thế chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau, hàng hoá là HNS lại rất khó phân định dẫn đến khi có rủi ro xảy ra phải phát mãi tài sản thì lại vướng phải tranh chấp về hàng tồn kho giữa các ngân hàng.
1.6.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Ninh
Khi giá cao su tăng liên tục và đỉnh điểm là năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cao su là những khách hàng lớn, quan trọng đối với ngân hàng. Các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu giải ngân bằng tiền mặt để thu mua mủ cao su, với giá trị giải ngân mỗi đợt có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Do đây là những khách hàng lớn, quan trọng nên ngân hàng ưu ái trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến không kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tiền giải ngân được các doanh nghiệp này sử dụng sai mục đích: dùng tiền giải ngân để đầu tư bất động sản, mua đất có trồng cao su, đầu tư tài sản cố định,...khi giá cao su giảm mạnh, doanh nghiệp này không đủ khả năng để thanh toán kịp thời các khoản nợ. Đồng thời khi giá cao su giảm dẫn đến giá đất trồng cây cao su cũng giảm theo nên khi khách hàng xử lý, bán tài sản cũng không đủ trả nợ vay.
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Tây Ninh
Từ hoạt động cho vay XNK HNS của hai tổ chức tín dụng trên, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV như sau:
Ngân hàng TMCP Đông Á Tây Ninh
- Đối với những mặt hàng dự trữ lâu được đồng thời phải dự trữ để sản xuất như hạt điều cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến giá hạt điều trên thị trường trong và ngoài nước để có hướng xử lý kịp thời khi có biến động giá mạnh. Điều chỉnh cập nhật thường xuyên giá tài sản thế chấp là hàng hoá tồn kho, hàng hoá trên bằng chuyền, giảm hệ số tài sản đảm bảo của loại hình tài sản thế chấp này.
-Theo dõi biến động tình hình kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, những thay đổi trong chính sách của nhà nước, nước xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp để đưa ra những dự báo nhằm có biện pháp phòng ngừa kịp thời khi có biến cố bất lợi xảy ra, hoặc tận dụng cơ hội khi xuất hiện các biến cố thuận lợi.
- Hạn chế hình thức thế chấp là hàng hoá tồn kho, hàng hoá luân chuyển đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng. Đối với các trường hợp nhận thế chấp phải thuê kho từ bên thứ ba có chức năng bảo quản, cho thuê kho đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng cũng như chất lượng hàng tồn kho thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Tây Ninh
- Đối với hoạt động giải ngân bằng tiền mặt có giá trị lớn phải theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc thanh toán của khách hàng, vật tư hình thành từ vốn vay để giảm thiểu việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Vì nếu giải ngân với giá trị lớn bằng tiền mặt nếu không kiểm tra chặt chẽ sẽ rất dể dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích. Việc giải ngân không đúng mục đích thường dẫn đến việc không thu hồi được nợ vay.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương này luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của hoạt động cho vay XNK HNS, các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay này, hệ thống các tiêu chí đánh giá, những rủi ro và đút kết những kinh nghiệm từ các tổ chức tín dụng khác.
Nội dung Chương 2 sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đã đưa ra ở Chương 1, để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay XNK HNS tại BIDV Tây Ninh.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY NINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY NINH
2.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Ninh
BIDV Tây ninh, tiền thân là Phòng đại diện Ngân hàng Kiến thiết Tây ninh, được thành lập theo Quyết định số 580/QĐ ngày 15/11/1976 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Đến ngày 19/05/1979, Bộ tài chính ra quyết định số 338/ TC-QĐ thành lập Chi hàng kiến thiết Tây ninh. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tư XDCB, cho vay vốn lưu động.
Cùng với việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt nam theo Quyết định số 259/CP ngày 21/06/1981 của Hội đồng chính phủ. Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Tây Ninh cũng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (NHĐT&XD) Tây ninh theo Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Năm 1988 sáp nhập công tác Đầu tư Xây dựng cơ bản (XDCB) vào Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Tây ninh.
Đầu năm 1990, Chi nhánh NHĐT&XD Tây ninh được tái lập theo Quyết định số 13/NH-QĐ , ngày 26/02/1990 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN). Thực tế đến ngày 20/04/1990 Chi nhánh mới chính thức đi vào hoạt động.
Trên cơ sở 2 Pháp lệnh Ngân hàng, Quyết định số 401/CT, ngày 14/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc NHNNVN, Chi nhánh đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Tây ninh, thực hiện nhiệm vụ cấp phát Đầu tư XDCB, cho vay Đầu tư XDCB theo kề hoạch ngân sách,
cho vay bổ sung vốn lưu động các Doanh nghiệp thi công xây lắp và các loại hình kinh doanh khác.
Từ chỗ chỉ có 4 khách hàng trong những năm đầu mới thành lập,đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp và hàng ngàn hộ cá nhân, với dư nợ tính đến ngày 31/12/2003 chỉ đạt 280 tỷ đồng thì đến ngày 31/12/2014 dư nợ cuối kỳ đã đạt 2521 tỷ đồng.
Với 1 Trưởng phòng và 4 cán bộ từ ngày mới thành lập. Đến nay BIDV Tây ninh đã có một đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ và đủ mạnh gồm 96 nhân viên chính thức, 14 nhân viên khoán, trong đó trình độ Đại học và sau Đại học trên 80%.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của BIDV Tây Ninh được cụ thể hoá qua biểu đồ sau:
(Nguồn: BIDV Tây Ninh)
Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức hiện tại của BIDV Tây Ninh
Hiện hoạt động cho vay XNK HNS do phòng KHDN của BIDV Tây Ninh đảm nhiệm.
Hoạt động tác nghiệp tài trợ thương mại trước đây do phòng GDKHDN đảm nhiệm tuy nhiên hiện tại hoạt động này cũng đã trực thuộc phòng KHDN.
GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC phụ trách khối quản lý khách hàng P.GIÁM ĐỐC phụ trách khối tác nghiệp P.KHDN P.KHCN PGD HÒA THÀNH P.GDKHDN P.GDKHCN P.TCHC P.TCKT P.QLRR P.KHTH P.DVKH&KQ P.QTTD PGD GÒ DẦU PGD TÂN BIÊN PGD TÂN CHÂU
2.1.3. Tình hình hoạt động chung
Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV trong thời gian từ 2011-2014, có thể khái quát thông qua bảng tính sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Tây Ninh từ 2011-2014 ĐVT: tỷ VND Chỉ tiêu 2011 2012 2012/2011 (%) 2013 2013/2012 (%) 2014 2014/2013 (%) Bình quân TĐTT3 (%)
Lợi nhuận trước thuế 29.97 49.56 65.37 44.86 -9.48 59.13 31.81 29.23
Huy động vốn cuối kỳ 1,515.59 2,013.04 32.82 2,065.10 2.59 2,367.45 14.64 16.68
Theo loại tiền 0.00
+ VND 1,486.23 1,986.34 33.65 2,034.24 2.41 2,346.02 15.33 17.13
+ USD 29.36 26.70 -9.06 30.86 15.58 21.43 -30.56 -8.01
Theo thời gian 0.00
+ Ngắn hạn 1,296.41 1,091.76 -15.79 1,005.39 -7.91 1,351.80 34.46 3.59
+ Trung hạn 219.18 921.28 320.33 1,059.71 15.03 1,015.65 -4.16 110.40
Theo đối tượng 0.00
+ TCKT 717.52 866.27 20.73 770.17 -11.09 853.93 10.88 6.84
+ Dân cư 798.07 1,126.53 41.16 1,263.83 12.19 1,477.70 16.92 23.42
+ ĐCTC 20.24 31.10 53.66 35.82 15.18 22.94
Dư nợ Tín dụng cuối kỳ 998.57 1,337.67 33.96 1,654.67 23.70 2,521.00 52.36 36.67
Dư nợ trung dài hạn/TDN (%) 21.79 16.22 -5.57 13.65 -2.57 10 -3.65 -3.93
Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 341.99 431.91 26.29 647.66 49.95 854.57 31.95 36.06 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.91 1.23 -0.68 1.41 0.18 1.11 -0.30 -0.27 Thị phần HĐV (%) 9.02 10.02 1.00 9.62 -0.40 9.67 0.05 0.22 Thị phần tín dụng (%) 6.59 8.51 1.92 8.67 0.16 10.89 2.22 1.43 Thu từ KDNT 1.92 1.23 -69.00 1.77 54.25 2.56 78.75 21.33 Thu từ dịch vụ TTTM 0.11653 0.38085 26.43 0.6645 28.37 0.9473 28.28 27.69
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Tây Ninh)
2.1.3.1. Lợi nhuận trước thuế
Trước tiên là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, vì đây là chỉ tiêu có thể đánh giá một cách tổng thể nhất tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Tây Ninh – ĐVT: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế BIDV Tây Ninh từ 2011-2014
Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy lợi nhuận trước thuế của BIDV Tây Ninh đã tăng trưởng tốt trong thời gian từ năm 2011-2014. Mặc dù năm 2013 lợi nhuận trước thuế có giảm 9.48% nhưng nhìn chung lợi nhuận trước thuế đã tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân là 29.23% trong giai đoạn từ 2011-2014.
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 giảm là do trần lãi suất cho vay liên tục giảm, bên cạnh đó tỷ lệ tiền gửi trung hạn ngày càng gia tăng, lãi suất thu về từ cho vay giảm trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả lãi tiền gửi cao đã huy động trước dẫn đến lợi nhuận giảm.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 đã tăng trưởng 97,3% so với năm 2011. Xét trong mối tương quan với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với 2011 của toàn hệ thống BIDV với tỷ lệ là 49.22%4 thì có thể thấy rằng lợi nhuận trước thuế của BIDV Tây Ninh đã tăng trưởng tốt so với mức bình quân của hệ thống BIDV. 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013 2014
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Tình hình huy động vốn của BIDV Tây Ninh trong giai đoạn từ 2011-2014 được cụ thể hoá qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Tây Ninh – ĐVT: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của BIDV từ 2011-2014
Nhìn vào biểu đồ 2.3 có thể thấy rằng huy động vốn của BIDV Tây Ninh tăng trưởng tốt trong thời gian 2011-2014 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19.16%, với nội dung cụ thể như sau:
+ Huy động vốn VND vẫn chiếm đa số với tỷ lệ huy động VND cuối kỳ/Tổng huy động vốn cuối kỳ từ năm 2011-2013 đều trên 98%. Tỷ lệ huy động vốn bằng USD thấp là do đặc trưng của địa bàn tỉnh Tây Ninh không có nhiều tập đoàn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực XNK, các tập đoàn nước ngoài trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài.
+ Xét về kỳ hạn thì tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn/tổng nguồn vốn huy động giảm mạnh, nhất là năm 2012 với tỷ lệ giảm là 31.3% (từ 85.54% xuống 54.23%),
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 Huy động vốn cuối kỳ + VND + USD + Ngắn hạn + Trung hạn + TCKT + Dân cư + ĐCTC
sau đó tiếp tục giảm 5.55% năm 2013, tuy nhiên sang năm 2014 lại tăng 8.41%. Huy động vốn ngắn hạn giảm là do trong thời gian này nhằm để kiềm chế lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà nước liên tục giảm trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay dẫn đến sự chuyển dịch tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn sang trung hạn.
+ Huy động vốn từ dân cư ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 23.42%, trong khi đó huy động vốn từ TCKT chỉ tăng trưởng bình quân 6.84% giai đoạn từ 2011-2014. Huy động vốn từ dân cư tăng là do định hướng của BIDV là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chính vì vậy mà huy động vốn dân cư rất được chú trọng. Bên cạnh đó, tốc độ huy động vốn từ TCKT thấp là do trên địa bàn tỉnh không có nhiều Cty hay doanh nghiệp lớn có nguồn vốn nhàn rỗi, tiền gửi chủ yếu đến từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức nhà nước mà trong thời gian qua giá mủ cao su liên tục giảm dẫn đến nguồn tiền gửi từ các Cty cao su quốc doanh giảm mạnh.
2.1.3.3. Hoạt động cho vay của BIDV Tây Ninh
Hoạt động cho vay của BIDV Tây Ninh trong thời gian 2011-2014 được cụ thể qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Tây Ninh – ĐVT: tỷ đồng)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 Dư nợ Tín dụng cuối kỳ Nợ xấu Nợ trung dài hạn Dư nợ bán lẻ cuối kỳ Expon. (Dư nợ Tín dụng cuối kỳ)
Nhìn vào biểu đồ 2.4 chúng ta có thể thấy rằng, dư nợ tín dụng của BIDV Tây Ninh giai đoạn 2011-2014 đã tăng trưởng tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân là: 36.67%. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2%, với tốc độ giảm bình quân trong 4 năm là 0.27%, nợ xấu năm 2014 ở mức 1.11%. Tỷ lệ nợ xấu giảm do thời gian qua BIDV Tây Ninh đã đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ xấu, và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Trong cơ cấu dư nợ của BIDV Tây Ninh giai đoạn 2011-2014 thì nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, nhìn vào biểu đồ 2.4 có thể thấy rằng nợ trung dài hạn ít biến động trong giai đoạn này. Tỷ lệ nợ trung dài hạn của BIDV Tây Ninh thấp hơn nhiều mức bình quân của toàn hệ thống (gần 50% dư nợ là nợ vay trung hạn), lý do là tại Tây Ninh không có nhiều dự án đầu tư lớn như: thuỷ điện hay đóng tàu, xây dựng cầu đường với số vốn lớn nên hoạt động cho vay đầu tư dự án, cho vay trung hạn thấp.
Ngoài ra nhìn vào biểu đồ 2.4 có thể thấy rằng dư nợ bán lẻ của BIDV Tây Ninh tăng trưởng tốt, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2014 là