IV. Các tiền đề cơ sở cho việc nghiên cứu
4. Năng lực các Nhà máy đóng sửa chữa tàu
− Đối với các gam tàu vận tải <5.000DWT phục vụ các tuyến vận tải nội địa chủ yếu do tư nhân đảm nhận đủđáp ứng cho nhu cầu trong nước.
− Đối với các gam tàu >5.000DWT phục vụ nhu cầu bổ sung, thay thế cho đội tàu quốc gia và xuất khẩu chủ yếu do các đơn vị thuộc Vinashin đảm nhận. Tổng công suất thiết kế các Nhà máy khoảng 2,6 triệu DWT/năm; năng lực thực tế đạt 800.000 – 1.000.000 DWT/năm (31 – 39% công suất thiết kế), trong đó đảm nhận 50% nhu cầu trong nước (300.000 - 400.000DWT/năm); xuất khẩu 500.000 – 600.000DWT/năm chiếm 0,3 – 0,4% thị phần đóng tàu thế giới.
− Hầu hết các công trình nâng hạ thủy của ngành CNTTVN phục vụ đóng mới nên Năng lực sửa chữa toàn ngành hiện chỉ đáp ứng được 41,7÷ 46% nhu cầu sửa chữa
đội tàu quốc gia; số tàu còn lại phải thực hiện sửa chữa nước ngoài hoặc không thực hiện đầy đủ chếđộ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo quy định làm cho tình trạng tàu Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài tăng cao. Tổng chi phí sửa chữa nước ngoài năm 2010 dự tính khoảng 75 triệu USD (Petro VN: 25 triệu, Vinalines: 30 triệu, Khác: 20 triệu).
các đơn vị quốc phòng (189, Hồng Hà, X46, Sông Thu, Ba Son…) đã đóng mới được tàu kéo, lai dắt, tàu công trình đủ phục vụ trong nước; gia công một số tàu cao tốc vỏ
nhôm, tìm kiếm cứu nạn, tàu dịch vụ phục vụ trong nước và xuất khẩu; đảm nhận
đóng mới, sửa chữa một số gam tàu quân sự.
− Về nguyên nhân các chủ tàu trong nước trong thời gian qua vẫn mua tàu nước ngoài: Do ngành CNTT Việt Nam không thực hiện đóng mới tất cả các gam tàu, mặt khác kế
hoạch phát triển đội tàu của các doanh nghiệp vận tải tùy thuộc điều kiện kinh doanh thực tế và thường tranh thủđầu tư tàu (chủ yếu là các tàu đã qua sử dụng) khi giá tàu quốc tế giảm nhằm giảm chi phí đầu tư, do vậy trong đểđáp ứng nhu cầu vận tải biển, các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục mua một số loại tàu đểđáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh
Việc đầu tư các nhà máy dàn trải, trang thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa thấp; trình độ công nghệ sản xuất còn hạn chế, hao phí vật tư lớn; các ngành công nghiệp phụ trợ như luyện kim, thép, chế tạo máy hầu như chưa có, toàn bộ vật tư
chính cho đóng tàu phải nhập khẩu làm giảm tính chủ động và cạnh tranh của ngành CNTT VN, dẫn đến hiệu quả và năng suất đóng mới, đặc biệt là gam tàu xuất khẩu so với khu vực và thế giới còn thấp.