Các biện pháp giảm thiểu

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 86)

1. Giảm thiểu do xây dựng và hoạt động nhà máy

Nước thải trên bờ gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Lượng nước thải sinh hoạt trên bờ và mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào qui mô nhà máy và lượng công nhân. Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm là các hợp chất hữu cơ, muối dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sản xuất thường chứa dầu mỡ và một số tạp chất lơ lửng, kim loại... Các loại nước nhiễm dầu có lưu lượng và mức độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ vệ sinh khu vực, chếđộ khí hậu khu vực, ý thức người sản xuất và mức độ các sự cố...

Nước thải từ tàu bao gồm nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh rửa tàu, nước dầm tàu, nước lacanh. Nước thải từ tàu thường bị nhiễm dầu và các hóa chất bẩn khác

Các biện pháp xử lí

Để xử lí nước thải có hiệu quả, chọn lựa phương pháp phù hợp, bước đầu tiên cần phải tiến hành là điều tra, phân tích xác định số lượng, thành phần, tính chất của loại nước thải cần xử lí. Mỗi loại nước thải khác nhau có thành phần vật chất khác nhau, do vậy có nhiều phương pháp xử lí nước sạch khác nhau :

− Làm sạch cơ học : Kĩ thuật được áp dụng là lọc (qua lưới lọc kim loại, vải hay vật liệu hạt) và xây bể lắng để tách các chất lơ lửng, huyền phù

− Làm sạch hóa lý : Phương pháp này có thể loại bỏ được 80 ÷ 90% lượng chất huyền phù trong nước thải, thích ứng với sự thay đổi thành phần nước thải. Phương pháp này giá thành cao, sử dụng nhiều hóa chất dẫn đến số lượng cặn lắng quá lớn. Các kĩ

thuật sử dụng là đông tụ, trung hòa ô xy hóa - khử ly tâm

− Làm sạch sinh học : Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi, gồm 2 phương pháp là làm sạch bằng phương pháp sinh học nhân tạo và làm sạch sinh học trong điều kiện tự nhiên (hồ sinh học)

Xử lí nước thải sinh hoạt

Để xử lí nước thải sinh hoạt, phương pháp thông dụng, có hiệu quả là phương pháp làm sạch sinh học. Tùy theo khối lượng nước thải, tính chất và điều kiện mặt bằng mà lựa chọn một trong 2 phương pháp sau đây :

Phương pháp làm sạch sinh học nhân tạo

Phương pháp này được chia thành 2 loại chính : Loại công trình mà các sinh khối (bùn hoạt tính) ở trạng thái lơ lửng. Đó là kiểu aeroten. Loại công trình trong đó các sinh

khối được dính bám trên các giá thể, chẳng hạn như bể lọc sinh học, đĩa quay sinh học. Hệ thống thiết bị có thể là 2 hoặc 3 pha. Quá trình xử lí có thể là hiếm khí, kị khí hoặc nghèo khí. Phương pháp này thường được áp dụng cho các nhà máy xử lí nước thải, tiết kiệm được năng lượng, nhưng chi phí cao

Phương pháp làm sạch sinh học trong điều kiện tự nhiên

Phương pháp này rất thích hợp với các nước đang phát triển có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Trong số những công trình làm sạch trong điều kiện tự nhiên thì hồ sinh học

được áp dụng rộng rãi hơn cả. Công trình hồ sinh học không cần vốn đầu tư lớn, vận hành đơn giản, có thể kết hợp với việc nuôi trồng thủy sản, nhưng phương pháp này cần diện tích mặt bằng lớn

Đối với nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cụm dân cư, phương pháp bể tự

hoại được áp dụng rất rộng rãi

Xử lí nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp được phân thành các nhóm nước thải rất bẩn, đậm đặc, loãng, ít bẩn, nước qui ước là sạch : dung dịch công nghệ nguyên thể, nước dùng lại hay dùng trong hệ thống tuần hoàn. Khối nước thải này là một hỗn hợp phức tạp, vì vậy trước khi lựa chọn giải pháp xử lí phải tiến hành tìm hiểu, khảo sát về công nghệ sản xuất, khối lượng và thành phần chủ yếu của nó

− Nước thải có chứa các vật lơ lửng, huyền phù nên sử dụng phương pháp lọc, lắng và keo tụ. Nước sau khi xử lí được kiểm tra các thông số cần thiết, đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép, nếu đạt yêu cầu mới được xả ra biển

− Nước thải có dầu :

+ Nước thải có dầu trên bờ : Nước thải có dầu phải được thu gom, đưa qua hệ

thống phân li để tách dầu trước khi xả ra biển. Phương pháp sử dụng là phương pháp lắng. Trong nhà máy phải có hệ thống phân li và có bể thu gom dầu cặn. Lượng dầu thu gom đem tái chếđể sử dụng làm nhiên liệu, căn dầu đem chôn lấp + Nước dầu tàu, nước lacanh nhiễm dầu trên tàu : Việc xử li phải tuân theo Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra MARPOL 73/78 : Tất cả nước thải có chứa dầu trên tàu biển phải được giữ lại để xử lí trên bờ hoặc phải cho qua thiết bị

được đổ ra biển). Dầu cặn được thu gom và đưa vào thiết bị tiếp nhận của nhà máy để

tiến hành xử lí trên bờ

Sơđồ quá trình công nghệ xử lí nước lẫn dầu tại nhà máy được mô tả trên hình vẽ

sau:

(2). Khống chế ô nhiễm chất thải rắn

Các nguồn chất thải rắn trong khu vực nhà máy bao gồm : − Rác, phế liệu trên tàu và các nhà xưởng

− Rác thải từ các nhà máy trong quá trình hoạt động : hạt phun làm sạch tàu, phoi vụn, tạp chất đất đèn...

− Rác thải trong sinh hoạt thủy thủ, công nhân tại nhà máy − Cặn lắng từ các hệ thống xử lí nước thải

− Cặn dầu thải

(3). Khống chế ô nhiễm do tàu ra vào hoạt động tại nhà máy

Trong quá trình hoạt động khai thác, nhà máy cần phối hợp hệ thống kiểm soát, theo dõi cảnh báo sự cố gây ô nhiễm của tàu bè hoạt động tại khu vực cảng và nhà máy. Hệ thống này có thể kết hợp với hệ thống trạm monitring quốc gia về môi trường biển (trụ sở chính đặt tại Đồ Sơn - Hải Phòng) và các lực lượng bộ đội biên phòng ven biển, lực lượng hải quân để tăng thêm tính hiệu quả

Trong mỗi nhà máy cần có một đội chuyên trách giám sát môi trường nằm trong ban quản lí cảng khu vực (Cảng vụ). Đội này được trang bị các phương tiện kĩ thuật cần thiết và được huấn luyện làm nhiệm vụ kiểm tra, cảnh báo và xử lí các sự cố gây ô nhiễm,

đặc biệt là các sự cố rò rỉ, tràn dầu. Công việc giám sát, kiểm tra hoạt động của tàu thuyền liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường được giao cho đội đặc nhiệm này. Các qui định về phòng chống dầu tràn của luật MARPOL 73/78 cần được áp dụng trong việc quản lí nhà máy, cảng và kiểm tra tàu

Việc dẫn dắt tàu ra vào nhà máy phải đảm bảo an toàn. Các tàu ra vào nhà máy phải tuân thủ các luật lệ, qui định trong bộ luật hàng hải Việt Nam; phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định pháp luật của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt

Nam kí kết, tham gia hoặc công nhận có liên quan đến việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại vùng nước nhà máy sửa chữa, đóng tàu và các khu vực hàng hải Việt Nam

(4). Lập kế hoạch ứng cứu và trang bị kĩ thuật xử lí sự cố tràn dầu

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu trở nên nghiêm trọng và rất

đáng quan tâm trong vùng biển Việt Nam. Các nhà máy sửa chữa đóng tàu phải lập kế

hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu khi hoạt động khai thác trong khu vực quản lí của nhà máy :

− Xây dựng mô hình dự báo lan truyền khi có sự cố

− Xác định các khu vực cần ưu tiên để bảo vệ

− Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc, giám sát, báo động

− Lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương và trung ương

đóng trên địa bàn để kiểm tra vết dầu; phối hợp, xử lí, giảm thiểu tác động của dầu tràn đối với môi trường khu vực

− Tại mỗi nhà máy phải được trang bị các trang thiết bị kĩ thuật ứng cứu sự cố tràn dầu gồm :

+ Hệ thống phao nổi ngăn dầu + Tàu thuyền để xử lí dầu loang

+ Các loại hóa chất cần thiết như các chất hấp thụ dầu, tẩy rửa dầu

+ Các dụng cụ để gom dầu trên bờ như cuốc, xẻng, xe tải... và các trang bị bảo hộ

cho người thu dọn dầu loang (ủng, găng tay, quần áo bảo hộ...) (5). Khống chế ô nhiễm không khí

− Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo hành đạt các tiêu chuẩn kĩ thuật tất cả các máy móc tại nhà máy

− Những nơi phát ra tiếng ồn cao như các khu vực thử động cơ, chạy máy phát điện, nén khí, cưa, cắt kim loại... phải xây dựng tường bao cách âm. Các động cơ máy móc hoạt động trong nhà máy phát ra tiếng ồn lớn phải lắp đặt các ống giảm thanh

− Hệ thống đường bãi và đi lại trong nhà máy phải rải nhựa, đổ bê tông, có hệ thống thoát nước tốt, hai bên đường trồng cây xanh để ngăn bụi, chống ồn

− Trong nhà máy cần bố trí các khoảng trống trồng cây xanh tạo bóng mát, xây dựng công viên, chống ồn, chống bụi, điều hòa vi khí hậu cho các phân xưởng, diện tích cây xanh chiếm khoảng 5 ÷ 10% diện tích mặt bằng

(6). Quản lí và xử lí chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt

Rác thải công nghiệp là các chất thải trong quá trình sản xuất của nhà máy. Các chất thải đó có thể là sản phẩm hư hỏng, bao bì, kim loại thừa, gỗ, giấy, chất hữu cơ dễ

phân hủy... Các chất thải này phải tuân thủ nguyên tắc :

− Không đổ trực tiếp ra vùng nước tại khu vực nhà máy hoặc thu gom thành đống trong nhà máy

− Phải chuyên chở ra khỏi nhà máy, tập trung để tái chế, xử lí tại nơi qui định, tránh đốt bỏ gây ô nhiễm không khí

Rác thải sinh hoạt được xử lí theo các biện pháp sau :

− Thu gom bằng các thùng đựng rác kín, tập trung tại từng địa điểm, hàng ngày chuyển ra khỏi nhà máy để xử lí và chế biến. Không được thải trực tiếp ra nhà máy hoặc đổ

rác thành từng đống lớn trong hoặc gần nhà máy

− Kết hợp với các công ty môi trường địa phương tiến hành xử lí rác thải, tái chế thành phân bón

− Có các biện pháp thu gom rác thải của tất cả các tàu thuyền trong khu vực nhà máy để đưa về trung tâm xử lí rác

− Phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn rõ ràng cho mọi người và các tàu thuyền tuân thủđúng nội qui đổ rác thải

(7). Vệ sinh lao động

Khí hậu trong sạch, môi trường thoáng mát, không ô nhiễm bụi, tiếng ồn là yêu cầu quan trọng bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Trong các nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau :

− Môi trường lao động của công nhân luôn được kiểm tra về chất lượng không khí, không để người công nhân làm việc trong môi trường bụi, khí độc, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng, tiếng ồn lớn. Khi có môi trường độc hại phải có biện pháp xử lí kịp thời

− Các vị trí làm việc phải sạch, đẹp, thoải mái, đủ nước, ánh sáng, có điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh sinh hoạt tốt. Những nơi có khí độc, nóng phải bố trí đủ quạt thông gió

− Nước sạch phải được cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho người lao động để vệ

sinh cá nhân và đủ nước sử dụng trong quá trình làm việc − Có các khu nhà nghỉ ngơi, ăn ca cho công nhân viên

− Có trang thiết bị bảo hiểm, vệ sinh lao động đảm bảo an toàn cho người lao động. Có hệ thống y tế giám sát bảo vệ sức khỏe và chữa trị kịp thời những bệnh nghề nghiệp

(8). Phòng, chữa cháy

Để phòng cháy, chữa cháy, các nhà máy cần có các biện pháp sau :

− Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp có xe cứu hỏa, thường trực phòng cháy, kiểm tra an toàn, kiểm tra hiệu lực của các phương tiện, thiết bị phòng chữa cháy. Bộ phận nghiệp dư có thể tham gia chữa cháy khi có sự cố

− Tổ chức tập huấn các đội phòng chữa cháy, kết hợp với phòng cháy, chữa cháy của các thành phố, xí nghiệp trong khu vực. Xây dựng lực lượng, mua sắm máy móc, phương tiện phòng cháy

− Tất cả các kho tàng, phân xưởng sửa chữa và trên tàu đều phải có các nguồn nước đủ

chữa cháy kịp thời, ổn định và thường xuyên có nước

− Tổ chức hệ thống báo động nhanh, tự động trong các nhà máy, phân xưởng, trạm cung cấp ô xy, khí axetylen, xăng dầu...

(9). Hệ thống chống sét

Xây dựng hệ thống chống sét trên tất cả các nhà cao tầng, cột đèn, cần cẩu cao, tháp nước... Hệ thống máy móc thiết bị hoạt động trong nhà máy phải được tiếp đất 100% theo Qui định 76.VT/QĐ ngày 2.3.1983 của Bộ Vật tư. Hệ thống chống sét cho các kho vật tư xăng dầu, trạm ô xy, axetylen, khí nén... phải được xây dựng hệ thống đặc biệt theo qui phạm an toàn liên bộ 1969

2. Giám sát và quản lí môi trường

− Mỗi nhà máy tùy theo qui mô mà lập một thành phần quản lí môi trường nhằm mục

− Tình trạng môi trường của dự án sẽđược thường xuyên theo dõi, lưu trữ số liệu trong suốt thời gian hoạt động dự án. Kết hợp với các cơ quan quản lí môi trường địa phương để làm tốt công tác quan trắc và xử lí số liệu

− Cục Môi trường Quốc gia thông qua hệ thống các cơ sở khoa học, công nghệ và môi trường các địa phương có nhà máy và cảng vụ tổ chức thực hiện việc giám sát môi trường vùng dự án

(1). Giám sát quá trình thi công Bao gồm :

− Giám sát thiết kế kĩ thuật khu vực nhà máy cụ thể, cơ sở hạ tầng, đường xá, hệ thống kho tàng, nhà xưởng, hệ thống xử lí chất thải đúng như dự án khả thi đã yêu cầu − Hệ thống xử lí chất thải phải bao gồm các bể lắng, hố ga và các bể gom nước thải, hệ

thống chống ồn, rung, hệ thống thu gom rác. Các hệ thống này phải có công suất thích

ứng và đủ khả năng xử lí toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và giảm tối thiểu ô nhiễm biển, không khí và đất đến mức cho phép

− Các thiết bị mua theo dự án cần kiểm tra chất lượng của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, đảm bảo tính năng kĩ thuật và độ an toàn như công suất thiết kế kết hợp đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng thành thạo

− Giám sát việc phá hủy các môi trường sống, thu hẹp không gian ven bờ của các thủy sinh vật và khả năng suy thoái môi sinh trong suốt quá trình thi công công trình

(2). Giám sát quá trình hoạt động dự án

Giám sát ô nhiễm không khí : Chất lượng không khí bên trong và bên ngoài các xưởng ở một khu vực nhà máy phải được giám sát để đánh giá mức độ ô nhiễm :

− Các thông số giám sát : bụi tổng số, bụi mặn, SO2, NO3, Hydrocacbon, chì, tiếng ồn và độ rung

− Các vị trí giám sát : Trong khu vực nhà máy gồm 4 điểm, khu lân cận 3 điểm

− Tần suất giám sát : 3 lần/năm (mùa mưa, khô và chuyển tiếp), nếu có điều kiện thì mỗi tháng tiến hành 1 lần vào giờ sản xuất cao điểm

Giám sát ô nhiễm nguồn nước : Nước thải qua xử lí trước khi đổ ra biển cần được

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)