Quản lý quy hoạch

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 100 - 102)

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao:

− Bộ GTVT quản lý quy hoạch; giao Cục HHVN căn cứ quy hoạch để xem xét thỏa thuận với các dự án đầu tư cụ thể theo quy hoạch được duyệt. Đối với các gam tàu <5.000DWT có chủ trương xã hội hóa, UBND tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, lấy ý kiến thỏa thuận của Bộ GTVT trước khi phê duyệt.

− Bộ GTVT chỉ đạo Tập đoàn CNTTVN, các Tập đoàn và Tổng công ty liên quan có CNTT lập đề án phát triển các cơ sở CNTT theo các giai đoạn đến 2015, 2020 trình Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt. Đối với các cơ sở tiềm năng, Cục HHVN phối hợp với UBND tỉnh, thành phố liên quan nghiên cứu trình Bộ GTVT xem xét thỏa thuận quy hoạch chi tiết vào thời điểm thích hợp. Cục đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu đề

xuất giải pháp, cơ chế hỗ trợđể phát triển thành tổ chức đăng kiểm quốc tế.

− Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, Ngành khác xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có các nhà máy tham gia phục vụ CNTT trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu ban hành hoặc trình Thủ tướng

Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước.

− Bộ Tài Chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các chính sách tài chính nhằm khuyến khích phát triển ngành CNTT Việt Nam; phối hợp với ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển ngành CNTT Việt Nam theo quy hoạch.

− Bộ Khoa học – Công nghệ nghiên cứu chính sách triển phát triển, chuyển giao công nghệ đóng, sửa chữa tàu, khuyến khích nhập các thiết bị, phần mềm chuyên dùng phục vụ ngành CNTT; Chỉ đạo Tập đoàn CNTT VN đầu tư trung tâm nghiên cứu, bể

thử mô hình tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Hòa Lạc theo chương trình trọng điểm quốc gia.

− Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì lập đề án chi tiết phát triển hệ thống các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy sản theo hướng xã hội hóa sản phẩm này.

− Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ GTVT, Bộ Công Thương nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ đại học, sau đại học và công nhân kỹ thuật cho ngành CNTT trong và ngoài nước; đồng thời chỉ đạo các trường xây dựng và hoàn chỉnh chương trình, nội dung

đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho ngành CNTT theo quy hoạch này. − UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương phối hợp Bộ GTVT, Bộ Tài

nguyên & Môi trường lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các nhà máy trong quy hoạch nhằm dành và quản lý quỹđất đảm bảo phát triển các nhà máy theo quy hoạch.

PHẦN VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Quy hoạch tổng thể hệ thống CNTT Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030 đã

đánh giá đầy đủ thực trạng hệ thống các nhà máy đóng, sửa chữa tàu và ngành công nghiệp phụ trợ trong cả nước (bao gồm các nhà máy trong Tập đoàn CNTT Việt Nam, các địa phương, ngành khác); Dự án đã cập nhật dự báo nhu cầu đóng - sửa chữa tàu thủy trong giai đoạn tới, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển KTXH trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn đến năm 2020 và 2030; đồng thời Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CNTT Việt Nam đã tuân thủ và cụ thể hoá được chiến lược phát triển GTVT, quy hoạch các ngành, địa phương; quy hoạch hệ thống các nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển không gian đô thị các địa phương và chiến lược phát triển KTXH của cả nước.

Quy hoạch tổng thể hệ thống CNTT Việt Nam lần này vẫn bám sát chiến lược biển Việt Nam và cập nhật, điều chỉnh một số quy mô cho phù hợp với thực tiễn phát triển. Với Quy hoạch này, khi triển khai thực hiện đến năm 2020 sẽđáp ứng được nhu cầu sửa chữa đội tàu trong nước, bổ sung đội tàu quốc gia và xuất khẩu được khoảng 1,5 triệu tấn trọng tải tàu/năm (chưa bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hợp đồng đóng tàu từ công ty mẹ).

Trên đây là những nội dung cơ bản của Quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNTT Việt Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030, Bộ GTVT kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt để có cơ sở thống nhất quản lí xây dựng phát triển hệ thống nhà máy đóng - sửa chữa tàu trong giai đoạn tới./.

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)