− Toàn ngành CNTT Việt Nam có gần 100.000 người (quy hoạch là 36.000 người), trong đó tập đoàn CNTT có 43.797 lao động (năm 2008 khoảng 70.000 lao động). Tuy nhiên trình độ, năng suất lao động còn thấp so với các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ
− Công tác nghiên cứu thiết kế: đã thiết kế được phần công nghệ, bước đầu thực hiện
được một phần thiết kế kỹ thuật cho các tàu 58.000 tấn, 115.000 tấn. Tuy vậy cơ sở
vật chất vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu các phần mềm thiết kế chuyên dụng, chưa có bể
thử mô hình tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong khi đó bể thử là thiết bị hết sức quan trọng có tính chất quyết định chất lượng, kĩ thuật thiết kế cho các chủng loại tàu mới.
− Cục Đăng kiểm Việt Nam là thành viên sáng lập của Hiệp hội các tổ chức đăng kiểm Châu Á (ACS), thành viên của Hiệp hội các tổ chức giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu quốc tế (OTHK) và có mối quan hệ hợp tác song phương với tất cả các thành viên của Hiệp hội phân cấp Quốc tế (IACS) trên cơ sở những thoả thuận đã ký, đây cũng là
điều kiện thuận lợi cho việc xét duyệt, phân cấp các tàu có trọng tải lớn và tàu xuất khẩu.
− Công tác đào tạo: ngoài các trường Đại Học: Bách khoa, Hàng Hải, Giao Thông và các trường nghiệp vụ GTVT, Vinashin có các cơ sở đào kỹ thuật nghiệp vụ và trung cấp nghề với năng lực đào tạo 8.000 – 11.000 lao động trung, sơ cấp đủđáp ứng về số
lượng, song chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành; chưa đào tạo được đội ngũ maketing, quản trị nhà máy; điều hành dự án cho cán bộ, kỹ sư quản lý các dự án