Các tác động tiềm tàng

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 76 - 77)

I. Các tác động môi trường chủ yếu của dự án

1. Các tác động tiềm tàng

Bao gồm toàn bộ tiềm năng của các tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội của đất nước, bao gồm 2 nhóm tác động tích cực và tiêu cực sau :

1.1. Các tác động tích cc

− Là ngành dịch vụ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển đội tàu quốc gia, ngành kinh tế vận tải biển; tăng khả năng phục vụ và khép kín dịch vụ hàng hải tại khu vực, tăng tính hấp dẫn cảng

− Tạo ra một nền sản xuất kinh tế có điều kiện tăng thu ngoại tệ khi sửa chữa và đóng tàu xuất khẩu; giảm chi ngoại tệđội tàu quốc gia khi sửa chữa và mua tàu nước ngoài. Do đó hiệu quả thu được từ kinh tế dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu biển khá cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước

− Thúc đẩy một số ngành kinh tế dịch vụ, cung ứng khác cùng phát triển như công nghiệp luyện cán thép, cung ứng vật tư, điện, nước, điện tử viễn thông, dịch vụ hàng hải...

− Góp phần hình thành và phát triển đô thị, trung tâm kinh tế ven biển toàn quốc, tạo ra các hành lang phát triển kinh tế biển, các khu công nghiệp mới dọc ven biển nước ta − Tăng cường công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ bờ biển, kiểm soát tài nguyên biển;

góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải và hàng nghìn hòn đảo ven bờ và biển của nước ta

1.2. Các tác động tiêu cc

Trong quá trình xây dựng và hoạt động của các nhà máy sau này, nếu không quan tâm đầy đủ mọi mặt để bảo vệ môi trường thật tốt thì các tác động tiêu cực sau đây có thể

− Thay đổi, hủy hoại các cảnh quan tự nhiên ven biển bao gồm các cảnh quan nhìn thấy trên bề mặt (rừng ngập mặn) và đáy ngầm của biển (rạn san hô). Sự thay đổi này đã phá hủy môi trường sống của sinh vật biển, phá hủy các hệ sinh thái : vùng triều cửa sông, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô...

− Làm thay đổi vi khí hậu trong các khu vực xây dựng nhà máy do thay đổi cảnh quan tự nhiên vốn sẵn thích nghi, phù hợp với vi khí hậu của khu vực, chuyển thành cảnh quan nhân tạo bao gồm các nhà xưởng, âu đà, cầu tàu, tàu thuyền và việc thải một khối lượng lớn bụi, rác trong quá trình sản xuất... Sự thay đổi vi khí hậu có thể suy giảm chất lượng không khí : tăng cao nhiệt độ, bụi khí, có nhiều khí độc, độẩm, mưa, giông, lốc...

− Ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực nhà máy và hệ thống đường giao thông vào nhà máy bởi hệ thống đường bị bụi bẩn, gió thổi bụi, bốc hơi... khu vực dễ

bị ô nhiễm không khí là các phân xưởng làm sạch gỉ, sơn tôn sắt thép, phân xưởng trang trí, phân xưởng máy...

− Ô nhiễm môi trường đất và nước biển của hệ thống nhà máy sửa chữa đóng mới bởi các chất thải rắn và nước thải từ các nhà máy. Khi xây dựng và các hoạt động sau này, các nhà máy luôn thải ra một khối lượng rất lớn các chất thải rắn và nước thải do hai nguồn : chất thải công nghiệp do hoạt động sản xuất tại các nhà máy và chất thải sinh hoạt do hoạt động của con người trong quá trình vận hành, hoạt động của nhà máy − Sự hoạt động của hệ thống nhà máy gây ô nhiễm môi trường hoặc đe dọa xảy ra sự cố

môi trường sẽ gây phương hại đến một loạt các phương thức sản xuất, ngành nghề đang hoạt động tại các khu vực của nhà máy. Các ngành kinh tế bị đe dọa lớn là kinh tế nuôi trồng hải sản, khai thác hải sản tự nhiên và du lịch

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)