Xu thế chuyển dịch ngành CNTT giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới:

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 44 - 46)

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU

1.2.Xu thế chuyển dịch ngành CNTT giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới:

Trong thập kỷ 80 trở lại đây, ngành đóng tàu thế giới đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các nước châu Âu sang châu Á, quá trình chuyển dịch mạnh mẽ vào cuối những năm 80 để đến đầu những năm 90 các trung tâm đóng tàu đã dịch chuyển hoàn toàn từ Châu Âu sang Châu Á. Trong nội bộ các quốc gia châu Á cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ những nước phát triển (Nhật Bản) chuyển sang Hàn Quốc và Trung Quốc. Chi tiết quá trình dịch chuyển thay đổi thị phần đóng tàu giữa các quốc gia được trình bầy trong phụ lục. Xu thế chuyển dịch ngành CNTT giữa các quốc gia được khái quát như sau:

Qua biểu đồ xu thế dịch chuyển ngành CNTT giữ các quốc gia có thể thấy quy luật chung của quá trình dịch chuyển là ngành CNTT chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Chu kỳ dịch chuyển ngành CNTT của một quốc gia bao gồm quá trình tiếp nhận dịch chuyển, xây dựng hạ tầng và tăng thị phần đóng mới -> quá trình bão hòa (duy trì vị thế và sản lượng) -> quá trình dịch chuyển, giảm sản lượng và xuất khẩu công nghệđóng tàu ra khỏi quốc gia.

− Ở các quốc gia Châu Âu, quá trình chuyển dịch xảy ra khá chậm, Anh Quốc Là Quốc gia mạnh nhất về đóng tàu giai đoạn cuối TK19, chiếm 80% sản lượng tàu trên thế

giới. Sang TK20, thị phần đóng tàu Anh Quốc giảm dần từ 35,4% (1920) xuống 0,82% (1990).

− Ở Nhật Bản, quá trình xây dựng và phát triển kéo dài khoảng 45 năm, từ 1920 – 1965 với thị phần tăng trưởng từ 5,2% lên 44%; quá trình bão hòa, duy trì vị thế và sản lượng đứng đầu thế giới kéo dài trong 30 năm (1960 – 1990) và bắt đầu quá trình dịch

chuyển, giảm sản lượng và xuất khẩu công nghệ đóng tàu ra khỏi quốc gia để đến năm 2008 còn chiếm 4% thị phần đóng tàu thế giới.

− Tại Hàn Quốc, quá trình xây dựng và phát triển kéo dài khoảng 23 năm, từ 1970 – 1993 với thị phần tăng trưởng từ 1,5% lên 45,5% (năm 1993 Hàn Quốc có sản lượng

đóng tàu đứng đầu thế giới); quá trình bão hòa, duy trì vị thế và sản lượng đứng đầu thế giới dự kiến kéo dài trong 20 năm (năm 2010, Trung Quốc đứng đầu về trọng tải tàu, đứng thứ 2 về sản lượng, dự kiến đến năm 2013 sẽ đứng đầu thế giới về sản lượng đóng tàu) và bắt đầu quá trình dịch chuyển, giảm sản lượng và xuất khẩu công nghệđóng tàu ra khỏi quốc gia từ năm 2013.

− Tại Trung Quốc, quá trình xây dựng và phát triển kéo dài khoảng 20 năm, từ 1990 – 2012 với thị phần tăng trưởng từ 1% lên 45% (6 tháng năm 2010 trung quốc chiếm 41% và đứng đầu thế giới về tấn trọng tải tàu xuất khẩu, đứng thứ 2 thế giới về doanh thu).

Ngành CNTT Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ từ năm 2002, đến nay mới được 8 năm, nếu theo quy luật của các nước thì quá trình đầu tư kết cấu hạ tầng cho ngành cần kéo dài khoảng 20 năm (kết thúc sau năm 2020), quá trình duy trì sản lượng kéo dài khoảng 15 năm (sau năm 2040) sau đó mới có thể dịch chuyển, giảm dần sản lượng và nâng cao giá trị xuất khẩu, công nghệ.

Thực trạng phát triển ngành CNTT của các quốc gia đứng đầu về đóng tàu được khái quát như sau:

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 44 - 46)