Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 53 - 54)

II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG ĐÓNG TÀU XUẤT KHẨU

2. Phân tích yếu tố môi truờng cạnh tranh sản phẩm đóng mới, sửa chữa tàu

2.4. Bài học rút ra cho Việt Nam

Để có thế nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đóng tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì trước hết Việt Nam cần tận dụng tốt xu thế chuyển dịch của ngành

đóng tàu thế giới từ Châu Âu và Bắc Mỹ về Châu Á cùng với những tiềm năng sẵn có của đất nước (về vị trí địa lý và nguồn nhân công) trong việc phát triển ngành này. Đây là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi sự đầu tư lớn nên sự giúp đỡ của Chính phủ trong thời gian ban đầu là hết sức cần thiết bao gồm các chính sách hỗ trợ về vốn cho đầu tư

phát triển, các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu cũng như các biện pháp kích cầu. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường hợp tác với các quốc gia mạnh về ngành đóng tàu ở

Châu Âu nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn cũng như chuyển giao công nghệ. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững đối với ngành đóng tàu. Trên cơ sở đó, Việt Nam nên đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp đóng vai trò làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu, giảm bớt sự

phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài và tận dụng được lợi thế về quy mô do ngành mang lại. Không những thếđó còn là nơi xây dựng các cảng biển là nơi tập trung và luân chuyển hàng hoá tạo đà phát triển cho ngành vận tải biển. Một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao như đóng tàu cũng đòi hỏi nguồn nhân lực với chất lượng tương xứng. Vì

vậy, đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.

Một phần của tài liệu QH cong nghiep tau thuy (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)